Thạc Sĩ Điều tra khảo sát hiện trạng các nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền - Tỉnh Bà Rịa V

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỒ ÁN

    Từ xưa đến nay việc Đầu tư Xây dựng khu nghĩa trang là một trong những truyền thống ngàn năm của Dân tộc Việt Nam, và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương trong mai táng người quá cố. Hiện nay người quá cố thường được chôn cất theo các phương thức: thiên táng, địa táng, hoả táng, thuỷ táng và ướp táng tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương.

    Các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Đài Loan, Singapore, Indonesia, Malaysia thường sử dụng cả 2 hình thức địa táng và hoả táng kết hợp lưu táng. Trong đó, ưu tiên cho hình thức hoả táng. Những nơi linh thiêng này được quy hoạch trang trọng dạng công viên có những khu tưởng niệm nguy nga, tạo cho người ở lại và người ra đi sự nhẹ nhõm, gần gũi; làm vơi bớt nỗi mất mát lớn vừa trải qua; và đây cũng là điểm hòa hợp âm dương hài hoà nhất.

    Ở Việt Nam, đó là vấn đề tâm linh nên ít được mọi người quan tâm, xem xét. Hình thức thường vẫn được áp dụng là địa táng và chỉ mới một phần nhỏ người dân chấp nhận hỏa táng. Dưới hình thức địa táng, mỗi một phần mộ chiếm từ 4 đến 10m2 . Đó là còn chưa tính đến khu vực nghĩa trang của các dòng họ, thường nằm trên một diện tích rất lớn. Cũng với đó là việc xây đắp lăng mộ rất cầu kì một cách không cần thiết, gây ra một sự lãng phí không đáng có cả về tài nguyên cũng như kinh tế. Đặc biệt là các vùng nông thôn, việc chôn cất người đã mất còn ảnh hưởng tính tâm linh. Do quỹ đất còn nhiều nên hầu hết người dân vẫn chôn cất người quá cố trong vườn hoặc trong khu vực nhà mình. Chính điều này đã làm giúp cho những người đang sống có cơ hội được thăm nom chăm sóc mộ phần của người đã mất, nhưng cũng đồng thời gây ra những tác động môi trường đáng kể. Không quan tâm đến cấu trúc địa chất, cấu trúc tầng nước ngầm, đa phần huyệt được đào sâu 2 – 3m, không có biện pháp nào cách ly sự phân hủy đến môi trường. Chính vì vậy, những tác động ô nhiễm môi trường liên quan đến ô nhiễm đất, nước ngầm và nguy cơ dịch bệnh là rất đáng kể.

    Từ trước tới nay, tập quán mai táng của nhân dân trên địa bàn huyện Long Điền thường mỗi dòng họ lập những nghĩa trang riêng lẽ. Tập quán này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch của địa phương trong thời kỳ đổi mới và ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ cộng đồng. Huyện Long Điền hiện nay chưa có nghĩa trang tập trung. Vì thế, một số vùng, dân cư mới gặp nhiều khó khăn khi có thân nhân qua đời thường phải mai táng ở các địa phương khác.

    Huyện Long Điền là một huyện còn hoang sơ và thiếu sự đầu tư. Môi trường đang dần bị ảnh hưởng. Nhiệm vụ đặt ra là phải quy hoạch nghĩa trang tập trung, hạn chế những tác động môi trường của việc chôn cất ngay trong nhà, hạn chế các nghĩa trang vừa và nhỏ, hạn chế những tác động môi trường, dịch bệnh .Thực hiện đề tài “Điều tra khảo sát hiện trạng các khu nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đề xuất phương án quy hoạch Xây dựng nghĩa trang hợp vệ sinh’’. Nhằm giải quyết các vấn đề trên.

    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN

    - Điều tra, khảo sát hiện trang các khu nghĩ trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền – Tỉnh Ba Ria- Vũng Tàu
    - Đề xuất phương án quy hoạch Xây dựng nghĩa trang hợp vệ sinh

    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    Ø Tổng quan về các hình thức mai tang.
    Ø Tổng quan về nghĩa trang và các vấn đề môi trường phát sinh từ nghĩa trang.
    Ø Tổng quan về tình hình TN-KT-XH khu vực Huyện Long Điền và các vấn đề môi trường.
    Ø Điều tra, khảo sát hiện trạng các khu nghĩa trang vừa và nhỏ trên địa bàn Huyện Long Điền.
    Ø Đề xuất Xây dựng Khu nghĩa trang tập trung hợp vệ sinh.

    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Ø Phương pháp thu nhập và tổng hợp thông tin.
    Ø Phương pháp thực địa.
    Ø Phương pháp dự báo.
    Ø Phương pháp phân tích, đánh giá.

    5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN

    5.1 Ý nghĩa khoa học

    Đưa ra một mô hình sinh thái đô thị mới mang định hướng sinh thái, trong đó các chất thải đều được tiêu hủy hợp vệ sinh, không gây ảnh hưởng đến môi trường và tạo ra một môi trường cảnh quan thân thiện hơn.

