Luận Văn Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC .1
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    NỘI DUNG .2
    I. Mục tiêu 2
    II. Tổng quan chung về vấn đề răng miệng tại Việt Nam .2
    1. Các nhóm đối tượng có nguy cơ bị viêm lợi và sâu răng .3
    2. Tác hại của bệnh răng miệng đối với sức khỏe 3
    3. Các hành vi sức khỏe liên quan đến nguy cơ bị sâu răng 4
    III. Vấn đề Nha học đường tại trường tiểu học cơ sở A 5
    1. Tổng quan .5
    2. Các yếu tố quyết định vấn đề sức khỏe răng miệng của học sinh tiểu học . 6
    3. Các yếu tố ảnh hưởng đến “hành vi chải răng và vệ sinh răng miệng không đúng cách” 9
    4. Bảng phân tích đối tượng đích . 10
    IV. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe của nhóm đối tượng đích 10
    V. Xác định cách tiếp cận nâng cao sức khỏe và chiến lược hành động nâng cao sức khỏe 13
    VI. Kế hoạch chương tŕnh nâng cao sức khỏe 20
    1. Mục tiêu .20
    2. Giải pháp can thiệp 20
    3. Kế hoạch hành động tổng thể . 25
    4. Chương tŕnh hoạt động cụ thể . 32
    5. Đánh giá khó khăn – thuận lợi 34
    6. Chỉ số đánh giá chương tŕnh 36
    KẾT LUẬN 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
    PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT SỰ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM 49
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tại Việt Nam, báo cáo “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc” của Viện Răng Hàm Mặt TPHCM thực hiện đă đưa ra những kết quả hết sức bất ngờ. Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị sâu răng trong nhóm tuổi 6-8 là 25.4%, tỷ lệ này càng tăng lên theo từng nhóm tuổi như 54.6% trẻ ở độ tuổi 9-11, 64.1% của nhóm 12-14 tuổi và với 15-17 tuổi có 68.6% ca sâu răng.
    Theo báo cáo về vấn đề chăm sóc răng miệng của trường tiểu học cơ sở (THCS) A – là một trong 12 trường THCS của một quận nội thành Hà Nội, thực trạng về vấn đề răng miệng cũng không mấy khả quan, theo số liệu của pḥng y tế trường học, trong tổng số 1.190 học sinh của trường th́ 100% em có mảng bám răng; tỷ lệ sâu răng sữa là 75% (cao nhất ở khối lớp 2 với 42%); tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 59,78%(cao nhất ở khối lớp 5 với 45%); tỷ lệ mắc viêm lợi đối với học sinh là 87,89%( cao nhất ở khối lớp lớp 5 với 31%). Về kiến thức vệ sinh răng miệng có 45% các em học sinh đạt mức khá và tốt, c̣n lại chỉ ở mức trung b́nh. C̣n về thực hành chải răng đúng cách th́ việc theo dơi thực hành chải răng và vệ sinh răng miệng đúng cách c̣n nhiều hạn chế tại trường, v́ thực tế hoạt động này chủ yếu diễn ra tại gia đ́nh các em. Hầu hết các em không được cha mẹ dẫn đi kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần và quan trọng hơn cả là các em chưa có được ư thức trong việc tự chăm sóc răng miệng, chưa biết cách tự bảo vệ và pḥng sâu răng.
    Qua những con số và một vài phân tích trên chúng ta có thể nhận định được tính nghiêm trọng của vấn đề cũng như sự cấp thiết của việc phải xây dựng và thực hiện một cách nghiêm túc chương tŕnh nâng cao sức khỏe răng miệng với sự phối hợp hành động chặt chẽ giữa các đối tượng và các bên liên quan. Căn cứ vào t́nh h́nh và các đặc điểm của trường cũng như điều kiện chung của gia đ́nh học sinh, nhóm chúng tôi xin được đưa ra một bản kế hoạch bao gồm các bước cụ thể nhằm mục đích nâng cao sức khỏe răng miệng cho học sinh của trường. Chương tŕnh tập trung vào đối tượng chính là các em học sinh, và một số đối tượng khác cũng có vị trí khá quan trọng, đó là các thầy cô và phụ huynh học sinh.
