Luận Văn Điều tra thành phần loài chim ở khu BTTN Côpia - Thuận Châu tỉnh Sơn La

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chim là loài động vật có xương sống có số lượng lớn, phân bố ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau. Theo thống kê hiện nay trên thế giới có hơn 9000 loài, riêng Việt Nam có 828 loài thuộc 81 họ, 19 bộ. Chim có vai trò rất quan trọng, không những có ý nghĩa trong thương mại , làm cảnh mà còn có giá trị cao về môi trường, sinh thái đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp.
    Khu bảo tồn thiên nhiên(BTTN) Copia, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La nằm trên địa bàn 4 xã: Cò Mạ, Nậm Lầu, Long Hẹ, Chiềng Bôm. Trong đó phần lớn diện tích rừng thuộc địa phận xã Cò Mạ. Nơi đây có một hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, diện tích rừng tự nhiên là chủ yếu, có nhiều laòi động thực vật đặc hữu quý hiếm của vùng Tây Bắc nước ta, được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
    Tuy nhiên trong những năm gần đây, ở Sơn La việc săn bắt động vật rừng ngày càng gia tăng, do nó đem lại thu nhập cao cho người dân bản nghèo xung quanh khu bảo tồn sống chủ yếu dựa vào nghề rừng. Cùng với sự thu hẹp dần diện tích rừng do cháy rừng, khai thác bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy.vv dẫn đến sự suy giảm lớn số lượng các loài chim hiên nay của khu vực bảo tồn. Công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của cán bộ công nhân viên rất tích cực nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, chúng ta cần có nhiều công trình nghiên cứu về chim làm cơ sở cho công tác quản lý bảo tồn đạt hiệu quả cao.
    Để cung cấp thêm cơ sở khoa học cho công tác quản lý bảo vệ và góp phần bảo tồn các loài chim ở khu BTTN Copia, với sự giúp đỡ của thầy giáo, thạc sỹ Đào Nhân Lợi tôi thực hiện đề tài : “ Điều tra thành phần loài chim ở khu BTTN Côpia - Thuận Châu tỉnh Sơn La


    PHẦN I
    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.Trên thế giới

    Hiện nay trên thế giới người ta đã thống kê được khoảng hơn 9700 loài chim khác nhau, trong đó bộ sẻ được coi là bộ giàu họ nhất với gần 30 họ. Một số loài ít họ là Bộ Ngỗng, Bộ Bồ câu, Bộ Nuốc, Bộ Vẹt, Bộ Cúc cu có từ 1-2 họ. Tuy nhiên con số đó vẫn thay đổi theo thời gian bởi có nhiều loài mới được phát hiện thêm bên cạnh đó nhiều loài bị tuyệt chủng.
    Đáng chú ý là có nhiều loài được coi là đã tuyệt chủng thì mấy chục năm hoặc thế kỷ sau người ta lại phát hiện ra chúng và sự kiện đó người ta gọi là “sự hồi sinh” hay “phát hiện lại”.
    Tại cuộc họp thường niên về hệ động vật có lông vũ của đời sống chim quốc tế người ta cho rằng gần đây mặc dù có sự xuất hiện trở lại của một số loài chim nhưng nhìn chung tình hình vẫn rất bi đát. Hiện nay trong tổng số 9775 loài chim thì có đến 1212 loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong khi khoảng 2000 loài khác đang trong tình trạng nguy cấp. Đặc biệt trong đó có 179 loài gần như bị tuyệt chủng, chim Sẻ ức đỏ Châu Âu (chỉ còn 300 cá thể là một ví dụ).
    Mất 50000 giờ nghiên cứu ngoài trời tại 100 quốc gia, các nhà nghiên cứu đã thống kê được gần một nửa số lượng các loài thuỷ cầm đang bị giảm phần lớn là do tốc độ phát triển kinh tế và hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong 900 loài chim trên thế giới có 44% đang bị giảm, 34% khá ổn định, 17% đang trên đà tăng. Trong đó Châu Á là nơi có tốc độ giảm nhanh nhất với 62% số lượng các loài thuỷ cầm bị giảm hoặc bị tuyệt chủng, thứ hai là châu Phi (48%), tiếp theo là Châu Úc (45%), Nam Mỹ (42%) và Bắc Mỹ (37%).

    1.1.1. Ở châu Á
    Theo thống kê của tổ chức Birdlife International thì Châu Á là lục địa có nhiều chim muông nhất, trong đó có 12% số loài đang bị đe doạ nghiêm trọng và sẽ đi đến chỗ tuyệt chủng trong vòng 10 năm tới nếu con người không có hành động bảo vệ nơi cư trú của chúng.
    Sau khi khảo sát tại 28 nước Châu Á từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Birlife cho biết có khoảng 332 loài chim đang bên bờ tuyệt chủng. Khoảng 43% trong số 2293 vùng cư trú của các loài chim nhất là rừng rậm không còn được chính quyền các nước bảo vệ. Cũng theo tổ chức Birlife International thì 41 loài chim ở Châu Á được liên đoàn bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) nói đến thì nay không chỉ có nguy cơ tuyệt chủng mà thực sự đã sắp biến mất hẳn.
    Về số lượng loài chim có nguy cơ tuyệt chủng thì Inđôêxia có 117 loài, Trung Quốc có 78 loài, Ấn Độ 73 loài, Philippin 70 loài. Đặc biệt Đông Nam Á là khu vực rất nguy hiểm cho chim.
    1.1.2. Ở Châu Âu

    Tại Châu Âu các nhà nghiên cứu quan sát thấy một loài chim phân tách làm đôi, đó là loài chim đầu đen châu Âu (blackap) thường sinh sản ở Áo và Đức thường bay tới những địa điểm khác nhau trong mùa đông: một nhóm bay về phương Nam tới Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nam Phi và một nhóm bay về phương Bắc tới Anh và Ailen.
    Cũng tại Châu Âu người ta thấy loài Sẻ đồng ( Azores Bullfinch pyrrhula murina) là loài chim hót hay và hiếm nhất ở đây đang bị suy giảm về số lượng và chỉ còn 300 con. Rất nhiều loài chim Châu Âu xuất hiện trong sách đỏ thế giới lần đầu tiên cũng đang suy giảm, điển hình là loài Sả Châu Âu ( European Roller coracias garrulus ) có quần thể chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...