Báo Cáo Điều tra thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh 8-11 tuổi của một số trư

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Điều tra thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh 8-11 tuổi của một số trường tiểu học tại hà nội




    Summary


    A survey was carried out in a number of primary schools in Hanoi to examine the situation of overweight and obesity in 8-11 year-old children as well as related factors. It found that the percentages of school children showing overweight and obesity was 7,6% and 3,6%, respectively. Overweight and obesity in school children were higher in the urban areas than in the countryside (P< 0.05), but no significant differences were foynd between boys and girls (P> 0.05). Overweight was mainly in 9-10 year-old ones. Most of the children with overweight or obesity came from better-off families. Other socio-economic factors, life style, level of physical activity all affected the overweight and obesity situation.
    Keywords: Overweight, obesity, children, primary school






    1. Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây, một hiện tượng sức khỏe đáng quan tâm ở nước ta là hội chứng thừa cân, béo phì (TC-BP). Đây là một bệnh phức tạp trong nguyên nhân và nan giải trong điều trị, những người TC-BP có nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như: huyết áp cao,
    đái đường, sỏi mật và ung thư . và có thể dẫn
    đến tử vong (Cao Quốc Việt, 1995; De Vito & cs, 1999; Lacard &cs, 1991). Bệnh BP có thể phòng ngừa được nhưng điều trị rất khó khăn tốn kém và hầu như không có kết quả. Thực trạng TC-BP đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nước ta (Amartruda &cs, 1995).
    TC-BP ở cả người lớn và trẻ em đều rất nguy hiểm nhưng TC-BP ở trẻ từ 4- 11 tuổi có




    1 Bộ môn Sinh hoá, Khoa Công nghệ thực phẩm
    độ nguy hiểm cao hơn vì đây là giai đoạn phát triển tăng tốc, có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển và trưởng thành của cả đời người. Nghiên cứu tình trạng TC-BP ở lứa tuổi này nhằm xác định các yếu tố nguy cơ có hại cho sức khoẻ, đồng thời làm cơ sở cho việc phòng ngừa sự gia tăng tỷ lệ TC-BP ở nước ta trong thời gian tới.
    2. Néi dung vµ phư¬ng ph¸p nghiên cứu
    2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
    Đối tượng: học sinh tiểu học từ 8 –11 tuổi thuộc một số trường tiểu học nội và ngoại thành Hà Nội.
    Địa điểm và thời gian: nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2003 tại 4 trường tiểu học: Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng), Thịnh Quang (quận Đống Đa), Trâu Quỳ và Hội Xá (huyện Gia Lâm).








    2.2. Phương pháp nghiên cứu


    Xác định cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
    Cỡ mẫu được tính theo công thức: (Hà Huy Khôi, 1997)
    n = 4 p(1 ư p)
    e2
    n: lượng mẫu
    p: tỷ lệ TC-BP ước tính (20%) e: sai số mong muốn (0,04)


    Vậy cỡ mẫu trong nghiên cứu là:
    n = 4 * 0,2 * 0,8 = 400 0,04
    Vì lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nên lượng mẫu điều tra phải gấp đôi để
    đảm bảo độ chính xác. Thêm 10% bỏ cuộc nên lượng mẫu ban đầu là 900 học sinh.
    Phương pháp xác định các chỉ tiêu:
    Trọng lượng cơ thể được cân bằng cân kỹ thuật, độ chính xác 0,01 kg, chiều cao được đo bằng thước đo Microstoi.
    Điều tra khẩu phần bằng cách trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra tần suất xuất hiện thực phẩm.
    Điều tra một số yếu tố có liên quan bằng cách trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra.
    Cách tính tuổi (theo WHO) (Hà Huy Khôi, 1997)
    Ví dụ: trẻ được tính là 8 tuổi kể từ ngày trẻ tròn 8 năm đến 8 năm 11 tháng 29 ngày.
    Các phương pháp đánh giá tình trạng
    dinh dưỡng
    - Đánh giá tình trạng TC-BP: Theo WHO (Hà Huy Khôi, 1997), chỉ tiêu đánh giá TC-BP ở trẻ < 10 tuổi là W/H < + 2SD còn ở thanh thiếu niên ≥ 10 tuổi là BMI theo tuổi và giới với ngưỡng > 85 percentile, cả 2 đều so sánh với quần thể tham khảo NCHS
    - Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng
    (SDD) bằng chỉ tiêu:
    W/H < - 2SD hoặc BMI < 5 percentile.
    Xử lí kết quả: sử dụng phần mềm SPSS và EPI INFO và các test thống kê y học.
    3. Kết qu¶ nghiên cứu vµ th¶o luËn
    Từ kết quả 795 phiếu điều tra và kết quả về cân nặng chiều cao của 795 học sinh từ 8 – 11 tuổi của 4 trường tiểu học tại nội và ngoại thành Hà Nội, chúng tôi thu được các kết quả về tỷ lệ TC-BP như sau:
    Kết quả bảng 1 cho thấy: tỷ lệ TC, BP trong toàn bộ mẫu điều tra là 7,5% và 3,5%. Trong đó TC tập trung chủ yếu ở độ 10-11 tuổi, cao nhất ở 11 tuổi còn BP tập trung ở lứa tuổi 9-10. Tỷ lệ này cao hơn so với kết quả nghiên cứu tại các khu vực thành phố trong cả nước của Lê Bạch Mai (2000).
    Tỷ lệ suy dinh dưỡng thu được qua điều
    tra là 15,0% nhưng vẫn thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Bạch Mai (2000) (32,8%). Điều này cho thấy: khi điều kiện kinh tế khá lên thì tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm dần còn tỷ lệ TC-BP lại tăng lên.