    5.2 Ý nghĩa thực tế

    Giải quyết được vấn đề văn hóa và môi trường của địa phương
    Trở thành mô hình thực tiễn và có thể áp dụng cho nhiều địa phương khác
    Thay đổi tập tục, cải tiến vấn đề môi trường địa phương

    Cải tiến được thói quen tồn tại bao đời của người dân, tạo một nếp sống mới văn minh, tạo tiền đề tốt cho môi trường nông thôn
    Việc quy hoạch Xây dựng một mô hình Nghĩa trang tập trung hợp vệ sinh cho huyện Long Điền sẽ là bước đầu tiên qua đó có thể rút ra những bài học cần thiết trước khi có thể đưa mô hình này áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Trước mắt, nghĩa trang tập trung huyện Long Điền sẽ giải quyết được những khó khăn về quy hoạch, môi trường và có nơi an táng được Đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, ổn định tư tưởng thân nhân người quá cố.

    Vì vậy, việc quy hoạch Xây dựng các Khu nghĩa trang tập trung huyện Long Điền thành một địa chỉ tâm linh, văn hoá, giáo dục truyền thống, tưởng niệm người đã khuất và là nơi Du lịch hoà hợp âm dương là phù hợp với ý tưởng của người dân và phù hợp với văn hoá dân tộc. Đồng thời kiểm soát được các tác động tiêu cực tới môi trường đất, nước, không khí.

    Đây là đề tài mới mẻ, ít được mọi người quan tâm, áp dụng nhưng rất gần gũi và thực tế. Đề tài sẽ không thề tránh khỏi những sai sót và những ý kiến chủ quan những đáng để được xem xét, triển khai đưa vào thực tế

    Mục lục phía dưới


    MỤC LỤC

    NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    DANH MỤC CÁC HÌNH


    MỞ ĐẦU

    1.SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỒ ÁN
    2.MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN.
    3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
    4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    5.Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN CỦA ĐỒ ÁN

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHĨA TRANG, CÁC HÌNH THỨC MAI TÁNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TỪ NGHĨA TRANG

    1.1KHÁI NIỆM VỀ NGHĨA TRANG
    1.2CÁC HÌNH THỨC TÁNG
    1.3CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TỪ NGHĨA TRANG
    1.3.1 Các vấn đề trong giai đoạn chuẩn bị và Xây dựng nghĩa trang.
    1.3.1.1 Các nguồn gây tác động.
    1.3.2Các vấn đề trong giai đoạn hoạt động.
    1.3.2.1Các nguồn gây tác động.

    CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ kinh tế - Xã hội.

    2.1ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
    2.1.1.Điều kiện tự nhiên môi trường khu vực.
    2.1.1.1.Địa chất thổ nhưỡng khu vực.
    2.1.1.2.Địa hình.
    2.1.1.3.Nước ngầm
    2.1.1.4.Điều kiện khí tượng.
    2.1.1.5.Điều kiện khí hậu.
    2.1.1.6.Nhiệt độ không khí
    2.1.1.7.Độ ẩm không khí.
    2.1.1.8.Chế độ mưa.
    2.1.1.9.Gió và hướng gió.
    2.1.1.10.Bức xạ mặt trời
    2.1.1.11.Độ bền vững khí quyển.
    2.1.1.12.Các hiện tượng đặc biệt khác.
    2.1.2.Đặc điểm về thuỷ văn.
    2.1.2.1.Thủy triều.
    2.1.2.2.Các đặc trưng sóng.
    2.1.2.3.Các đặc trưng động lực.
    2.1.3.Hiện trạng các thành phần môi trường khu vực.
    2.1.3.1.Chất lượng nước ngầm tại khu vực.
    2.1.3.2.Tài nguyên Sinh học tại khu vực Dự án.
    2.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH kinh tế - Xã hội TẠI KHU VỰC HUYỆN LONG ĐIỀN – TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
    2.2.1.Kinh tế.
    2.2.1.1.Sản xuất Nông nghiệp.
    2.2.1.2.Lâm nghiệp:
    2.2.1.3.Công tác Tài chính :
    2.2.1.4.Giao Thông.
    2.2.1.5.Điện sinh hoạt:
    2.2.1.6.Nước Sinh họat:
    2.2.2.Văn hóa Xã hội
    2.2.2.1.Giáo dục.
    2.2.2.2.Văn hóa thông tin – TDTT – Văn nghệ - Gia đình văn hóa.
    CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG CÁC KHU NGHĨA TRANG VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LONG ĐIỀN. TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
    3.1.BẢN ĐỒ ĐÁNH DẤU VỊ TRÍ CÁC KHU NGHĨA TRANG VỪA VÀ NHỎ
    3.2.BẢNG TỔNG KẾT HIỆN TRANG CÁC KHU NGHĨA TRANG

    CHƯƠNG 4: NHỮNG ĐỀ XUẤT Xây dựng KHU NGHĨA TRANG TẬP TRUNG HỢP VỆ SINH

    4.1.CÁC DỰ ÁN NGHĨA TRANG ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN
    4.1.1.Các dự án đã và đang được Đầu tư.
    4.1.2.Hiện trạng tại các dự án.
    4.2.ĐỀ XUẤT Xây dựng NGHĨA TRANG HỢP VỆ SINH
    4.2.1.Đề xuất về quy hoạch.
    4.2.2.Đề xuất phân khu trong nghĩa trang.
    4.2.3.Cảnh quan trong khu nghĩa trang hợp vệ sinh.
    4.2.4.Đề xuất hình thức táng cho nghĩa trang hợp vệ sinh.
    4.2.5.Đề xuất phương án xử lý, giảm thiểu ô nhiễm trong nghĩa trang hợp vệ sinh
    4.2.6.Đề xuất nguồn năng lượng và phương án quản lý.

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ.

    5.1.KẾT LUẬN
    5.2.KIẾN NGHỊ

    PHẦN PHỤ LỤC
     
Đang tải...