Thạc Sĩ Điều tra thành phần loài và đặc điểm sinh học mọt nuôi nấm (mọt Ambrosia) gây hại cho các loài cây h

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2011


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Lào Cai có diện tích đất tự nhiên 638.389.59 ha trong đó; rừng tự nhiên 323.277.11 ha, rừng trồng 65.586.23 ha, đất chưa có rừng là 94.657.05 ha, đất khác 220.455.43 ha. Độ che phủ của rừng tăng tính đến hết năm 2010 là 49,5%. Trên địa bàn có hai khu bảo tồn đa dạng sinh học đó là Vườn Quốc gia Hoàng Liên và Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn là nơi bảo vệ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm của nước ta. Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Có tổng diện tịch là: 25.669 ha bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 21.624 ha, Phân khu phụ hồi sinh thái: 4.040 ha, là nơi phân bố đa dạng thực vật bậc nhất của dãy Hoàng Liên Sơn và là nơi hiển diện nhiều kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới núi thấp và rừng kín thường xanh nhiệt đới núi cao. Khu vực Hoàng liên là nơi lưu giữ và cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm có tầm Quốc gia và Quốc tế như Bách tán Đài loan, Hoàng liên Ô rô, Dẻ lá rụng, Vượn đen tuyền, Chim trèo cây lưng đen, Cá cóc Tam Đảo, Dơi dơi sọ to, Cu ly nhỏ, .các loài này đang có nguy cơ bị đe dọa ở mức cao, cần được ưu tiên bảo tồn trước những tác động bất lợi của rất nhiều nguyên nhân như dân số tăng, tình hình dịch bệnh xâm nhiễm gây hại đến rừng dẫn đến các giá trị bảo tồn sẽ bị mất đi từng ngày. Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn là vùng có phân bố tự nhiên của nhiều loài họ Dẻ (Fagaceae), trong đó có loài có tên trong sách đỏ của thế giới như loài Dẻ lá rụng. Các loài Sồi, Dẻ này chủ yếu thuộc chi Castanopsis họ Dẻ (Fagaceae), mọc thành quần thụ, có nơi mọc tập trung với mật độ cao và trở thành ưu hợp Sồi, Dẻ. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của loài và tính đa dạng sinh học của nó thì đi theo nó là sự tồn tại và phát triển của rất nhiều các loài sâu bệnh hại nguy hiểm, có nguy cơ tiêu diệt và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của loài Sồi , Dẻ này,
    Trong số cá c loà i sâu bệ nh hạ i đượ c ghi nhậ n gầ n đây trên cá c loà i Sồi , Dẻ
    thì bệnh Nấm xanh (Blue – Stain) do mộ t vector truyề n bệ nh là mộ t loà i
    mọt gỗ thuộc họ mọt gỗ Scoltydae . Bệ nh nà y đã bướ c đầ u đượ c ghi nhậ n
    tại các tỉnh tập trung nhiều Dẻ là Lâm Đồng , Kon Tum, Gia Lai. Như vậ y ,
    phạm vi xuất hiện của loài này trong tự nhiên đã được khẳng định , trải rộng
    trên mộ t vù ng rộ ng củ a Miề n Nam Việ t Nam.
    Các loài mọt nuôi nấm thường gây chết cây do Mọt mang theo các
    loài nấm để gây cấy trong thân cây chủ để làm thức ăn. Các loài nấm được
    Mọt gây cấy đã phát triển nhanh trên phần gỗ giác, làm biến màu gỗ và gây
    tắc nghẽn các mạnh dẫn chất dinh dưỡng nuôi cây làm cây bị héo và chết.
    Bệnh có tốc độ lây lan nhanh do Mọt trưởng thành vũ hóa từ những cây bị
    chết, xâm nhiễm vào cây chủ khác và làm cây chết trong mùa sinh trưởng
    tiếp theo. Khi mật độ quần thể Mọt lớn, sự xâm nhiễn diễn ra với tốc độ
    nhanh dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học . Trướ c nhữ ng đò i hỏ i cấ p thiế t
    của việc bảo tồn và gìn giữ tính đa dạng của loài thực vật, đặc biệt là các
    loài cây thuộc họ Dẻ nghiên cứu về thành phần loài, xác định loài gây hại
    chính và nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài gây hại
    chính và đề xuất biện pháp quản lý dịch hại là rất cần thiết, trên cơ sở đó
    tôi mạ nh dạ n đề xuấ t đề tà i nghiên cứ u thuộ c chương trình đà o tạ o Thạc sỹ
    của mình là : "Điều tra thành phần loài và đặc điểm sinh họ c mọ t nuôi
    nấm (Mọt ambrosia) gây hại cá c loà i cây họ Dẻ (Fagaceae) tại Khu bảo
    tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn bàn, tỉnh Lào Cai
    ".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...