Luận Văn Điều tra sự đa dạng sinh học của các loài sâu hại và thiên địch của chúng trên cây lạc và nghiên cứu

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
    1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ CÁC LOÀI SÂU BỆNH VÀ THIấN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRấN CÂY LẠC . 5
    1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc ở trong nước và ngoài nước . 5
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở thế giới . 6
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại ở trong nước. 7
    1.2. Tình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc ở trong và ngoài nước. 10
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu thiên địch sâu hại lạc ở trên thế giới . 10
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc trong nước. 12
    PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
    2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 14
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14
    2.1.2. Nội dung nghiên cứu: 14
    2.2. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 14
    2.2.1. Vật liệu nghiên cứu 14
    2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 15
    2.2.3. Thời gian nghiên cứu: 15
    2.3. Phương pháp nghiên cứu: 15
    2.3.1. Phương pháp điều tra ngoài tự nhiên: (Nội dung a+b) 15
    2.3.2. Phương pháp ghi chép điều tra: 16
    2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Nghiên cứu sinh thái, sinh hoc): 16
    2.4. Phương pháp tính toán: 17
    PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
    3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN CÂY LẠC Ở HÀ NỘI. 22
    3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, SINH THÁI CỦA SÂU RÓM 4 GÙ VÀNG 2 CHẤM ĐEN (ORGYIA SP.). 31
    3.2.1. Đặc điểm hình thái của sâu róm 4 gù 2 chấm đen (Orgyia sp.). 32
    3.2.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu róm 4 gù vàng 2 chấm đen (orgyia sp.). 38
    PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
    4.1. KẾT LUẬN 46
    4.2. ĐỀ NGHỊ 46
    MỞ ĐẦU
    1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Ngành nông nghiệp từ trước đến nay là một trong những ngành quan trọng của thế giới. Nó cung cấp lương thực , thực phẩm cho con người . Cây lạc là một trong số cây trồng đó. Lạc là cây trồng công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, đứng thứ hai trong số các cây trồng có dầu (Đoàn Thị Thanh Nhàn , 1996). Bên cạnh đó , lạc cũng là cây thực phẩm có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Hạt lạc là thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với 1g lạc thỡ cú : lipit (38-50%); protein (22-27%); 15,5% gluxit ; 2,5% chất xơ; 68mg vitamin P và nhiều loại vitamin B, C, E, F, bổ sung cho con người (Phạm Văn Thiều, 2001; Hill and Waller, 1985). Thõn, lỏ, khô dầu lạc là nguồn cung cấp thức ăn nuôi gia súc, gia cầm. Hơn nữa, lạc có hương thơm, mùi vị rất đặc biệt mà không một loại thực phẩm nào có được. Ngoài ra, lạc còn là một trong năm mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị nước ta. Khối lượng lạc xuất khẩu đứng thứ hai sau lúa (Cao Đức Phát, 1991; Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1999). Không những thế, lạc còn là loại cây trồng lý tưởng trong hệ thống luân canh và cải tạo đất. Tuy nhiên, cũng như bao cây trồng khác lạc cũng bị nhiều loại sâu bọ tấn công gây hại , làm giảm chất lượng hoặc làm chết chúng.
    Hiện nay các loài sâu côn trùng gây hại trên cây lạc rất nhiều chúng gây ảnh hưởng lớn năng suất chất lượng của cây lạc như : sâu róm, sâu tơ, sâu đục quả, dòi đục thõn, sõu khoang, sâu xanh, sõu xỏm, sõu cuốn lá, rầy rệp, bọ nhảy, . Người dân thường dùng thuốc hóa học để tiêu diệt chúng. Biện pháp này tuy làm giảm được số sâu bệnh hại cho cây trồng tuy nhiên chúng cũng gây không ít những hậu quả xấu như : làm ảnh hưởng đến chất lượng của lạc  gây ảnh hưởng đến con người, làm ô nhiễm mỗi trường, hệ sinh thái. Không những thế một số loài đó khỏng lại thuốc và thuốc còn làm tiêu diệt một số loài thiên đich của chúng. Trong đó có loài sâu róm cánh trắng viền đỏ (Amsacta Lactinea Cramer) là loài sâu gây hại rất lớn. Chúng là một trong những loài sâu róm đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng.
    Sự tiêu diệt côn trùng nói chung hay sâu hại nói riêng bởi cỏc sõu hại nói riêng bởi các loài thiên địch đó cú và tồn tại từ khi những loài côn trùng đầu tiên xuất hiện. Các loài thiên địch của sâu hại là những thành viên không thể thiếu được của khu hệ côn trùng trong các sinh quần nông nghiệp va sinh quần tự nhiên . Linnaaeus (1760) đã viết : “ Côn trùng ăn thực vật luôn liên quan tới những loài khác, mà những loài đó sẽ tiêu diệt chúng nếu chúng trở nên có mật độ quá nhiều “. Nhiều loài thiên địch đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng của sâu hại nông nghiệp. Chính vì vậy mà De Geer (1760) đã nhận xét : “ Chúng ta không khi nào có thể phòng chống côn trùng hại thành công mà lại thiếu sự giúp đỡ của các loài côn trung khác “ . Ngày nay, thiên địch được coi là cốt lõi của biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM : Integrated Pest Management). Đây là biện pháp phòng trừ sâu hại được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến. Do đó các nhà khoa học đã nghiên cứu đồng thời về sâu hại và thiên địch của chúng. Để đánh giá được tầm quan trọng vai trò của chúng trong cân bằng sinh thái.
    Vì thế, được khoa Công Nghệ Sinh Học Viện Đại Học Mở Hà Nội cho phép, dưới sự giúp đỡ của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành chúng tôi đã thực tập và viết luận văn với đề tài “ Điều tra sự đa dạng sinh học của các loài sâu hại và thiên địch của chúng trên cây lạc và nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài sâu róm 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.)

