Chuyên Đề điều tra, nghiên cứu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất gạch không nung trên địa bàn tỉnh an giang

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong nước:
    Với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Chính phủ và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu về sử dụng vật liệu xây dựng trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng và đặc biệt là sản phẩm gạch xây được dự báo sẽ tăng cao. Theo báo cáo của Vụ Vật liệu xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng, sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạch hằng năm hiện nay của cả nước là 25 tỷ viên (tính từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2012) và dự báo nhu cầu đến năm 2015 là 32 tỷ viên và năm 2020 là 42 tỷ viên. Trong đó, hiện nay khoảng 90% sản lượng là loại gạch đất nung truyền thống, được sản xuất theo công nghệ lò nung gạch. Đây là công nghệ sản xuất gạch truyền thống, có lịch sử hình thành lâu dài và phát triển đến ngày nay với hơn hàng nghìn lò gạch lớn, nhỏ kiểu thủ công, bán thủ công rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, dường như sự phát triển của loại vật liệu này đã đến điểm giới hạn khi bộc lộ những nhược điểm khó khắc phục trong một thế giới hướng đến “tăng trưởng xanh”, với mục tiêu ưu tiên là bảo vệ môi trường, gìn giữ tài nguyên. Nhược điểm cơ bản của gạch nung là: tiêu tốn tài nguyên đất sét ruộng có giá trị canh tác nông nghiệp cao; tiêu tốn than là tài nguyên không thể tái tạo; khả năng cách nhiệt không cao dẫn đấn tiêu tốn nhiều năng lượng để làm mát và sưởi ấm; kích thước viên gạch nhỏ nên khi xây tốn vữa, tốn công và tốn thời gian. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, nếu muốn đáp ứng nhu cầu 42 triệu viên gạch vào năm 2020 bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57-60 triệu m[SUP]3[/SUP] đất sét, tương đương với 2.800-3.000 ha đất nông nghiệp. Đồng thời sẽ tiêu tốn đến gần 6 triệu tấn than và thải ra môi trưởng gần 17 triệu tấn khí CO[SUB]2[/SUB], gây nên hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Với thực trạng về mức độ ô nhiễm môi trường, sự mất mát tài nguyên ngày càng lớn, đặc biệt là tài nguyên đất, các loại năng lượng hóa thạch không thể tái tạo trong việc sản xuất gạch nung truyền thống như trên, công nghệ lò nung gạch đã cho thấy những bất cập, trở nên không phù hợp trong thời đại mới và cần phải được thay thế bằng những công nghệ sản xuất tiên tiến, không gây hại và lãng phí tài nguyên và đem hiệu quả kinh tế cao cho xã hội.
    Trong bối cảnh đó, gạch không nung đã cho thấy vị thế của mình trong vai trò là sản phẩm công nghệ ưu việt của thời đạt mới vì không những giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất mà còn bởi chất lượng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể trong ngành công nghiệp xây dựng khi sử dụng. Đặc điểm ưu việt của sản phẩm gạch không nung có thể dẫn ra như sau:
    v Công nghệ sản xuất thân thiện môi trường
    - Quá trình sản xuất gạch không nung không dùng nguyên liệu đất sét (loại nguyên liệu chủ yếu khai thác từ đất nông nghiệp) để sản xuất, do đó không ảnh hưởng đến diện tích đất nông nghiệp hay gây giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe dọa mang tính toàn cầu hiện nay.
    - Mặt khác do không dùng đến than củi, nên tiết kiệm được nhiên liệu, tránh được tình trạng phá rừng tràn lan và không gây ô nhiễm môi trường.
    - Nguyên vật liệu để sản xuất gạch không nung hết sức phong phú và có sẵn trong nước như mạt đá, cát vàng, xi măng .
    - Việc sản xuất vật liệu không nung còn tiêu thụ một phần đáng kể phế thải các ngành nhiệt điện, luyện kim, khai khoáng góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các chi phí xử lý phế thải.
    Quá trình sản xuất gạch không nung không sinh ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất phế thải hoặc chất thải độc hại. Năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất gạch không nung chiếm một phần nhỏ so với quá trình sản xuất các vật liệu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...