Luận Văn Điều Tra Tình Hình Nhiễm Giun Sán Ký Sinh Ở Heo Tại Tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Thực tế đa số hộ chăn nuôi heo tiêu hao nhiều thức ăn nhưng heo
    chậm vẫn chậm lớn, để làm rõ thực trạng này, đề tài “Điều tra tình hình
    nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại tỉnh An Giang” được tiến hành tại huyện
    Chợ Mới, huyện Phú Tân, huyện Châu Phú của tỉnh An Giang. Thời gian từ
    tháng 1 đến tháng 4 năm 2005. Chúng tôi kiểm tra 200 mẫu phân heo trong
    hộ dân ở 4 lứa tuổi (ở mỗi lứa lấy 50 mẫu): heo từ 1 – 2 tháng tuổi, heo 3 –
    6 tháng tuổi, trên 6 tháng tuổi, heo sinh sản. Tại lò giết mổ heo tập trung
    thành phố Long xuyên và thị xã Châu Đốc, chúng tôi mổ khám khảo sát
    120 con heo ở lứa tuổi giết mổ theo phương pháp mổ khám từng phần
    Skrjabin.
    Kết quả kiểm tra phân cho thấy:
    - Thành phần loài giun sán ký sinh ở heo tại An Giang gồm 4 loài:
    (a) Ascaris suum; (b) Fasciolopsis buski; (c) Trichuris suis; (d)
    Metastrongylus sp. Heo 1 – 2 tháng tuổi nhiễm loài (a), (c); heo 3 – 6 tháng
    tuổi nhiễm đủ 4 loài; heo trên 6 tháng tuổi nhiễm loài (a), (b), (d); heo sinh
    sản nhiễm loài (a) và loài (b).
    - Tỷ lệ nhiễm giun sán trong hộ dân trong tỉnh An Giang khá cao
    50,00%
    - Tỷ lệ nhiễm giun sán ở 4 lứa tuổi khác nhau
    - Tỷ lệ nhiễm giun sán ở địa bàn các huyện khác nhau: Chợ Mới
    57,50%, Phú Tân 48,75%; Châu Phú 37,50%.
    Kết quả mổ khám tại lò mổ cho thấy:
    - Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại Long xuyên là 28,75% và
    Châu Đốc là 12,50%.
    - Tỷ lệ nhiễm giun sán ký sinh theo loài (a) 20,83%; (b) 0,83%; (c)
    2,50%; (d) 0,83%.
    v
    MỤC LỤC
    Tran
    g
    CẢM TẠ i
    TÓM LƯỢC ii
    MỤC LỤC iii
    DANH SÁCH BẢNG v
    DANH SÁCH HÌNH vi
    Chương 1 MỞ ĐẦU 1
    Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
    2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
    2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
    2.3 Một số đặc tính của loài giun sán ký sinh ở heo
    2.3.1 Giun đũa
    2.3.2 Giun tóc
    2.3.3 Giun phổi
    2.3.4 Sán lá
    2
    3
    4
    4
    5
    6
    7
    2.4 Tác hại của một số loài giun sán ký sinh ở heo 8
    2.4.1 Giảm năng suất chăn nuôi
    2.4.2 Mối liên hệ giữa bệnh ký sinh trùng với bệnh truyền nhiễm
    2.4.3 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
    8
    9
    9
    2.5 Giới thiệu sơ lược về tỉnh An Giang
    2.5.1 Điều kiện tự nhiên
    2.5.2 Điều kiện xã hội
    2.5.3 Tình hình về sản xuất nông nghiệp
    2.5.4 Tình hình chăn nuôi heo của tỉnh
    2.5.5 Tình hình dịch bệnh
    9
    9
    10
    10
    12
    12
    Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 13
    3.1 Phương tiện 13
    3.2 Phương pháp 13
    3.2.1 Phương pháp kiểm tra
    3.2.1.1 Phương pháp phù nổi
    3.2.1.2 Phương pháp lắng cặn
    13
    14
    15
    3.2.2 Phương pháp mổ khám và thu thập giun sán 15
    3.3 Xử lý số liệu 18
    i
    Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
    4.1 Kết quả tìm trứng giun sán ở heo
    4.1.1 Tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo tại tỉnh An Giang
    4.1.2 Thành phần loài giun sán ở heo tại tỉnh An Giang
    4.1.3 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lứa tuổi heo tại tỉnh An Giang
    4.1.4 Thành phần loài giun sán ký sinh theo lứa tuổi ở heo tại tỉnh
    An Giang
    4.1.5 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán ở heo tại tỉnh An Giang
