Thạc Sĩ Điều tra tiềm năng thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Bắc Sơn - Móng Cái và đề xuất mô hình kh

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Tại hội nghị "Đẩy mạnh sản xuất, chế b iến bảo quản thức ăn thô xanh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 18/12/2007 tại Ba Vì (Hà Tây); Theo Cục chăn nuôi, hiện nay, tổng đàn gia súc ăn cỏ của cả nước lên tới trên 11,5 triệu con. Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ của cả nước mới đạt trên 45.000 ha, chỉ đáp ứng được 7,6% nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do các địa phương chưa quy hoạch đất trồng cỏ, chưa khai thác hết diện tích đất chưa sử dụng và chưa mạnh dạn chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang trồng cỏ thâm canh. Nông dân chưa có tập quán xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn cho gia súc, chủ yếu dựa vào bãi chăn thả tự nhiên và thức ăn tận dụng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi diện tích đất trồng trọt sang trồng cỏ và thức ăn xanh. Tình trạng thiếu thức ăn thô xanh cho chăn nuôi là một trong những nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

    Phát biểu tại hộ i nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    Cao Đức Phát cho rằng, ngành chăn nuô i nước ta vẫn phát triển chậm so với nhu

    cầu. Có nhiều nguyên nhân, trong đó bên cạnh yếu tố dịch bệnh, việc thức ăn chăn nuô i tăng giá với mức 20-30% là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành. Hiện nay, thị trườ ng thức ăn chăn nuô i của nước ta phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới, trong khi đó hiện giá dầu mỏ tăng cao, một số quốc gia đã chuyển hướng dùng ngô để chế biến Ethanol. Vì vậy, sản lượng ngô chế b iến thức ăn chăn nuôi sụt giảm, dẫn đến giá thành tăng c ao. Dự báo xu hướng này vẫn còn tiếp diễn và có thể ở quy mô cao hơn. Do đó, ngành chăn nuôi tiếp tục phải đối mặt với vấn đề giá thức ăn chăn nuôi ở mức cao.

    Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, giải quyết tình trạng này, ngành chăn nuôi phải có sự điều chỉnh cơ cấu chiến lược, trong đó đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ được coi là hướng chính. Chủ trương phát triển sản xuất thức ăn thô xanh là chủ trương mới và rất quan trọng của ngành chăn nuô i trong giai đoạn hiện nay. Đối với những vùng phát triển mạnh chăn nuô i gia súc ăn cỏ, cỏ phải được coi là cây trồng chính, phải là hàng hóa, trồng cỏ phải được coi là hướng chuyển dịch hướng tới thâm canh và xuất hiện được nghề trồng cỏ, buôn bán cỏ và sản phẩm cỏ chế biến như: đóng bánh, ủ chua


    Với định hướng quy hoạch sản xuất thức ăn thô xanh phù hợp với đ iều kiện từng vùng, đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn thô xanh để phát triển chăn nuô i trong cả nước, đồng thời xuất khẩu sản phẩm thức ăn thô xanh trong khu vực và tiếp cận thị trường quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu đưa diện tích trồng cỏ lên 290.000 ha vào năm 2010 và 500.000 ha vào năm
    2020. Bộ cũng yêu cầu các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển đồng cỏ, đồng thời có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích nông dân phát triển trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

    Trên đây là những đánh giá, nhìn nhận và giải quyết vấn đề phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ ở góc độ vĩ mô, còn tại các địa phương, cơ sở thì vấn đề này được thực hiện ra sao? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Điều tra tiềm năng thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc của xã Bắc Sơn - Móng Cái và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn.


    Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, Bắc Sơn là xã miền núi của thị xã Móng Cái, đất đai rộng nhưng chủ yếu là đồi cỏ, đồi sim, mua và guột. Đất nông nghiệp rất ít, thuộc loại đất trung bình, xấu và rất xấu, năng suất cây trồng thấp. Các đồi cỏ xã Bắc Sơn có nguồn gốc thứ sinh, do khai thác rừng không hợp lý, do đốt phá rừng mà thành, gồm nhiều đồi liền dải, tiếp giáp với chúng là khu rừng còn lại đang được bảo vệ. Trong các đồi cỏ có nhiều nhóm thực vật có giá trị kinh tế như hoà thảo, họ đậu, cây họ cói . thực vật ở đây được sử dụng chủ yếu cho chăn nuôi gia súc tự do. Những năm gần đây các cấp lãnh đạo địa phương và đơn vị quân đội đóng trên đ ịa bàn đã xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi để khai thác thảm cỏ tự nhiên và nâng cao đời sống cho người dân địa phương, nhưng kết quả đem lại còn rất hạn chế. Mục đích đề tài nhằm phân chia các tiểu vùng sinh thái, đánh giá mức độ khai thác của các tiểu vùng xã Bắc Sơn, qua đó đề xuất phương hướng sử dụng hợp lý các tiểu vùng để góp phần nâng cao thu nhập cho người dân đ ịa phương đồng thời tránh được những suy thoái về môi trường.