    Bảng 1. Tình trạng dinh dưỡng, tỷ lệ TC-BP theo tuổi xét theo chỉ tiêu W/H và BMI
    Tuổi n
    SDD TC BP
    n % n % N %
    8 220 8 3,6 16 7,3 0 0
    9 257 15 5,8 0 0 13 5,1
    10 264 80 30,3 33 12,5 14 5,3
    11 54 16 29,6 11 20,3 1 1,7
    Tổng 795 119 15,0 60 7,5 28 3,5




    Bảng 2. Tỷ lệ TC-BP, SDD theo vùng và giới xét theo chỉ tiêu W/H và BMI
    Vùng Giới N SDD TC BP
    n % n % n %
    Ngoại Nam 197 29 14,7 9 4,6 0 0
    thành Nữ 182 36 19,8 3 1,6 0 0
    Chung 379 67 17,8 12 3,2 0 0
    Nội Nam 200 23 11,5 20 10,0 14 7,0
    thành Nữ 216 31 14,4 18 7,7 14 6,5
    Chung 416 54 13,0 38 9,1 28 6,7
    Tổng Nam 397 52 13,1 29 7,3 14 3,5
    Nữ 398 67 16,8 31 7,8 14 3,8
    Chung 795 119 15,0 60 7,5 28 3,5




    Kết quả bảng 2 cho thấy: tỷ lệ TC tại nội thành cao gấp 3 lần so với ngoại thành. Về BP, ở ngoại thành hầu như không có, còn tỷ lệ này ở nội thành khá cao: 6,7%. Kết quả thu được cũng cho thấy không có sự khác nhau về tỷ lệ TC-BP giữa nam và nữ (P < 0,05).
    So sánh với các kết quả nghiên cứu khác tại nội thành Hà Nội, chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ TC-BP tại nội thành trong nghiên cứu này là cao hơn so với các kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hải và cộng sự (1997); Vũ Thị Thu Nga (1997) tại trường tiểu học bán trú Tràng An; Đỗ Thị Kim Liên (2001) ở học sinh tiểu học nội thành Hà Nội; tương đương với kết quả điều tra của Vũ Hưng Hiếu (2002) tại các trường tiểu học quận Đống Đa, nhưng lại thấp hơn so với kết quả điều tra của Trần Thị Hồng
    Loan (1997) ở học sinh tiểu học thuộc một
    quận tại thành phố Hồ Chí Minh .
    Như vậy tỷ lệ TC tại nội thành Hà Nội trong nghiên cứu của chúng tôi là cao so với các nghiên cứu trước. Kết quả này phù hợp với kết quả theo dõi diễn biến tình trạng TC-BP ở học sinh tiểu học nội thành Hà Nội từ 1995- 2000: tỷ lệ TC-BP tăng dần qua các năm, TC tăng nhanh hơn BP (Đỗ Thị Kim Liên, 2001).
    So sánh với các nghiên cứu trên thế giới như: nghiên cứu về tỷ lệ TC-BP ở học sinh 6- 11 tuổi tại vùng thành thị Thái Lan (Taitz, 1991), tại Jena (Đức) năm 1995 ở học sinh 6- 12 tuổi (Lacard & cs, 1992), nghiên cứu tỷ lệ
    TC-BP tại trung tâm nước ý (De Vito &cs,
    1999), tại NewYork (Melnik &cs, 1998) thì tỷ lệ TC ở học sinh tiểu học nội thành Hà Nội thấp hơn nhiều. Tuy nhiên nó vẫn là con số báo động về tình trạng sức khoẻ cộng đồng ở




    Bảng 3. Mối liên quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ với tình trạng TC-BP ở học sinh 8-11 tuổi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...