Luận Văn Điều Tra, Khảo Sát Hiện Trạng Nước Sạch Tại Huyện Nhà Bè TP.Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN .
    MỤC LỤC .
    DANH MỤC BẢNG BIỂU .
    DANH MỤC HÌNH ẢNH .
    MỞ ĐẦU . .1
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI . 2
    3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI . 2
    4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI . .2
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT . .3
    1.1. Tổng quan về Huyện Nhà Bè . .3
    1.1.1. Vị trí địa lý . 3
    1.1.2. Điều kiện tự nhiên . .5
    1.1.3. Kinh tế - xã hội . . 6
    1.1.4. Hiện trạng cấp nước tại Huyện Nhà Bè . 10
    1.2. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHO SINH HOẠT TẠI
    HUYỆN NHÀ BÈ . . 10
    1.2.1. Giới thiệu chung . . 10
    1.2.2. Nguồn nước thiên nhiên . . 11
    1.2.3. Các chỉ tiêu về chất lượng nước . . 12
    1.2.4. Tiêu chuẩn nước sạch . 14
    1.2.5. Tiêu chuẩn dùng nước . . 19
    1.3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CHO HUYỆN NHÀ BÈ . 19
    1.3.1. Công trình thu nước . . 19
    1.3.2. Công nghệ xử lý nước . . 22
    1.3.3. Mạng lưới cấp nước . . 25
    1.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC . . 26
    1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước . 26
    1.4.2. Các nghiên cứu trong nước . 28
    CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 32
    2.1. Nội dung nghiên cứu . 32
    2.2. Đối tượng nghiên cứu . 32
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 32
    2.3.1. Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng cấp nước sạch tại huyện Nhà Bè . 32
    2.3.2. Nội dunng 2: Đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình nước sạch . 34
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN . 36
    3.1. Nội dung 1: Khảo sát, đánh giá hiện trạng nước sạch . 36
    3.1.1. Hiện trạng nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước . 36
    3.1.2. Hiện trạng nước sạch tại Huyện Nhà Bè . 40
    3.1.3. Hiện trạng mạng lưới từ công ty cấp nước Nhà Bè đến Huyện . 45
    3.1.4. Đánh giá hiện trạng các trạm cấp nước tập trung trên khu vực Huyện . 47
    3.1.4.1. Chất lượng nước thô . 49
    3.1.4.2. Công nghệ xử lý . 51
    3.1.4.3. Chất lượng nước sau xử lý . 52
    3.1.4.4. Hiện trạng quản lý . 54
    3.1.4.5. Tác động tới môi trường . . 56
    3.2. Nội dung 2: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN . 58
    3.2.1. Biện pháp quản lý . . 58
    3.2.1.1. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cấp nước sạch . 58
    3.2.1.2. Đào tạo nguồn nhân lực, đưa khoa học, công nghệ vào cấp nước . 59
    3.2.1.3. Chính sách và tổ chức quản lý . . 61
    3.2.1.4. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch . 63
    3.2.2. Biện pháp kỹ thuật . . 64
    3.2.2.1. Giải pháp ngắn hạn . 64
    3.2.2.2. Giải pháp trung hạn . 65
    3.2.2.3. Giải pháp dài hạn . 67
    3.2.3. Biện pháp hỗ trợ . . 67
    3.2.3.1. Cơ chế phối hợp . . 69
    3.2.3.2. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế . . 70
    3.2.3.3. Huy động tạo lập nguồn vốn cho cấp nước . . 71
    3.2.3.4. Thành lập cơ sở dữ liệu chung cho lĩnh vực cấp nước . . 72
    CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 77
    4.1. KẾT LUẬN . . 77
    4.2. KIẾN NGHỊ . . 78




    ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NƯỚC SẠCH TẠI HUYỆN NHÀ BÈ TP.HỒ CHÍ MINH
    MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Nước sạch là một phần quan trọng của bức tranh tổng thể về chất lượng
    cuộc sống. So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam có nguồn nước dồi dào
    và đa dạng. Nguồn nước phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người lấy từ hai
    dạng chính là nguồn nước mặt và nước ngầm. Từ xưa những nơi có mạch nước
    tốt, được đào các giếng nước (giếng khơi) phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt hàng
    ngày. Ngày nay ngoài giếng khơi, nguồn nước cung cấp cho ăn uống ngày càng đa
    dạng hơn như nước máy, nước giếng khoan, nước mưa. Tuy nhiên chất lượng
    nước của mỗi nguồn nước cũng đang là mối lo ngại không của riêng ai.
    Thời gian này, tình trạng nắng nóng, khô hạn kéo dài làm cho mực nuớc
    ngầm trên địa bàn nhiều quận huyện đang tụt xuống khá sâu. Thiếu nước sạch sinh
    hoạt, nước không bảo đảm chất lượng đang là nỗi lo của rất nhiều người dân TP
    Hồ Chí Minh. Nhiều vùng ở TP đang phải chịu cảnh khan hiếm nước, ngày ngày
    phải chờ đợi từng téc nước đến "ứng cứu" nước sinh hoạt. Trong đó, huyện Nhà
    Bè là một trong những huyện đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn nước
    nghiêm trọng, đặt biệt là các xã ở xa. Trước viễn cảnh nguồn nước bị ô nhiễm và
    hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng tăng trong những năm gần đây, làm ảnh
    hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của nhiều hộ dân trong huyện.
    Điều cần thiết là cần có một tầm nhìn xa để có một hoạch định vững chắc
    giải quyết nhu cầu cấp nước cho huyện Nhà Bè. Đề tài Điều Tra, Khảo Sát Hiện
    Trạng Nước Sạch Tại Huyện Nhà Bè TP.Hồ Chí Minh
    được thực hiện nhằm
    nêu lên hiện trạng sử dụng nước sạch tại huyện Nhà Bè và đề xuất những giải
    pháp khắc phục cấp nước sạch đầy đủ cho các hộ dân sử dụng, nâng cao chất
    lượng cuộc sống phù hợp với phát triển của đất nước.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
    Mục tiêu chính của đề tài là khảo sát được tình hình sử dụng nước
    sạch của dân cư tại huyện Nhà Bè. Qua đó, có những đề xuất các biện pháp
    nhằm cải thiện đủ nước sạch cho toàn huyện, đáp ứng nhu cầu sử sụng
    nước cho sinh hoạt, sản xuất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã
    hội tại địa phương.
    3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
    - Điều tra, khảo sát hiện trạng nước sạch của người dân Huyện Nhà Bè.
    - Đề xuất các biện pháp cải thiện.
    4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI:
    - Phạm vi thời gian :Từ ngày 05/04/2010 đến 28/06/2010.
    - Phạm vi không gian: Huyện Nhà Bè.
    - Khảo sát : Hiện trạng nước sinh hoạt của Huyện Nhà Bè.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...