Luận Văn Điều tra tình hình nuôi xen ghép một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại thị xã Hương T

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1
    1.1.Tính cấp thiết của đề tài. 1
    1.2. Mục tiêu đề tài 1
    Phần 2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Tình hình NTTS trên Thế Giới 3
    2.2. Tình hình NTTS ở Việt Nam 5
    2.3. Tình hình nuôi xen ghép ở Thừa Thiên Huế 9
    PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 11
    3.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu 11
    3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 11
    3.1.2. Địa điểm nghiên cứu 11
    3.1.3. Thời gian nghiên cứu 11
    3.2. Nội dung nghiên cứu 12
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 12
    3.3.1. Phương pháp điều tra 12
    3.3.2. Phương pháp thống kê tổng hợp. 13
    PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 14
    4.1. Điều kiện tự nhiên thị xã Hương Trà 14
    4.2.Đặc điểm địa bàn. 15
    4.3. Lao động tham gia NTTS 16
    4.4. Đánh giá hiện trạng NTTS của 2 xã Hương Phong và Hải Dương 20
    4.4.1. Diện tích NTTS từ năm 2009 đến năm 2012 20
    4.4.2. Loại hình nuôi 21
    4.5. Sản lượng NTTS giai đoạn 2009-2012 21
    4.6. Quản lý kỹ thuật 23
    4.6.1. Tình hình cải tạo ao của 2 xã Hương Phong và Hải Dương 23
    4.6.2. Chất lượng nguồn nước 24
    4.7. Đối tượng nuôi, thời vụ và mật độ thả nuôi 26
    4.7.1. Đối tượng nuôi 26
    4.7.2. Nguồn giống 29
    4.8. Thời vụ, mật độ, thả giống 29
    4.9. Quản lý ao nuôi 30
    4.9.1. Thức ăn 30
    4.9.2. Biện pháp quản lý ao nuôi 32
    4.10. Tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng trừ 32
    4.10.1. Nguyên tắc chung 32
    4.10.2. Một số bệnh thường gặp 34
    4.11. Định hướng phát triển NTTS bền vững trong những năm tới 35
    Phần 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
    5.1.Kết Luận 36
    5.2. Kiến Nghị 36
    PHẦN 6.TÀI LIỆU THAM KHẢO 38


    PHẦN 1.
    MỞ ĐẦU


    1.1.Tính cấp thiết của đề tài.
    Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành sản xuất động thực vật thuỷ sinh trong điều kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát, hoặc như người ta vẫn thường nói, nuôi trồng thuỷ sản là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước.Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản đề cập đến cả các hoạt động trong môi trường nước mặn, nước ngọt và nước lợ.
    Thị xã Hương Trà có vị trí nằm ở phần trung tâm của tỉnh Thừa Thiên-Huế, giáp thành phố Huế, có diện tích 51.853,4 ha (518,53 km²), dân số 118.534 người. Thị xã nằm giữa sông Hương và sông Bồ, có miền núi, đồng bằng và vùng duyên hải. Thị xã Hương Trà có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển nuôi trồng thủy, hải sản. Thị xã Hương Trà với diện tích thủy vực rộng khoảng 685 ha, trong đó 290,1 ha nuôi thủy sản nước lợ, 120 ha nuôi thủy sản nước ngọt; tổng số lồng nuôi cá 885 lồng, trong đó có 560 lồng nuôi cá nước lợ; sản lượng trong 6 tháng đầu năm đạt 260 tấn, tập trung chủ yếu ở hai xã Hương Phong và Hải Dương.[5]
    Trước đây, do nuôi độc canh tôm Sú, dịch bệnh, nhiều hộ nợ nần chồng chất vì tôm chết hàng loạt. Năm 2010, người dân làm quen với mô hình nuôi xen canh tôm, cua, cá và bước đầu thu được hiệu quả kinh tế cao, nhiều khoảng nợ được trang trải,nhiều hộ vươn lên thoát nghèo.
    Đa dạng hóa nhiều đối tượng nuôi, để tăng bền vững, hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời cải tạo môi trường. Đa dạng hóa nhiều đối tượng thủy sản là biện pháp đem lại hiệu quả nhất trong việc giảm rủi ro độc canh đối tượng nuôi.
    Trước những chuyển đổi về hình thức nuôi tại địa phương, được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Huế, khoa Thủy sản và thầy giáo hướng dẫn, tôi tiến hành đề tài: “Điều tra tình hình nuôi xen ghép một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại thị xã Hương Trà–Tỉnh Thừa Thiên Huế ”
    1.2. Mục tiêu đề tài
    Thông qua điều tra, nắm được hiện trạng nuôi xen ghép các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao (diện tích nuôi, đối tượng, kỹ thuật nuôi, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi ) ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần quảng bá, nhân rộng mô hình nuôi xen ghép ở nhiều địa phương khác có điều kiện sinh thái tương tự ở Thừa Thiên Huế.
     

    Các file đính kèm:

    • 3.docx
      Kích thước:
      2.4 MB
      Xem:
      1
Đang tải...