    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    A. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
    - Nghiên cứu sự đa dạng (phong phú) về thành phần các loài cú trờn cây lạc.
    - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài sâu róm 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.) trên cây lạc  tìm hiểu vai trò của chúng trong quần xã qua đó có hướng tác động đạt hiệu quả.
    - Nghiên cứu mạng lưới thức ăn của cỏc sõu 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.), nhằm tìm hiểu vai trò của chúng trong chuỗi thức ăn  chọn được điểm cần tác động làm thay đổi cân bằng sinh thái trong quần xã theo hướng có lợi cho sự phát triển sản xuất về cây lạc.
    - Dựa trên nhưng điều trên chúng ta tìm ra các giải pháp sinh thái để ổn định về mặt thành phần loài côn trùng và mật độ cá thể loài sâu róm 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.) trên cây lạc theo hướng cân bằng động có lợi cho việc phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường sống trong lành.
    B. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
    2.2.1. Nghiên cứu ngoài tự nhiên
    - Điều tra thu thập và xác định thành phần, sự đa dạng cũng như sự phân bố của các loài cú trờn cây lạc theo từng vùng địa lý và theo mùa.
    - Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần qua đó xác định thành phần cũng như sự biến động số lượng các cá thể trên cây lạc theo thời gian dưới tác động của các yếu tố môi trường xung quanh (con người , thời tiết , thức ăn , ).
    2.2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .
    - Nghiên cứu hình thái, sinh học, sinh thái loài sâu róm 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.).
    - Tỡm các loài ký sinh xung quanh môi trường sống sâu róm 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.).
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN .
    3.1. Ý nghĩa khoa học .
    - Qua việc điều tra chúng ta biết được :
    - Tình hình sâu hại và thiên địch của chúng ở trên cây lạc của Hà Nội và phụ cận . Theo dõi giám sát sự biến động của các loài trên cây lạc nhằm bảo vệ phát triển cây lạc đạt năng suất cao hơn . Qua đó tìm cách tiêu diệt các loài sâu hại và bảo các loài có lợi .
    - Về đặc điểm hình thái , sinh học , sinh thái loài sâu róm 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.).
    - Qua đó biết được sự gây hại của loài sâu róm 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.) trong quần xã côn trùng và mắt xích thức ăn của sâu 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.) trong lưới thức ăn .
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn .
    - Qua việc điều tra nghiên cứu khóa luận đó giỳp chúng ta hiểu rõ hơn được về sự phát triển của loài có hại sâu róm 4 gù vàng 2 vệt đen (Orgyia sp.) giúp chúng ta cú cỏch phũng trừ và tiêu diệt chỳng. Giỳp cho cây lạc đạt năng suất, chất lượng cao hơn. Góp phần vào việc đưa nghành nông nghiệp phát triển.
    - Khóa luận cũn giỳp ta nghiên cứu được các loài sâu hại và thiên địch của chúng ở trên cây lạc. Nhắm có biện pháp phát triển các loài có ích và tiêu diệt các loài có hại. Không sử dụng đến biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học mà sử dụng các loài thiên địch của sâu gây hại trên cây lạc. Sử dụng chúng trong biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated Pest Management). Qua đó bảo vệ môi trường và sức khỏe của con người.
     
Đang tải...