Luận Văn Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa .i
    Lời cam đoan .ii
    Lời cảm ơn iii
    Danh sách những người tham gia .iv
    Mục lục .1
    Danh mục biểu, bảng, hình ảnh .3
    Danh mục các từ viết tắt 4
    Thông tin về kết quả nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng Anh 5

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài .7
    2. Mục tiêu đề tài .8
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
    4. Nội dung nghiên cứu .8
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu .8
    6. Phương pháp nghiên cứu .9
    7. Thời gian, địa điểm nghiên cứu .13
    8. Tổng quan về tình hình nghiên cứu cá trong và ngoài nước .13

    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
    TỈNH ĐỒNG THÁP
    1.1. Vị trí địa lí 20
    1.2. Địa hình, địa thế .20
    1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng 20
    1.4. Đặc điểm thủy văn 21
    1.5. Dân số và các đơn vị hành chính .22
    1.6. Địa điểm thu mẫu .22 2
    Chương 2. THÀNH PHẦN CÁC LOÀI CÁ CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ TRÊN
    ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
    2.1. Danh lục thành phần loài 24
    2.2. Cấu trúc phân loại học 28
    2.3. Các nhóm ưu thế .32
    2.4. Độ thường gặp 32
    2.5. Các loài quí hiếm 33
    2.6. Giá trị kinh tế của các loài cá thu thập được 33
    2.7. Giải pháp khai thác và bảo vệ nguồn lợi và độ đa dạng cá 36
    2.8. Nguồn gốc của các loài cá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 38
    Chương 3. XÂY DỰNG BỘ MẪU VỀ CÁC LOÀI CÁ CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
    3.1. Kết quả xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị kinh tế
    trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 40
    3.2. Đặc điểm nhận dạng các loài cá có giá trị kinh tế ở tỉnh Đồng Tháp .42
    3.3. Khóa định loại các loài cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 97

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    1. Kết luận .136
    2. Đề nghị 136
    Tài liệu tham khảo .137
    Phụ lục 139
    Phụ lục 1. P1
    Phụ lục 2. P19
    Phụ lục 3 .P21
    Phụ lục 4 .P23

    3

    DANH MỤC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1. Các nhóm đất chính ở tỉnh Đồng Tháp .20
    Bảng 2.1. Danh lục thành phần loài cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 24
    Bảng 2.2. Cấu trúc phân loại học khu hệ cá ở tỉnh Đồng Tháp .28
    Bảng 2.3. Tỉ lệ họ, giống, loài trong thành phần loài cá ở tỉnh Đồng Tháp .31
    Bảng 2.4. Các nhóm có số loài ưu thế của khu hệ cá ở Đồng Tháp 32
    Bảng 2.5. Danh sách các loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam .33
    Bảng 2.6. Các loài cá được người dân nuôi trồng phổ biến ở Đồng Tháp . 35
    Bảng 2.7. Các loài cá dự báo sẽ có nguy cơ bị đe dọa 37
    Bảng 2.8. Các loài cá nhập nội .38
    Bảng 2.9. Các loài cá có nguồn gốc từ nước mặn di cư vào .38
    Bảng 3.1. Danh sách mẫu cá .40

    DANH MỤC HÌNH
    Trang
    Hình M.1. Các chỉ số đo trong phân loại cá 11
    Hình M.2. Các chỉ số đếm trong phân loại cá .12
    Hình 1.1. Bản đồ các điểm thu mẫu cá ở khu hệ cá tỉnh Đồng Tháp .23
    Hình 3.1. Cá Chim trắng và cá Piranha .59
    Hình 3.2. Phân biệt các loài trong giống cá Trê Clarias 73

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 2.1. Số lượng họ, giống, loài trong thành phần loài của khu hệ cá tỉnh ĐT .31
    Biểu đồ 2.2. Tần số gặp của các loài cá thuộc khu hệ cá tỉnh Đồng Tháp .32 4

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    TT Từ viết tắt Đọc là
    1 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
    2 FAO
    Food and Agriculture Organization - Tổ chức
    Nông lương thế giới
    3 ICLARM
    International Centre for Living Aquatic
    Resources Management – Trung tâm quốc tế
    quản lí nguồn lợi thủy sản
    4 NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn
    5 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
    6 Tr.CN Trước công nguyên
    7 Syn Đồng danh
    8 VN Việt Nam
    5
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

    THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1. Thông tin chung:
    - Tên đề tài: “Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá
    có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”
    - Mã số: B.2009-20-18
    - Chủ nhiệm: ThS. Phạm Đình Văn
    - Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Đồng Tháp
    - Thời gian thực hiện: tháng 7/2009 đến tháng 10/2010
    2. Mục tiêu:
    - Điều tra và lập danh mục thành phần các loài cá có giá trị kinh tế của tỉnh
    Đồng Tháp.
    - Xây dựng bộ mẫu vật về các loài cá có giá trị kinh tế của tỉnh Đồng Tháp.
    3. Tính mới và sáng tạo: Xây dựng được bộ mẫu cá có giá trị kinh tế của tỉnh
    Đồng Tháp phục vụ cho quá trình dạy dạy và dạy bộ môn Sinh nói chung và bộ
    môn Thủy sản nói riêng ở bậc Cao Đẳng và Đại học.
    4. Kết quả nghiên cứu:
    - Đã xác định được 119 loài, 81 giống, 39 họ thuộc 12 bộ cá có giá trị kinh tế
    trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
    - Mô tả đặc điểm và xây dựng khóa phân loại về các loài cá có giá trị kinh tế
    trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
    5. Sản phẩm: Xây dựng được 100 mẫu cá nhằm bảo quản lâu dài.
    6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
    dụng:
    Thành phần loài cá mà chúng tôi thu được và bảo quản có thể được sử dụng
    làm cơ sở dữ liệu để đánh giá sự đa dạng và nguồn lợi cá của tỉnh Đồng Tháp.
    Bộ mẫu cá được sử dụng cho quá trình dạy dạy và dạy bộ môn Sinh nói chung
    và bộ môn Thủy sản nói riêng ở bậc Cao Đẳng và Đại học

    Đồng Tháp, ngày 14 tháng 4 năm 2011
    Cơ quan chủ trì
    (ký, họ và tên, đóng dấu)
    Chủ nhiệm đề tài
    (ký, họ và tên)



    6
    MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
    Dong Thap University

    INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

    1. General information
    - Project title: “Investigating the species components and building the sample sets of
    fish of economic value within Dong Thap province”
    - Code number: B.2009-20-18
    - Coordinator: Van, Pham Dinh
    - Implementing institution: Dong Thap University
    - Duration: from July, 2009 to October, 2010
    2. Objectives:
    - Statistically investigating and compiling the list of fish of economic value within
    Dong Thap province
    - Building the sample sets of fish of economic value within Dong Thap province
    3. Creativitiveness and innovativeness:
    Succeeding in building the sample sets of fish of economic value within Dong Thap
    province, serving the process of teaching and studying biology in general, and
    fisheries in particular, at three- and four-year college levels
    4. Research results:
    - Succeeding in defining 119 species, 81 genera, 39 families pertaining to 12
    different orders of fish of economic value within Dong Thap province
    - Succeeding in describing and setting up the taxonomy keys of fish of economic
    value within Dong Thap province
    5. Product:
    Succeeding in collecting and preserving 100 fish samples
    6. Efficacy, transfer alternatives of research results, and applicability:
    - The composition of fish species collected and preserved can be used as database
    for the assessement of fish diversity and fish resource in Dong Thap province.
    - The fish samples can be used in the process of teaching and studying biology in
    general, and fisheries in particular, at three- and four-year college levels. 7
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Cá là nhóm động vật có xương sống có số loài tương đối lớn (hiện người ta
    biết khoảng trên 29.000 loài cá), có ý nghĩa quan trọng trong tự nhiên, là một mắt
    xích cơ hữu trong các hệ sinh thái ở nước, góp phần làm tăng độ đa dạng sinh học,
    tạo sự phát triển bền vững cho môi trường. Mặt khác cá còn là một nguồn lợi thực
    phẩm quan trọng cho đời sống của nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế cho đất
    nước.
    Việt Nam là quốc gia có diện tích nước ngọt bề mặt lớn với 653 nghìn hecta
    sông ngòi, 394 nghìn hecta hồ chứa, 85 nghìn hecta đầm phá ven biển, 580 nghìn
    hecta ruộng lúa nước. Ngoài ra, ở Đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm có khoảng
    1 triệu hecta diện tích ngập lũ trong 2 - 4 tháng. Vì vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở
    Việt Nam rất phong phú. Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định được 544 loài
    cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam, trong đó ở Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng
    260 loài.
    Tuy nhiên, việc đánh bắt, khai thác cá quá mức, sự ô nhiễm môi trường đã
    làm cho trữ lượng cá ngày một giảm mạnh, nhiều loài cá bị tuyệt chủng, nguy cơ
    tuyệt chủng được liệt kê vào sách đỏ Việt Nam. Trước tình hình đó việc nghiên cứu,
    bảo tồn các loài cá là một việc làm cấp bách hiện nay.
    Đồng tháp là một trong những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống
    sông ngòi dày đặc, có trữ lượng cá lớn và độ đa dạng cao. Tuy nhiên, các nghiên
    cứu mới chỉ mang tính ước lượng, và mới tập trung ở các vùng ngập nước lớn như
    Tràm Chim, do đó chưa đánh giá chính xác về hiện trạng cũng như chưa đưa ra
    được các giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển các loài cá.
    Mặt khác, việc thu mẫu và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị kinh tế
    trên địa bàn sẽ phục vụ đắc lực cho công tác dạy và học của giảng viên và Sinh viên
    khoa Sinh học trường Đại học Đồng Tháp. Hơn nữa việc xây dựng bộ mẫu vật về
    các loài cá có giá trị kinh tế ở Đồng Tháp là bước đầu chuẩn bị cho việc xây dựng
    phòng trưng bày động vật, tiến tới xây dựng Bảo tàng Sinh học Đồng Tháp Mười
    sau này.
    Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Điều tra thành phần loài và
    xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”.
    8
    2. Mục tiêu đề tài
    - Thống kê và lập danh mục thành phần các loài cá có giá trị kinh tế của tỉnh
    Đồng Tháp.
    - Xây dựng bộ mẫu vật về các loài cá có giá trị kinh tế trong tỉnh Đồng Tháp,
    giúp cho việc dạy và học môn động vật học tốt hơn, bước đầu tiến tới xây dựng
    phòng trưng bày động vật trong trường Đại học Đồng Tháp.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: Các loài cá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
    - Phạm vi: Các loài cá có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, bao gồm
    cá bản địa và cá nhập nội; cá tự nhiên và cá nuôi.
    4. Nội dung nghiên cứu
    - Tổng quan về nghiên cứu cá trong nước và thế giới
    - Phương pháp phân loại cá
    - Khóa phân loại cá
    - Phương pháp làm bộ mẫu cá

