Chuyên Đề Điều tra thành phần côn trùng trên cây vải thiều và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh th

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1 : MỞĐẦU

    1.1. ĐẶTVẤNĐỀ.

    Cây vải có tên khoa học làLitchi chinensis Sonn. Thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae) có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Ngày nay, cây vải được trồng ở nhiều nước trên thế giới.
    Vải là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Thịt quả chứa rất nhiều vitamin B, C, E và các chất vi lượng có lợi cho sức khoẻ con người. Quả vải được ăn tươi, sấy khô hoặc làm đồ hộp, nước giải khát. Vỏ quả, thân cây và rễ có nhiều tanan có thể dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp. Hoa vải còn là nguồn mật có chất lượng cao. Ngoài ra gỗ vải là loại gỗ quý, không mối mọt, bền nên có thể dùng để xây nhà, đóng đồ. Tán cây vải cao lớn, sum suê, rễ bám chắc có thể làm cây bóng mát, cây chắn gió, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn,giữ cho đất luôn tươi xốp, .mang nhiều ý nghĩa về mặt môi trường.
    Cây vải có tính thích ứng mạnh, dễ trồng, chịu được đất chua, đất dốc nên phát triển tốt trên các vùng đồi hoang hoá. Ở Việt Nam vải thường được trồng phổ biến ở vùng núi phía Bắc và miền trung du. Chủ trương của Đảng và chính phủ là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế trang trại nhằm xoáđói giảm nghèo. Vì vậy trong những năm gần đây diện tích trồng vải trên đất đồi tăng lên nhanh chóng, đời sống của bà con nông dân không ngừng được cải thiện, kinh tế ngày càng phát triển, đồng thời giúp ổn định được trật tự an ninh xã hội.
    Diện tích trồng vải tăng nhanh đồng nghĩa với việc mật độ và chủng quần sâu hại gia tăng. Có rất nhiều loại côn trùng hại cho vải như bọ xít hại nhãn vải, sâu cuốn lá, sâu đo, sâu xanh bướm vàng xám, rệp muội, rệp sáp, .Để phòng trừ sâu hại nông dân đã dựa chủ yếu vào thuốc hoá học mà không biết đến tác hại của nó gây ra như : làm phá vỡ mối cân bằng sinh thái tiêu diệt các loài kẻ thù tự nhiên, làm ô nhiễm môi trường, làm tăng tính kháng thuốc của những loài sâu hại. Việc sử dụng thuốc hoá học bừa bãi đãđể lại lượng tồn dưhoá chất trong nông sản, thực phẩm làm ảnh hưởng đáng kể tới sức khoẻ cộng đồng.
    Đểổn định và phát triển nông nghiệp một cách bền vững nói chung cũng như cây vải Thiều nói riêng cần nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng về sâu hại và thiên địch của chúng để có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch hại cũng như bảo vệ khai thác hợp lý những loài côn trùng cóích, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại cho con người và môi trường sống.
    Được phép của khoa Công nghệ sinh học  Viện Đại học Mở Hà Nội, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Xuân Thành  Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Điều tra thành phần côn trùng trên cây vải thiều và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. tại Sóc Sơn Hà Nội và các vùng phụ cận năm 20052006.
    1.2. MỤCTIÊUCỦAĐỀTÀI.
    ã Xác định được thành phần côn trùng có lợi và có hại theo mùa vụ và theo vùng địa lý.
    ã Vẽđược đồ thị quy luật biến động số lượng của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr.
    ã Nắm được đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái cơ bản của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr.
    ã Vai trò của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. trong việc tiêu diệt côn trùng hại.
    1.3. YÊUCẦUCỦAĐỀTÀI.
    A.Điều tra nghiên cứu tại thực địa.
    1. Xác định sựđa dạng về thành phần loài côn trùng hại và thiên địch của chúng.
    2. Xác định quy luật phát sinh cũng như sự phân bố loài theo cây hoặc nhóm cây trồng theo mùa vụ hoặc vùng lãnh thổđịa lý.
    B. Nghiên cứu trong phòng.
    1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái cơ bản của bọ rùa 18 chấm.
    2. Nghiên cứu khả năng tiêu diệt rệp của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata nhằm đề xuất hướng bảo vệ, sử dụng một cách có hiệu quả.




    MỤCLỤC

    Chương 1 : Mởđầu 1

    1.1. Đặt vấn đề. 1
    1.2. Mục tiêu của đề tài. 2
    1.3. Yêu cầu của đề tài. 2
    Chương 2 : Tổng quan 4
    2.1.Tình hình nghiên cứu về côn trùng hại và thiên địch của chúng. 4
    2.1.1. Những nghiên cứu về côn trùng vải thiều của các tác giả nước ngoài 4
    2.1.2.Những nghiên cứu về côn trùng vải thiều của các tác giả trong nước. 6
    2.2. Tình hình nghiên cứu về phòng trừ. 15
    2.2.1.Vai trò vàý nghĩa của từng biện pháp Bảo vệ thực vật. 15
    2.2.1.1. Biện pháp canh tác. 15
    2.2.1.2.Biện pháp hoá học. 15
    2.2.1.3. Biện pháp sinh học. 16
    2.2.2. Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ các loài sâu hại trên cây vải thiều của các tác giả trong và ngoài nước. 17
    Chương 3: Địa điểm, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 22
    3.1. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu. 22
    3.1.1. Địa điểm nghiên cứu . 22
    3.1.2. Thời gian nghiên cứu. 22
    3.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. 22
    3.2.1. Đối tượng nghiên cứu. 22
    3.2.2. Dụng cụ nghiên cứu. 22
    3.3. Phương pháp nghiên cứu. 22
    3.3.1. Điều tra thành phần các loài côn trùng trên cây vải. 22
    3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata. 23
    3.3.3. Phương pháp tính toán. 24
    3.3.3.1. Các công thức tính toán về sinh học. 24
    3.3.3.2. Tính toán sác xuất: 25
    Chương 4 : Kết quả nghiên cứu 26
    4.1. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại và thiên địch trên cây vải thiều tại xã Hiền Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội. 26
    4.2. Kết quả nghiên cứu một sốđặc điểm hình thái, sinh thái, sinh học của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. 34
    4.2.1 Biến động số lượng của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. 34
    4.2.2. Đặc điểm hình thái của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. 36
    4.2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái của trứng. 43
    4.3.3.Đặc điểm sinh học, sinh thái của ấu trùng bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata. 44
    4.3.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhộng bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata. 46
    4.3.5. Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa trưởng thành 18 chấm Harmonia sedecimnotata. 47
    4.3.6. Khả năng tiêu diệt mồi của ấu trùng và trưởng thành của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata . 49
    Chương 5: Kết luận và kiến nghị. 53
    5.1. Kết luận. 53
    5.2. Kiến nghị. 54
    Tài liệu tham khảo 55
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...