    Do c̣n nhiều yếu kém về kinh nghiệm cũng như hạn chế về kĩ năng và kiến thức nên bản báo cáo này c̣n mắc nhiều sai sót, hi vọng nhận được sự đóng góp ư kiến từ phía các thầy cô và các bạn sinh viên để bản báo cáo được hoàn thiện hơn
    Xin chân thành cảm ơn!
    Nhóm 1 – K6C
    NỘI DUNG
    I. Mục tiêu
    1. Nêu các yếu tố quyết định vấn đề sức khỏe răng miệng.
    2. Phân tích hành vi chăm sóc sức khỏe cụ thể và đặc điểm của nhóm đối tượng đích.
    3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi chăm sóc sức khỏe cụ thể là chải răng và vệ sinh răng miệng đúng cách.
    4. Phân tích các cách tiếp cận nâng cao sức khỏe nên được áp dụng để thay đổi hành vi sức khỏe đă xác định và xác định chiến lược hành động nâng cao sức khỏe để giải quyết vấn đề sức khỏe.
    5. Xây dựng kế hoạch cho chương tŕnh nâng cao sức khỏe tại trường học nhằm cải thiện vấn đề sức khỏe và xác định các chỉ số chính để đánh giá chương tŕnh nâng cao sức khỏe tại trường học.
    II. Tổng quan chung về vấn đề răng miệng tại Việt Nam
    Các bệnh liên quan đến răng miệng đang là mối lo của toàn xă hội khi tỷ lệ người mắc ngày một tăng lên. Theo số liệu từ Viện Răng Hàm Mặt Việt Nam vừa công bố, cả nước có trên 60% dân số mắc bệnh sâu răng, trong đó lứa tuổi từ 6 - 12 tuổi chiếm trên 85% (trung b́nh mỗi trẻ em lứa tuổi học đường thường có 5-6 răng sâu). T́nh trạng bệnh sâu răng ở Việt Nam tăng theo tuổi. Theo đó, càng lớn, tỷ lệ sâu răng càng cao. Đặc biệt từ độ tuổi 45 trở đi có trên 90% số người bị sâu răng (trung b́nh mỗi người có trên 8 chiếc răng sâu). Ngoài t́nh trạng sâu răng, các bệnh liên quan đến răng khác cũng tăng đáng kể. Đó là các bệnh viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu ở trẻ từ 15 - 17 tuổi là 47%. Cũng căn bệnh này, nhưng ở người trên 45 tuổi là 85%. Số người có bệnh quanh răng gần 97%. Số liệu Viện Răng Hàm Mặt đưa ra cũng cho thấy, cả nước có trên 60% trẻ em và trên 50% người lớn chưa từng được đi khám răng miệng.
    Thống kê từ Cục Y tế Dự pḥng cho thấy trên 80% học sinh tiểu học Việt Nam mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng, ở lứa tuổi lớn hơn tỉ lệ này cũng lên đến 60-70% và đang có dấu hiệu tăng lên trong thời gian gần đây. Số trẻ mắc bệnh răng miệng lại cao hơn hẳn ở khu vực thành phố, đô thị, vốn được cho là nhóm trẻ được vệ sinh răng miệng tốt hơn, nhưng lại là khu vực sử dụng nhiều thức ăn ngọt như bánh kẹo các loại, đường. Vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng học đường ở Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức khi cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh c̣n rất hạn chế, nhiều trường tiểu học chưa có pḥng nha học đường. Chương tŕnh Nha Học Đường tuy đă triển khai khá lâu nhưng vẫn c̣n chưa phủ rộng và thường xuyên tại các trường học. Chính v́ thế vẫn c̣n nhiều trẻ chưa được chăm sóc răng chu đáo. Việc triển khai rộng nha học đường ở Việt Nam là một yêu cầu rất cấp thiết để giúp giảm tỷ lệ trẻ em Việt Nam bị sâu răng.
