Chuyên Đề Điều tra nghiên cứu chất lượng và trữ lượng cát Phong Điền

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    Điều tra nghiên cứu chất lượng và trữ lượng cát Phong Điền
    MỞ ĐẦU


    Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng lớn về cát thạch anh. Đây là nguồn tài nguyên quí giá không có nhiều mà chỉ tập trung ở một số khu vực của Việt Nam.


    Với nhịp độ phát triển công nghiệp và xây dựng hiện nay, nhu cầu về các vật liệ thủy tinh gốm sứ của các địa phương và khu vực miền trung là rất lớn.Việc xây dựng các nhà máy sản xuất gốm sứ thủy tinh, gạch chịu lửa căn bản dựa vào tiềm năng sẵn có tại khu vực, vì vậy việc hiểu biết về chất lượng để sử dụng hợp lý vào các mục đích khác nhau là cần thiết, mặt khác tài nguyên cát ở ngay trên mặt nếu chúng ta không đánh giá, khoanh được vùng ranh giới và giữ gìn chúng, thì tài nguyên này cũng bị xâm hại, chất lượng bị suy thoái.


    Theo tinh thần và quyết định số 2624/UBND, ngày 5/11/1997 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó cần phải tiến hành “ Điều tra nghiên cứu cát Phong Điền” và đây là giai đoạn tiếp theo của Dự án.
    Mục tiêu:
    Điều tra nghiên cứu chất lượng và trữ lượng cát Phong Điền
    Nhiệm vụ triển khai bước II( 2001)gồm :
    Đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:25000 và đánh giá tiềm năng cát thạch anh trên toàn khu vực huyện Phong Điền với tổng diện tích 135 km2.
    Đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:10000 và đánh giá chất lượng trữ lượng cát thạch anh khu Cầu Thiềm.
    Tổ chức thực hiện:


    Để triền khai nhiệm vụ của bước II, đã tiến hành ký kết hợp đồng số 01/HĐKT giữa sở Công Nghiệp và Tiểu thủ Công Nghiệp Thừa Thiên Huế với trung tâm Nghiên cứu môi trường địa chất, ngày 8 tháng 6 năm 2001 về việc “Điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng cát thạch anh Phong Điền làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, gốm, sứ, menfrit”
    Đây là một nhiệm vụ khó khăn, bởi vì với một khối lượng khảo sát, thi công, phân tích lớn chỉ thực hiện trong 06 tháng. Được sự giúp đỡ của sở công nghiệp chúng tôi đã tiến hành hai đợt khảo sát thực địa, thi công công trình khoan, khai đào, lấy mẫu, phân tích


    Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Trung tâm Môi trường địa chất đã phối hợp với các chuyên gia thuộc trường Đại Học Mỏ- Địa Chất, Viện địa chất, Trung tâm khoa học tự nhiên và Công ngheek Quốc gia triển khai các công tác cần thiết của bước II này.
    Công tác thực địa đã được triển khai đồng bộ và tổng hợp các nhiệm vụ : đo vẽ bản đồ, khai đào, khoan tay và khoan sâu. Trong quá trình đo vẽ địa chất cũng đã tiến hành đo liều bức xạ bằng máy đo tổng xạ.
    Việc chỉ đạo tổ chức thi công được chỉ đạo do Th.S Nguyễn Văn Cầu phụ trách với sự tham gia của các kỹ sư Nguyễn Văn Thự, Vũ Mạnh Long, Nguyễn Hồng Phúc.


    Phần đo xạ và sử lý số liệu do PGS.TS Nguyễn Trọng Nga chỉ đạo với sự tham gia của kỹ sư Nguyễn Văn Thự, Nguyễn Văn Bình.


    Các mẫu hóa toàn phần và hóa cơ bản được phân tích tại phòng thí nghiệm hóa phân tích thuộc Viện Địa chất – Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia và đã được kiểm tra tại Trung tâm phân tích địa chất. Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam.


    Toàn bộ khối lượng công tác đã tiến hành và các kết quả cụ thể của dự án được thể hiện trong báo cáo thuyết minh này.
    Tham gia thành lập báo cáo tổng kết gồm tập thể các nhà khoa học, các kỹ sư thuộc trường Đại học mỏ - Địa chất, Viện địa chất, Liên đoàn Bản đồ địa chất dưới sự chỉ đạo và tổng hợp của PGS.TS Nguyễn Văn Phổ và TS Đỗ Cảnh Dương, với sự tham gia của Th.s Nguyễn Văn Cần , Th.S Nguyễn Tiến Dũng, Th.s Hoàng Đức Ngọc, K.S Nguyễn văn Thự, K.S Nguyễn Văn Long.
    Trong quá trình triển khai và hoàn thành dự án này tập thể tác giả luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, được sự giúp đỡ sát sao và có hiệu quả của Sở Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp, Sở kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính và Vật giá của tỉnh, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của UBND huyện Phong Điền, các xã Phong Bình , Phong Chương, Phong Hòa, Phong Hiền, Phong Thu, Quảng Lợi, Quảng Vinh, nơi đoàn đã đóng quân và làm việc.
    Nhân dịp này tập thể tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ và cộng tác của các cơ quan, ban nghành, và các địa phương để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.


