Luận Văn Điều tra thành phần loài hệ thực vật rừng ngập mặn và một số nhân tố môi trường tác động đến chúng ở

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẨN MỞ ĐẨU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI

    Yùng rừng ngập mặn là vùng chuyển tiếp nên nó chịu ảnh hưởng bỡi các điều kiện từ đất liền lẫn từ hướng biển, nhìn chung các bãi bồi, nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp đều có cây ngập mặn. Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái quan trọng ở vùng ven biển, có rất nhiều chức năng sinh thái và lợi ích kinh tế (Nguyễn Hoàng Trí, 1999 [14]).

    Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng có năng suất cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới nhưng rất nhạy cảm với tác động của con người và thiên nhiên(Phan Nguyên Hồng, 1999[3]).

    Rừng ngập mặn không những cung cấp những lâm sản có giá trị như gổ, than, củi, tanin, thức ăn , thuốc uông .mà còn là nơi sống và ương giống của nhiều loài hải sản, chim nước chim di cưvà một số động vật có ý nghĩa kinh tế lớn như khỉ, lợn rừng, cá sấu, kỳ đà, chồn, trăn .

    Rừng ngập mặn có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển , bờ sông, điều hoà khí hậu, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích lục địa, hạn chế sự xâm nhập mặn, bảo vệ đê điều, đổng ruộng, nơi sống của người dân ven biển trước sự tàn phá của gió mùa, bảo, nước biển dâng (Phan Nguyên Hồng, 1999[3];1998[7])

    Tóm lại, rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu vùng ven biển do hậu quả của chiến tranh, mà đặc biệt là do sức ép của kinh tế, dân số dẫn đến việc khai thác quá mức và phá rừng ngập mặn để nuôi tôm không có kế hoạch làm cho hơn một nưả diện tích rừng ngập mặn ở nước ta bị biến mất, phần còn lại đang bị đe doạ nghiêm trọng (Nguyễn Hoàng Trí, 1999 [14]).
    Diện tích đất thoái hoá ngày càng tăng, khí hậu diễn biến theo chiều hướng xấu đi rõ rệt, nước mặn lấn sâu vào nội địa làm giảm năng suất cây nông nghiệp, nguồn tôm giống, cua, cá giảm nhiều, nhiều loài hải sản mất nơi sống, một số loài cá, ốc, sò mất bãi đẻ, hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển diễn ra hàng ngày do mất rừng, gió bão phá hoại đê điều, đồng ruộng và nhà cửa, đời sống của người dân nghèo ven biển bị đe doạ (Phan Nguyên Hổng, 1999 [3]; 1998 [7)

    ở Hà Tĩnh hiện nay một trong những vẫn đề được quan tâm là khôi phục rùng ngập mặn, việc lựa chọn trồng loại cây gì, vừa có tóc dụng giữ đất bảo vệ đê biển, hồ đầm thuỷ sản, vừa có hiệu quả kinh tế cao thích ứng tốt với diều kiện tự nhiện của địa phương đang còn là những vẫn đề khó khăn (Phan Nguyên Hồng, 1999 [3]).

    Nhận rõ tầm quan trọng của rừng ngập mặn, mà đặc biệt là hậu quả của thiên tai trong những năm gần đây ở những vùng ven biển bị mất rừng ngập mặn .

    Yì vậy mà tôi manh dạn chọn đề tài nghiên cứu " Điều tra thành phần loài hệ thực vật rừng ngập mặn và một số nhân tố môi trường tác động đến chúng ở xã Hộ Độ và Xuân Hội - Hà Tĩnh”. Hy vọng với những kết quả thu được qua đề tài này sẽ cung cấp những thông tin khoa học cho việc nghiên cứu, công tóc phục hổi, phát triển, mở rộng, sử dụng và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn tại vùng này, góp phần đảm bảo sự cân bằng sinh thái.

    2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THựC TRIEN.

    - Đây là đề tài đầu tiên điều tra thành phần loài và một số nhân tố môi trường ảnh hưởng đến chúng tại vùng rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh.

    - Việc điều tra thành phần loài và một số nhân tố môi trường tác động đến thực vật rừng ngập mặn là cơ sở cho công tác quản lý, sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn.

    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN cứu.

    Trên cơ sở nghiên cứu điều tra thành phần loài hê thực vật rừng ngập mặn và một số nhân tố môi trường tác động đến chúng nhằm cung cấp những thông tin khoa học cho việc nghiên cứu, công tác phục hồi, phát triển rừng ngập mặn tại vùng này, góp phần đảm bảo sự cân bằng sinh thái.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN cứu.

    - Địa điểm nghiên cứu

    Các nghiên cứu được tiến hành tại vùng rừng ngập mặn ở Hộ Độ và Xuân Hội - Hà Tĩnh.

    - Phạm vi nghiên cứu

    Điều tra thành phần loài hệ thực vật rừng ngập mặn và một số nhân tố môi trường tác động đến chúng.

    - Thời gian nghiên cứu.

    Từ tháng 7 năm 2002 đến tháng 5 năm 2003.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...