    4.2 Kết quả mổ khám heo
    4.2.1 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo địa bàn
    4.2.2 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lớp
    4.2.3 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo loài
    4.2.4 Tỷ lệ nhiễm giun sán theo thể trạng
    4.2.5 Tỷ lệ nhiễm ghép giun sán
    19
    19
    19
    20
    23
    24
    29
    30
    30
    31
    32
    33
    35
    Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1 Kết luận
    5.1.1 Về phương pháp kiểm tra phân tìm trứng
    5.1.2 Về phương pháp mổ khám tìm giun sán
    5.2 Kiến nghị
    37
    37
    37
    38
    38
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
    PHỤ CHƯƠNG 41
    x
    DANH SÁCH BẢNG
    DANH SÁCH HÌNH
    Hình số Tựa hình Trang
    4.1.1 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo giữa các huyện của
    tỉnh An Giang 19
    4.1.2 So sánh tỷ lệ nhiễm giữa các loài giun sán ký sinh ở
    heo
    22
    4.1.3 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo theo lứa tuổi 23
    4.1.4.1 So sánh tỷ lệ nhiễm Ascaris suum theo lứa tuổi heo. 26
    4.1.4.2 So sánh tỷ lệ nhiễm Fasciolopsis buski theo lứa tuổi
    heo 27
    4.1.4.3 So sánh tỷ lệ nhiễm Trichuris suis theo lứa tuổi heo 28
    4.1.4.4 So sánh tỷ lệ nhiễm Metastrongylus sp theo lứa tuổi
    heo 28
    4.2.1 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo tại tỉnh An Giang 33
    4.2.2 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán ở heo tại tỉnh An Giang 31
    4.2.3 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán theo loài ở heo tại tỉnh
    An Giang 32
    4.2.4 So sánh tỷ lệ nhiễm giun sán theo thể trạng ở heo tại
    tỉnh An Giang. 35

    Chương 1 MỞ ĐẦU
    Từ lâu chăn nuôi heo đã là một nghề quen thuộc đối với người dân An
    Giang. Trong đó chăn nuôi heo ngày càng chiếm ưu thế và phát triển mạnh.
    Các trại chăn nuôi và các nông hộ đã cải tiến kỹ thuật chăn nuôi, nhập các
    giống mới có tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt từ các nước có ngành chăn
    nuôi tiên tiến Với những cố gắng đó các nhà chăn nuôi đã nâng được hiệu
    quả kinh tế. Tuy nhiên vấn đề dịch bệnh vẫn là nổi lo của người chăn nuôi vì
    một mặt nó làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, mặt khác nó làm
    giảm hiệu quả kinh tế. Do đó phương thức chăn nuôi và phòng bệnh cho heo
    cần phải được quan tâm đặt biệt hơn. Phương thức chăn nuôi không hợp lí
    làm cho heo dễ mắc các bệnh do virus, vi khuẩn đặc biệt là bệnh ký sinh
    trùng. Heo mắc bệnh này làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển và mất
    sức đề kháng.
    Những năm gần đây kỹ thuật chăn nuôi heo ở tỉnh ta ngày càng phát
    triển, các hộ chăn nuôi đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công
    tác phòng và trị bệnh truyền nhiễm cho đàn heo nuôi, còn bệnh giun sán gây
    ra hầu như chưa được quan tâm đối với người chăn nuôi nhưng nó gây ra
    nhiều tổn thất
    Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài:” Điều tra
    tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại tỉnh An Giang”.
    Mục đích:
    - Nắm được tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở heo tại địa bàn tỉnh An
    Giang.
    - Thành phần loài giun sán ký sinh chủ yếu.
    - Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình phòng trị bệnh giun sán ở
    heo của tỉnh sau này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...