    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1
    Chương II: PHƯƠNG PHÁP, KHỐI LƯỢNG VÀ KỸ THUẬT TIẾN HÀNH 4
    II.1 Công tác chuẩn bị 4
    II.2. Đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:25000 4
    II.3. Đo vẽ địa chất, tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1: 10.000 4
    II.4. Công tác trắc địa 5
    II.5. Khảo sát phóng xạ 5
    II.6. Phương pháp thi công công trình khoan khai đào. 6
    II.7. Công tác mẫu 6


    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐO VẼ ĐỊA CHẤT VÀ TÌM KIẾM CÁT TỶ LỆ 1: 25.000 VÙNG PHONG ĐIỀN 10
    III.1. Đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu 10
    III.1.1. Đặc điểm địa tầng 10
    III.1.2 Kiến tạo 15
    III.1.2.1 Tầng cấu trúc Paleozoi. 15
    III.1.2.2 Lớp phủ Đệ Tứ. 16
    III.1.3 Địa mạo. 16
    III.1.4 Khoáng sản. 17
    III.1.4.1 Cát thạch anh 17
    III.1.4.2 Than bùn. 18
    III.2 Đặc điểm phân bố của cát – thạch anh vùng Phong Điền 18
    III.2.1 Hình thái và qui mô các dải cát 18
    III.2.2. Đặc điểm phân bố của cát thạch anh vùng Phong Điền. 20
    III.3. Chất lượng và trữ lượng các thân cát vùng Phong Điền (Diện tích tìm kiếm). 22
    III.3.1 Quy mô các thân cát: 22
    III.3.2. Chất lượng các thân cát: 25
    III.3.2.1. Thành phần độ hạt 25
    III.3.2.2. Thành phần hóa học 26
    III.3.3. Trữ lượng các thân cát 27


    CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐO VẼ ĐỊA CHẤT VÀ TÌM KIẾM THĂM DÒ CÁT THẠCH ANH CẦU THIỀM TỶ LỆ 1:10.000 29
    IV.I Đặc điểm địa chất khoáng sản khu Cầu Thiềm 29
    I. Khái quát: 29
    II. Đặc điểm địa chất khu mỏ. 29
    1/ Địa tầng: 29
    2/ Hệ tầng Phú Vang (QIV2-3pv). 31
    3/ Địa mạo. 31
    4/ Địa chất thủy văn. 32
    5/ Đặc điểm trường bức xạ. 33
    6/ Đặc điểm địa chất các thân khoáng. 33
    7/ Đặc điểm phân bố của cát thạch anh trong khu mỏ 35
    IV.2. Chất lượng cát thạch anh mỏ Cầu Thiềm 36
    IV.2.1. Thành phần khoáng vật 36
    IV.2.2. Thành phần độ hạt 37
    IV.2.3. Thành phần hoá học 38
    IV.2.4. Tổng quan đánh giá cát các cho lĩnh vực sử dụng 43
    IV.2.4.1. Sản xuất thuỷ tinh 43
    IV.2.4.2. Cát làm khuôn đúc 44
    IV. 2.4.3. Sản xuất đồ gốm 46
    IV.2.4.4. Sản xuất cacbua silic 47
    IV. 2.4.5. Sản xuất men prit 47
    IV.2.5. Đánh giá khả năng sử dụng cát thạch anh - Cầu Thiềm 47
    IV.2.5.1. Sử dụng cát thạch anh Cầu Thiềm làm nguyên liệu sản xuất thuỷ tinh 47
    IV.2.5.2. Sử dụng cát thạch anh Cầu Thiềm làm khuôn đúc 48
    IV.2.5.3. Sử dụng cát thạch anh Cầu Thiềm sản xuất đồ gốm 49
    IV.2.5.4. Sử dụng cát thạch anh Cầu Thiềm trong lĩnh vực khác: sản xuất dinat, bột mài 49
    IV.4. Trữ lượng 50
    IV.4.1. Chỉ tiêu tính trữ lượng 50
    IV.4.2. Phương pháp tính trữ lượng 51
    IV.4.3. Khoanh nối ranh giới thân quặng và khối tính tài nguyên - trữ lượng cát 53
    IV.4.4. Kết quả tính trữ lượng 55
    VI.4.5. Đánh giá sự sai khác trữ lượng cát theo hai phương pháp tính toán (chỉ tính cho trữ lượng cấp C2) 59
    IV.4. Tác động môi trường khi khai thác cát 61
    KẾT LUẬN 62
     
Đang tải...