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ sau:
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: Tổng quan về nghiên cứu cá
    trong nước, ngoài nước và khu vực nghiên cứu; phương pháp phân loại cá, các khóa
    định loại; điều kiện tự nhiên xã hội của khu vực nghiên cứu; giá trị kinh tế của các
    loài cá.
    - Tìm hiểu khu vực nghiên cứu: Xác định hệ thống sông, kênh, rạch, trong khu
    vực nghiên cứu, tình hình đánh bắt, buôn bán của người dân.
    - Thu mẫu cá, xử lí, chụp ảnh, ngâm mẫu
    - Phân tích, định loại
    - Xác định khóa phân loại
    - Làm bộ mẫu
    - Viết bài báo khoa học
    - Tổng hợp, viết và hoàn chỉnh đề tài
    9
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Thu thập những tài liệu liên quan đến đề tài:
    + Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên về cá trong nước, đặc biệt là ở Đồng
    bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Đồng Tháp.
    + Tìm hiểu điều kiện tự nhiên xã hội của địa bàn nghiên cứu.
    + Tìm hiểu các tài liệu, các tiêu chí hình thái dùng để phân loại cá.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    6.2.1. Phương pháp thu thập mẫu cá
    Thu mua ở các chợ bán cá ở thành phố, thị xã, và các chợ địa phương và các
    ngư dân đánh bắt cá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Khi tiến hành mua cá chúng tôi
    đặc biệt chú ý đến nguồn gốc xuất xứ (được đánh bắt ở đâu?) để đảm bảo độ chính
    xác về các loài cá có sống trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
    Đối với các loài cá hiếm, ít gặp trên thị trường thì chúng tôi đặt hàng cho các
    ngư dân đánh bắt cá.
    Kết hợp với lực lượng sinh viên ở các vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh Đồng
    Tháp để thu mẫu, bằng cách nhờ sinh viên và gia đình của họ mua giúp hoặc đánh
    bắt (nếu có).
    Đặt các bình có pha sẵn hóa chất định hình để nhờ các hộ ngư dân khai thác
    thủy sản trên sông thu thập thường xuyên trong thời gian nghiên cứu.
    6.2.2. Xử lý và bảo quản mẫu cá
    + Chụp hình mẫu cá:
    Khi thu mẫu cá xong cần phải bảo quản trong nước đá, để cá còn tươi, giữ
    được màu sắc của cá khi chụp hình.
    Chọn nền: Thông thường chọn màu xanh dương (lấy tấm vải màu xanh dương)
    Dựng các vây cá lên: Dùng tay hoặc kẹp để kéo vây cá lên cho căng (chú ý
    kéo nhẹ tay để khỏi đứt vây) sau đó dùng bông tẩm formol 40% cho vào vây cá
    khoảng 2 phút. Đối với vây chẵn thì chỉ cần làm 1 bên, còn bên kia để dẹp xuống
    cho dễ chụp. Ngoài ra còn dùng bông tẩm formol 40% xoa lên thân cá để cho cá
    thẳng, cứng cho dễ chụp. 10
    Khay chụp: Khay nhôm hoặc nhựa, cho vào đáy một lớp mút hoặc gỗ mềm.
    Sau đó cho tấm vải xanh dương phủ lên lớp lót. Đặt cá lên khay cho ngay ngắn, đổ