    MỤC LỤC


    Trang


    Mục lục 1

    MỞ ĐẦU 5

    CHưƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7


    1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng 7


    1.1.1. Khái niệm vùng (Region) 7

    1.1.2. Khái niệm phân vùng (Regionalisation) 7

    1.2. Phân vùng địa vật lý 8

    1.3. Phân vùng khí hậu 9

    1.3.1. Vấn đề phân vùng khí hậu trên thế giới 9

    1.3.2. Vấn đề phân vùng khí hậu ở Việt Nam 11

    1.4. Phân vùng thổ nhưỡng 12

    1.4.1. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng trên thế giới 13

    1.4.2. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng ở Việt Nam 13

    1.5. Phân vùng sinh thái thảm thực vật 15

    1.5.1. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật trên 15
    thế giới

    1.5.2. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở 18
    Việt Nam

    1.6. Phân vùng kinh tế nông nghiệp 19

    1.6.1. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp trên thế giới 20

    1.6.2. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam 21



    1.7. Những nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống và năng suất 24

    1.7.1. Những nghiên cứu về thành phần loài 24

    1.7.2. Những nghiên cứu về dạng sống 26

    1.7.3. Năng suất đồng cỏ 26

    1.8. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả và vấn đề sử 27
    dụng hợp lý đồng cỏ miền Bắc Việt Nam

    1.8.1. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả 27

    1.8.2. Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam 29

    1.9. Những nghiên cứu về đồng cỏ trồng và cây thức ăn gia súc 30

    1.9.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới 30

    1.9.1.1. Tình hình phát triển 30

    1.9.1.2. Những kết quả nghiên cứu 32

    1.9.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam 33

    1.9.2.1. Tình hình phát triển 33

    1.9.2.2. Những kết quả nghiên cứu 34

    CHưƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN 37
    CỨU

    2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của thị xã Móng Cái 37

    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 37

    2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 37

    2.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 37

    2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên 37

    2.1.1.4. Thực trạng môi trường 38

    2.1.2. Tình hình xã hội Thị xã Móng Cái 38

    2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội xã Bắc Sơn 39

    2.2.1. Điều kiện tự nhiên 39

    2.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 39

    2.2.1.2. Khí hậu thuỷ văn 40

    2.2.1.3. Đất đai 41

    2.2.1.4. Thảm thực vật 42

    2.2.2. Điều kiện xã hộ i 42

    CHưƠNG III: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN 44
    CỨU


    3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 44

    3.2. Phương pháp nghiên cứu 44

    3.2.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa 44
    phương

    3.2.2. Điều tra ngoài thực địa 44

    3.2.3. Trong phòng thí nghiệm 44

    3.2.3.1 Đối với mẫu thực vật 44

    3.2.3.2. Đối với mẫu đất 45

    CHưƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

    4.1. Xây dựng bảng phân loại các tiểu vùng s inh thái 47

    4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng s inh thái 47

    4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái 49

    4.2. Mức độ khai thác hiện nay của các tiểu vùng 50

    4.3. Thực trạng về các tiểu vùng đang khai thác làm bãi chăn thả gia 51
    súc

    4.3.1. Thảm cỏ trong các bãi đất hoang hoá 51

    4.3.1.1. Thành phần loài 51

    4.3.1.2. Thành phần dạng sống 58

    4.3.1.3. Năng suất cỏ trong các điểm nghiên cứu 61

    4.3.2. Thảm cỏ trong đồi cỏ tự nhiên 62

    4.3.2. 1. Thành phần loài 63

    4.3.2.2. Thành phần dạng sống 70

    4.3.2.3. Năng suất cỏ trong các đồi cỏ tự nhiên 73

    4.3.3. Thảm cỏ dưới tán rừng 74

    4.3.3.1. Thành phần loài 74

    4.3.3.2. Thành phần dạng sống 81

    4.3.3.3. Năng suất các thảm cỏ dưới tán rừng 84

    4.4. Thực trạng lao động và mức sống hiện nay của người dân xã Bắc 85
    Sơn

    4.5. Phương hướng sử dụng các tiểu vùng 87

    4.6. Mô hình khai thác thức ăn 89

    4.6.1. Đánh giá một số tình hình chăn nuôi hiện nay 89

    4.6.2. Đề xuất mô hình khai thác thức ăn 90

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 93

    1. Kết luận 93

    2. Đề nghị 93

    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 95

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

    PHỤ LỤC 101
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...