    1. Các nhóm đối tượng có nguy cơ bị viêm lợi và sâu răng
    Các bệnh về răng miệng có thể xảy ra ở tất cả mọi đối tượng nếu không có cách chăm sóc răng miệng hợp lư. Trong đó lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học (từ 6 đến 10 tuổi) có nguy cơ bị sâu răng cao nhất. Các nguyên nhân được xác định là do:
    - Đây là lứa tuổi mà men răng dễ bị tổn thương nhất, vi khuẩn gây hại dễ dàng tấn công và gây ra các bệnh răng miệng, đặc biệt là các bệnh như sâu răng, viêm lợi.
    - Trong quá tŕnh mang thai, người mẹ không cung cấp đủ các chất cho sự phát triển của răng đặc biệt là calxium, th́ những đứa trẻ được sinh ra sẽ không có cấu trúc răng vững chắc, dễ mắc các bệnh về răng miệng.
    - Những trẻ có thói quen ăn nhiều bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bộ nhưng lại không có chế độ chăm sóc răng hợp lư tạo ra những mảng bám trên răng, là môi trường cho các vi khuẩn gây hại phát triển gây ra sâu răng, viêm lợi.
    - Những trẻ có thói quen xấu như hay dùng tay lung lay răng sữa trong quá tŕnh thay răng cũng có nguy cơ cao bị các bệnh về lợi do trong quá tŕnh lung lay răng, các em đă vô t́nh đưa các vi khuẩn có hại vào miệng, gây tổn thương lợi.
    - Những trẻ đă có tiền sử bị sâu răng sữa, nếu không có cách vệ sinh răng miệng hợp lư sẽ có nguy cơ rất cao bị sâu răng vĩnh viễn, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này.
    Ngoài ra, ở các độ tuổi khác nhau, nếu không có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lư, gây ra những tổn thương về mặt cơ học cho răng đều có thể là các nguyên nhân gây ra sâu răng và các bệnh về lợi.
    2. Tác hại của bệnh răng miệng đối với sức khỏe
    Các bệnh răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà c̣n ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người:
    - Răng sâu gây sưng, đau nhức, khó nhai, thậm chí là chảy máu, sốt. Ở trẻ nhỏ, răng sâu c̣n ảnh hưởng đến sự phát triển của xương quai hàm và viêm tủy xương hàm ở trẻ.
    - Thay răng không được chăm sóc tốt, sâu răng, răng bị “sún” làm cho nhiều trẻ có hàm răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và c̣n là điều kiện cho mảng bám, vi khuẩn phát triển ở những chỗ răng mọc chen chúc, răng mọc lệch khiến quá tŕnh đánh răng không làm sạch được, sẽ gây ra các bệnh răng miệng sau này.
    - Đi cùng với bệnh sâu răng sữa là t́nh trạng viêm lợi. Khi lợi bị viêm sẽ đỏ và sưng tấy, dễ chảy máu, miệng có mùi hôi.
    - Viêm lợi c̣n là giai đoạn đầu của bệnh nha chu, khi bệnh đă nặng th́ lợi sẽ không c̣n bám chắc vào răng nữa mà h́nh thành các túi lợi, các dây chằng của răng và xương bị vi khuẩn xâm nhập, phá hủy. Trong các túi lợi chứa đầy mảng bám cao răng và vi khuẩn. Quá tŕnh này diễn ra lâu và không được điều trị sẽ làm lung lay và rụng răng
    - Các bệnh về răng sữa có thể làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của răng vĩnh viễn: răng sữa (kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn trong miệng) rất hay bị sâu. Nếu không được điều trị tốt, răng sữa bị sâu sẽ lây lan nhanh sang các răng lành khác và là điều kiện thuận lợi làm cho các răng vĩnh viễn mọc sau đó tiếp tục mắc phải căn bệnh này.
    3. Các hành vi sức khỏe liên quan đến nguy cơ bị sâu răng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...