    nước trong cho ngập cá (Tránh sự phản xạ ánh sáng của vảy, da cá khi chụp). Đặt
    thước đo để xác định được chiều dài thật của cá. Có thể chụp kèm theo Phiếu ghi
    thông tin về mẫu cá.
    Chụp hình: Đặt máy ảnh vuông góc với cá, giữ tay thật vững và bấm máy. Chú
    ý: Che ánh sáng để tránh tạo bóng khi chụp. Mỗi mẫu cá nên chụp nhiều hình để sau
    này lựa chọn hình tốt nhất.
    Nếu chưa có điều kiện chụp ảnh ngay thì phải bảo quản trong nước đá để cho
    cá tươi và giữ được màu sắc.
    + Cố định mẫu cá
    Sau khi chụp hình xong, cho cá vào ngâm bảo quản trong dung dịch formol 7
    - 8%. Đối với các cá thể loài cá có kích thước lớn thì tiêm formol 10% vào cơ và ruột.
    Sau khoảng 15 ngày chúng ta có thể lấy mẫu ra rửa sạch bằng nước cất và sau
    đó cho vào bình thủy tinh chứa dung dịch cồn 70 0
    hoặc formol 2 – 3% để bảo quản
    lâu dài.
    + Xây dựng bộ mẫu cá và bảo quản mẫu cá
    Sau khi cố định xong khoảng 15 – 30 ngày chúng ta tiến hành vớt mẫu cá ra
    rửa sạch bằng cồn 30 0
    hoặc nước cất sau đó cho mỗi loài vào một bình thủy tinh
    (bocan) có kích thước phù hợp với mẫu. Khi làm mẫu cần chú ý:
    + Tạo dáng: nên để đầu xuống dưới, đuôi lên trên
    + Nếu cá nhỏ quá so với bình thì cần làm giá đỡ bằng nhựa: dùng dây dù
    trắng buộc phần đầu và đuôi vào tấm nhựa, lưu ý: buộc mặt sau của tấm nhựa.
    + Các loại cá thuôn dài, như lươn, lịch, nhếch thường: có thể cuộn tròn,
    dùng cây thép để cố định đầu lên phía trên.
    + Gắn nhãn cá. Lấy kim luồn dây dù xuyên qua phần đuôi hoặc buộc ở cổ
    (đối với các loại cá thuôn dài, như lươn). Nhãn có những thông tin sau: tên cá bằng
    tiếng việt, người thu mẫu và thời gian thu mẫu. Nhãn được ép để khỏi thấm nước.
    Việc gắn nhãn trực tiếp vào cá nhằm dễ nhận dạng cá khi thay bình hoặc lấy ra để
    phân loại.
    Pha hóa chất và đổ dung dịch dịch formol từ 3-7%, hoặc cồn 70 0
    vào cho vừa
    ngập cá. Đậy nắp, đốt và nhỏ parafil vào khe hở giữa nắp và bình để ngăn cản dung
    dịch formol bốc hơi. Bảo quản bằng formol thì mẫu đẹp hơn, nước trong dễ quan sát
    hơn. 11
    Làm nhãn cho mẫu: Sử dụng giấy nika và bút xạ hoặc giấy in bình thường (ép
    plastid) hoặc in trên giấy decal và ghi rõ các thông tin: Tên loài, họ (tên khoa học
    và tên tiếng việt). Dán nhãn lên thành bình, chú ý dán ở vị trí thích hợp để quan sát
    mẫu cá tốt nhất. Dùng keo trong dán phủ hết tờ nhãn.
    Trưng bày mẫu: sắp xếp mẫu theo thứ tự kích cỡ bình hoặc theo họ, giống,
    đảm bảo thẩm mĩ và dễ học tập. Bảo quản mẫu nơi im mát, thường xuyên quan sát
    nếu thấy nước bị đục thì cần thay dung dịch ngâm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...