Thạc Sĩ Điều tra, nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong canh tác hồ tiêu (Piper nigrum L.) theo hướng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2010


    MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cây tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, giữ vị trí quan
    trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Trong những năm gần đây diện tích
    hồ tiêu ngày càng được mở rộng và trồng tại nhiều vùng ở nước ta.
    Theo định hướng phát triển cây hồ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn đến năm 2010 thì diện tích hồ tiêu của nước ta khoảng 42.000 ha, sản
    lượng khoảng 70.000 - 80.000 tấn tiêu đen. Tuy nhiên, đến năm 2004, diện tích
    trồng tiêu của cả nước đã lên đến trên 50.000 ha với sản lượng trên 85.000 tấn,
    trong đó ở Tây Nguyên là 15.000 ha đứng thứ hai sau vùng Đông Nam bộ (Hiệp
    hội hồ tiêu Việt Nam, 2003). Đến năm 2007, tổng diện tích hồ tiêu khoảng
    48.000 ha, giảm 2.000 ha so với năm 2006, chủ yếu tiêu chết do sâu, bệnh hại;
    trong đó diện tích tiêu cho thu hoạch khoảng 42.000 ha, năng suất bình quân đạt
    19,8 tạ/ha, giảm 2,4 tạ/ha; sản lượng đạt 83.000 tấn, giảm 17.000 tấn (17 %) so
    với năm 2006. (Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 2008).
    ĐắkLắk là một trong những tỉnh ở Tây nguyên có tiềm năng lớn về đất đai
    và điều kiện khí hậu thích hợp cho phát triển sản xuất những cây trồng chủ lực, có
    giá trị kinh tế và xuất khẩu cao trong đó có cây hồ tiêu. Trong những năm gần đây,
    sản xuất hồ tiêu tại ĐắkLắk phát triển rất nhanh. Chỉ trong vòng 8 năm từ năm
    2000 đến năm 2008, diện tích trồng hồ tiêu tại ĐắkLắk tăng gấp 3 lần (khoảng
    1.500 ha vào năm 2000 và trên 4.700 ha vào năm 2008), sản lượng tăng gấp 10 lần
    [6]. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số phát triển về sản lượng so với năm
    trước giảm dần (khoảng 240 % trong năm 2005 và trong năm 2008 chỉ đạt 100 %).
    Điều này cho thấy việc sản xuất hồ tiêu tại ĐắkLắk hiện nay không bền vững.
    Nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở nước ta cho thấy, sâu bệnh là một trong
    những nguyên nhân chính của việc giảm diện tích và sản lượng các vườn tiêu. Bên
    cạnh đó là sự tác động không hợp lý và không đồng bộ các biện pháp kỹ thuật
    canh tác trên đồng ruộng dẫn đến sự mất cân bằng trong sinh thái. Vấn đề đang
    làm người trồng tiêu đang quan tâm và lo ngại nhất hiện nay là giữ cho năng suất
    vườn tiêu được ổn định, hạn chế được các loại sâu bệnh hại nguy hiểm mang tính
    hủy diệt vườn tiêu. Kinh nghiệm trồng tiêu ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy các
    loại sâu bệnh phát sinh từ đất khó có thể phòng trừ bằng biện pháp hoá học đơn
    độc mà các kỹ thuật quản lý cây trồng tổng hợp thường có hiệu quả hơn. Do vậy
    việc tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các kỹ thuật canh tác tổng hợp và biện pháp
    quản lý dịch hại tổng hợp trên cây tiêu là điều cần thiết
    Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều tra,



    nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong canh tác hồ tiêu (Piper nigrum L.)
    theo hướng bền vững tại ĐắkLắk”.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Xác định các biện pháp kỹ thuật chủ yếu, đặc biệt là trong quản lý bệnh
    hại tiêu để góp phần ổn định năng suất và đảm bảo tính bền vững trong canh tác
    hồ tiêu tại ĐắkLắk.
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    - Ý nghĩa khoa học
    Các kết quả đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu sau này về canh tác bền
    vững cây hồ tiêu tại ĐắkLắk.
    - Ý nghĩa thực tiễn
    Giúp cho nông dân tại ĐắkLắk sản xuất tiêu bền vững
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung điều tra, nghiên cứu tại xã Ea
    H’Leo - huyện Ea H’Leo và xã Ea B’Hôk - huyện Cư Kuin tỉnh ĐắkLăk.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...