Luận Văn Điều Tra Tình Hình Nhiễm Sán Lá Gan Ở Bò Tại Huyện Chợ Mới, Châu Thành, Tri Tôn Tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    CẢM TẠ i
    TÓM LƯỢC ii
    MỤC LỤC iii
    DANH SÁCH BẢNG v
    DANH SÁCH HÌNH vi
    Chương 1 GIỚI THIỆU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu đề tài 2
    Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
    2.1. Điều kiện tự nhiên ở An Giang 3
    2.1.1. Vị trí địa lý 3
    2.1.2. Địa hình 4
    2.1.3. Khí hậu 4
    2.1.3.1. Nhiệt độ 4
    2.1.3.2. Mưa 4
    2.1.3.3. Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí 5
    2.1.3.4. Nắng 5
    2.1.3.5. Thuỷ văn 5
    2.2. Tình hình chăn nuôi thú y ở huyện Chợ Mới, Châu Thành và
    Tri Tôn trong tỉnh An Giang
    6
    2.2.1. Tình hình chăn nuôi 6
    2.2.2. Tình hình quản lý thú y 7
    2.3. Đặc điểm sán lá gan 8
    2.3.1. Hình thái 9
    2.3.2. Trứng 9
    2.3.3. Vị trí ký sinh và vật chủ trung gian 10
    2.3.4. Chu trình phát triển 10
    2.3.5. Bệnh lý 12
    2.3.6. Phòng và trị bệnh 13
    2.4 Tóm lược một số công trình nghiên cứu bệnh sán lá gan trên bò 14
    2.5. Tác hại của bệnh sán lá gan 16
    Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    3.1. Vật liệu 17
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 17
    3.2.1. Phương pháp chọn mẫu 17
    3.2.2. Phương pháp tiến hành 17
    3.2.2.1. Kiểm tra sự hiện diện của sán lá gan 17
    3.2.2.2. Điều tra bằng phiếu phỏng vấn về điều kiện môi trường
    chăn nuôi bò và xử lý số liệu
    18
    3.2.3. Chỉ tiêu theo dõi 18
    3.3. Phân tích thống kê 19
    Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
    4.1. Điều kiện môi trường chăn nuôi 20
    4.1.1. Điều kiện môi trường chăn nuôi bò ở huyện Chợ Mới 20
    4.1.2. Điều kiện môi trường chăn nuôi bò ở huyện Châu Thành 22
    4.1.3. Điều kiện môi trường chăn nuôi bò ở huyện Tri Tôn
    4.2. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò trên từng vùng
    23
    24
    4.3. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo lứa tuổi bò ở một số huyện 27
    4.4. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo giới tính của bò 30
    Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
    5.1. Kết luận 32
    5.2. Kiến nghị 32
    5.2.1. Đối với cán bộ thú y 32
    5.2.2. Đối với người chăn nuôi 32
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
    PHỤ CHƯƠNG pc-1
    Phiếu điều tra pc-3
    Chương 1 GIỚI THIỆU
    1.1. Đặt vấn đề
    Trong tình hình hiện nay sự cạnh tranh các mặt hàng nông nghiệp trên thị
    trường thế giới đang ngày càng diễn ra gay gắt. Vì vậy nước ta đang từng bước
    không ngừng phát triển và nâng cao về số lượng lẫn chất lượng các sản phẩm nông
    nghiệp. Để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, Nhà nước ta đã đề ra rất nhiều
    biện pháp trong đó có biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi; cùng với
    việc chuyển đổi đó thì chăn nuôi bò thịt và bò sữa đã và đang được phát triển mạnh
    mẽ. An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong việc phát triển chăn nuôi bò, vì
    tỉnh ta được toạ lạc trên vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành này.
    Để chăn nuôi bò đạt hiệu quả cao, tỉnh đã phát động chương trình Sind hoá
    đàn bò, nên đàn bò trong tỉnh không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng. Tuy
    nhiên kiến thức của người chăn nuôi còn hạn chế ở nhiều khâu như: chọn con giống,
    dinh dưỡng, phương thức chăn nuôi, cách phòng bệnh, .Trong phòng chống bệnh
    thì bệnh truyền nhiễm là nguy hiểm, kế đến là bệnh ký sinh. Theo các tài liệu trong
    nước cũng như ngoài nước cho biết bệnh ký sinh trùng gây thiệt hại không nhỏ đối
    với ngành chăn nuôi. Các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, phát ra một cách
    dữ dội nhưng cũng mất đi nhanh chóng, còn bệnh ký sinh trùng kéo dài rất lâu gây
    tổn thất rất lớn về kinh tế.
    Mặt khác, bệnh ký sinh trùng còn làm tổn thương các tổ chức tế bào, mở
    đường cho các bệnh truyền nhiễm xâm nhập. Đặc biệt là bệnh sán lá gan do
    Fasciola gây ra làm trâu bò có biểu hiện như tiêu chảy, thiếu máu, vàng da, giảm thể
    trọng, Ngoài ra, bệnh còn gây nguy hiểm đến sức khoẻ của con người.
    Những nghiên cứu gần đây tổng kết tình hình nhiễm sán lá gan ở trâu bò
    ngày càng cao, đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
    Qua những vấn đề trên chúng ta thấy bệnh sán lá gan ở bò có tác hại nghiêm
    trọng. Trong khi ngành chăn nuôi ở tỉnh ta ngày càng nhân rộng trên nhiều vùng như
    vùng cù lao, vùng đồng bằng và vùng đồi núi, nhưng phần lớn người chăn nuôi chưa
    đặc biệt quan tâm và chưa có biện pháp phòng trị cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa thiệt
    hại cho đàn gia súc.
    Để kiểm tra tình hình nhiễm sán lá gan ở bò và từ đó cảnh báo với người dân,
    hy vọng họ sẽ quan tâm đến bệnh này hơn nên đề tài “Điều tra tình hình nhiễm
    sán lá gan ở bò tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn trong tỉnh An
    Giang” được tiến hành.
    1.2. Mục tiêu của đề tài:
    Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò tại huyện Chợ Mới, Châu Thành và Tri
    Tôn trong tỉnh An Giang.
    Cung cấp số liệu thực tế về tỷ lệ nhiễm sán lá gan tại ba huyện đó đến cho
    người chăn nuôi và những cán bộ kỹ thuật có liên quan, để khuyến cáo họ có biện
    pháp phòng trừ tích cực.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...