Luận Văn Điều tra tình hình khai nguồn lợi thuỷ sản tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên -Huế

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN HOÀN THÀNH 5/2013
    MỤC LỤC

    PHẦN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục đích đề tài 2
    PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1. Tình hình khai thác thuỷ sản trên thế giới 3
    2.2. Tình hình khai thác thuỷ sản của Việt Nam 4
    2.3. Tình hình khai thác thủy sản ở Thừa-Thiên Huế 7
    2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa- Thiên Huế 10
    2.4.1.Điều kiên tự nhiên 10
    2.4.2. Tình hình sử dụng đất đai 13
    2.4.3. Khái quát tình hình kinh tế xã hội 14
    2.4.4. Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên của xã Quảng Lợi 18
    2.5. Tình hình thủy sản xã Quảng Lợi 19
    PHẦN 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    3.1. Thời gian nghiên cứu 21
    3.2. Địa điểm nghiên cứu 21
    3.3 Đối tượng nghiên cứu 21
    3.4. Nội dung nghiên cứu 21
    3.5 Phương pháp nghiên cứu 21
    3.6 Phương pháp xử lý số liệu 23
    PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
    4.1. Thông tin chung của các hộ gia đình tham gia khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 24
    4.1.1. Đặc điểm dân số học 24
    4.1.2. Đặc điểm về nghề nghiệp và lao động của hộ 25
    4.1.3 Vốn đầu tư các hoạt động khai thác 28
    4.2. Hiện trạng KTTS tại xã Quảng Lợi 28
    4.2.1. Các loại nghề KTTS trên địa bàn của xã 28
    4.2.2. Nguồn gốc của các loại ngư cụ khai thác thủy sản 29
    4.2.3. Mùa vụ khai thác 30
    4.2.4.Phân vùng khai thác 30
    4.2.5. Đối tượng khai thác 31
    4.2.6. Sản lượng thủy sản khai thác được 32
    4.3. Đánh giá những tác động của khai thác thủy sản 32
    4.3.1. Về mặt sinh kế 32
    4.3.2. Về hiệu quả kinh tế 33
    4.4. Đánh giá tác động của KTTS đến nguồn lợi thủy sản 34
    4.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác ở xã Quảng Lợi 34
    4.5.1. Thuận lợi 34
    4.5.2. Khó khăn 35
    4.6. Biện pháp nhằm duy trì và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 36
    PHẦN 5.KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 38
    5.1. Kết luận 38
    5.2 Kiến nghị 39
    PHẦN 6.TÀI LIỆU THAM KHẢO 40



    PHẦN 1.
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    Ngành thuỷ sản có một vị trí rất quan trọng, đã và đang phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, 90% ngư trường của thế giới nằm ở các khu vực thuộc châu Á và châu Phi. Ngành đánh bắt thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở các quốc gia nghèo. Ước tính khoảng 500 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc vào nguồn thực phẩm từ thủy sản. Ngoài ra, đây là còn là một nguồn thực phẩm rất giàu chất protein cần thiết cho cơ thể chúng ta. Vì thế,hiện nay tình hình đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ tự nhiên đang được chú trọng và quan tâm[12][17].
    Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có đường bờ biển dài 3260Km, có nhiều đảo, vũng, vịnh, đầm, phá - là nơi nuôi dưỡng, sinh trưởng của các loài thủy sản, chứa đựng nhiều tài nguyên và nguồn lợi phong phú đã tạo cho nước ta có một tiềm năng to lớn để phát triển toàn diện ngành kinh tế thủy sản và các ngành kinh tế quan trọng khác. Tận dụng những lợi thế đó, trong những năm qua, ngành thủy sản đã tăng trưởng liên tục với tốc độ 6 - 10%/năm, sản lượng khai thác, nuôi trồng không ngừng tăng. Khai thác thủy sản đã và đang đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Nếu khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và đảm bảo cân bằng sinh thái trong vùng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều vấn đề cũng đang đặt ra trong việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để phát triển ngành thủy sản một cách bền vững và nâng cao đời sống của ngư dân[18][2].
    Hiện nay ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai/ Thừa Thiên Huế là vùng có nguồn lợi thuỷ hải sản tự nhiên dồi dào và phong phú đây là nguồn kiếm sống của đại bộ phận nhân dân ở các huyện như: Phong Điền, Quảng Điền. Xã Quảng Lợi là một xã nằm ở phía đông của huyện Quảng Điền, hoạt động sinh kế chủ yếu của người dân là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang[14].
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, để hiểu rõ tình hình khai thác thủy sản, quy mô, số lượng các hộ tham gia và tiềm năng phát triển thủy sản ở địa phương xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế được sự cho phép của Trường Đại Học Nông Lâm Huế, Khoa Thuỷ Sản và giáo viên hướng dẫn, tôi xin thực hiện đề tài:“Điều tra tình hình khai nguồn lợi thuỷ sản tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên -Huế” để có những nhận định, đánh giá và đề xuất một số giải pháp để bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại đầm phá theo hướng bền vững và mong muốn có thể tìm ra hướng đi mới trong tương lai cho ngành thuỷ sản tại Tỉnh Thừa Thiên Huế.
    1.2. Mục đích đề tài
    - Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu.
    - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng về tình hình khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
    - Đánh giá tiềm năng phát triển khai thác nguồn lợi thủy sản cũng như những vấn đề bất cập cấn giải quyết trong quá trình khai thác thủy sản tại địa bàn xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
     

    Các file đính kèm:

    • 5.docx
      Kích thước:
      1.4 MB
      Xem:
      10
Đang tải...