Luận Văn Điều tra thành phần bệnh hại và diễn biến của bệnh đạo ôn, khô vằn trên lúa vụ Xuân 2010 và chỉ đạo

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Thực tập tốt nghiệp có vai trò rất quan trọng và là khâu không thể thiếu được đối với mỗi học sinh sinh viên Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp. Đây là thời gian tạo điều kiện tốt nhất để mọi sinh viên có thể ứng dụng những thức đã được học của mình vào thực tế trong quá trình sản xuất. Tiếp cận thực tế một các tốt nhất để nâng cao trình độ chuyên môn rút ra được những bài học quý báu.
    Cây lúa là một trong những cây có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất: căn cứ vào tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, ấn Độ, Việt Nam Cây lúa có từ 3000 – 2000 năm trước công nguyên. Đây là cây thuộc họ hoà thảo có tên khoa học “Orgzasatira” là cây lương thực chủ yếu trên thế giới có giá trị quan trọng đối với con người. Hàng năm có 60% dân số thế giới và 95% dân số nước ta được nuôi sống bằng lúa gạo. Trong lúa chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng như tinh bộ, 62.4%, xenlulôza 9.9%, lipit phân bố ở vỏ gạo (gạo xay sát 2.02%, gạo giã 0.52%, protein 6 – 8%) và nhiều loại vitamin như: B1, B2, B6, PP đặc biệt là hàm lượng vitamin B1 rất cao, trong đó phân bố ở phôi 47%, cám 34.5%, gạo là 38%. Do đó trên thế giới có 125 nước trồng lúa với diện tích 150 triệu ha, các nước trồng lúa chủ yếu ở châu Á như Ấn Độ (70 triệu ha); Trung Quóc 34 triệu ha; Thái Lan 94 triệu ha; Việt Nam 7.4 triệu ha. Đối với Việt Nam được xem là cái nôi của nghề trồng lúa, cây lúa gắn liên với lịch sử phát triển của dân tộc, một nước nông nghiệp có tới 80% dân số làm nghề nông nên sản xuất nông nghiệp đóng vai trò lớn đối với nền kinh tế đất nước, với hệ thống cơ cấu cây trồng hàng năm ở nước ta thì sản lượng lương thực mà ngành nông nghiệp sản xuất ra đã cung cấp một lượng lớn cho con người và xuất khẩu, đem lại thu nhập lớn cho đất nước. Điều đó cho thấy cây lúa là cây lương thực hàng đầu và không thể thay thế được ở Việt Nam.
    Trong tình hình hiện nay việc chọn tạo giống lúa ngắn ngày năng suất cao, thích ứng rộng chịu thâm cảnh đang tiến hành rộng rãi trong cả nước. Đặc biệt các giống lúa lai đang được thay thế các giống lúa ở địa phương những năm qua đã mang lại nhiều thành tựu đáng khích lệ, đã gọp phần không nhỏ trong việc phát triển lúa lai ở nước ta. Từng bước nâng cao giống lúa lai Việt Nam trên thị trường. Đảm bảo hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích canh tác cho người dân và góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh đó làm giảm năng suất và chất lượng gạo trong những năm gần đây do diễn biến thời tiết diễn ra phức tạp sâu bệnh phát sinh phát triển ngày càng nhiều, gây khó khăn cho người sản xuất, chính vì thế vấn đề bảo vệ thực vật là hết sức cần thiết, đối với tất cả các quốc gia coi lúa gạo là cây trồng chính trong nền kinh tế quốc dân (đặc biệt diễn biến sâu bệnh hại rất phức tạp, song việc phòng trừ đang còn nhiều hạn chế. Bởi vậy yêu cầu nhiệm vụ đối với người cán bộ là phải tìm ra các biện pháp tối ưu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, giảm thiệt hại do sâu bệnh gây nên đến mức thấp nhất).
    Vì vậy để đảm bảo được năng suất, số lượng lương thực là một sinh viên khoa Trồng trọt, một cán bộ kỹ thuật trong tương lai, chúng tôi muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra trên cây lúa và để nâng cao sự hiểu biết của mình trong lĩnh vực BVTV đồng thời với mong muốn sau khi ra trường ngoài kiến thức nhà trường đã dạy tôi còn trở thành người cán bộ nông nghiệp có kiến thức và và có tay nghề cao. Xuất phát từ thực tế nói trên được sự nhất trí của nhà trường, cũng như của Khoa Trồng trọt và sự hướng dẫn của thầy giáo: Th.s Nguyễn Bình Nhự. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra thành phần bệnh hại và diễn biến của bệnh đạo ôn, khô vằn trên lúa vụ Xuân 2010 và chỉ đạo phòng trừ bệnh hại tại thị trấn Bích Động – huyện Việt Yên – tỉnh Bắc Giang”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...