Thạc Sĩ Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa ven biển Tây t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa ven biển Tây tỉnh Cà Mau

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC . 1
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 5
    DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, ẢNH, ĐỒ THỊ 6
    1. Danh mục bảng 6
    2. Danh mục hình . 6
    3. Danh mục đồ thị: . 8
    LỜI NÓI ĐẦU . 9
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12
    1.1. Điều kiện tự nhiên . 12
    1.1.1. Đặc điểm khí hậu . 12
    1.1.1.1. Nhiệt độ không khí . 12
    1.1.1.2. Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi . 12
    1.1.1.3. Chế độ gió, bão 12
    1.1.2. Đặc điểm thủy văn . 13
    1.1.3. Đặc điểm thủy hóa . 14
    1.1.3.1. Nhiệt độ nước . 14
    1.1.3.2. Độ muối . 15
    1.1.3.3. Độ pH 15
    1.1.3.4. Nồng độ ôxy hòa tan trong nước 15
    1.1.4. Đặc điểm về trầm tích 15
    1.2. Tổng quan nghề khai thác hải sản tỉnh Cà Mau . 16
    1.2.1. Tổng quan về tàu thuyền 16
    1.2.2. Tổng quan về ngư trường, nguồn lợi . 27
    1.3. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài . 18
    1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước 18
    CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    2.1. Cơ sở dữ liệu của Luận văn . 21
    2.2. Phương pháp khảo sát và xử lý dữ liệu 23
    4
    2.2.1. Ước tính trữ lượng 23
    2.2.2. Thiết lập phiếu điều tra . 23
    2.2.3. Phương pháp phân tích môi trường và sinh học . 23
    2.2.3.1. Phương pháp phân tích mẫu vật . 23
    2.2.3.2. Phương pháp phân tích sinh học sinh sản . 24
    2.2.3.3. Phương pháp phân tích sinh học dinh dưỡng . 26
    2.2.3.4. Phương pháp tính toán và biểu diễn dữ liệu . 26
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 27
    3.1. Thực trạng ngư trường nguồn lợi Nghêu Lụa
    ở vùng biển Tây Cà Mau . 27
    3.1.1. Giới thiệu các bãi Nghêu Lụa ở biển Tây Cà Mau 27
    3.1.1.1. Bãi Nghêu Lụa ở huyện U Minh 27
    3.1.1.2. Bãi Nghêu Lụa huyện Trần Văn Thời . 28
    3.1.1.3. Bãi Nghêu Lụa huyện Phú Tân . 30
    3.1.1.4. Phân bố trên toàn bãi ven bờ biển Tây Cà Mau 31
    3.1.2. Kết quả nghiên cứu cập nhật thông tin về môi trường vùng khai thác
    Nghêu Lụa 33
    3.1.2.1. Nhiệt độ nước tầng mặt 33
    3.1.2.2. Độ mặn nước tầng mặt . 34
    3.1.2.3. Sự biến đổi của các yếu tố khác
    trong nước tầng mặt . 34
    3.1.2.4. Thành phần cơ học của trầm tích đáy . 34
    3.1.2.5. Đánh giá trung . 38
    3.1.3. Một số đặc điểm chính của Nghêu Lụa
    ở biển Tây Cà mau . 39
    3.1.3.1. Kích thước Nghêu Lụa 39
    3.1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng của Nghêu Lụa 40
    3.1.3.3. Đặc điểm dinh dưỡng của Nghêu Lụa 41
    3.1.3.4. Đặc điểm sinh sản của Nghêu Lụa . 42
    3.1.3.5. Nhận xét, đánh giá . 42
    3.2. Thực trạng hoạt động khai thác Nghêu
    Lụa tại vùng biển Tây Cà Mau 43
    5
    3.2.1. Phương tiện khai thác . 43
    3.2.2. Ngư cụ khai thác 44
    3.2.2.1. Ngư cụ Cào Lụa . 44
    3.2.2.2. Ngư cụ Cào Lồng . 47
    3.2.3. Kỹ thuật khai thác 50
    3.2.3.1. Nghề Cào Lụa . 50
    3.2.3.2. Nghề Cào Lồng 55
    3.2.4. Sản lượng khai thác, thành phần sản phẩm . 57
    3.2.4.1. Tổng quan nghề khai thác
    Nghêu Lụa tỉnh Cà Mau 57
    3.2.4.2. Ngư trường, sản lượng . 62
    3.2.4.3. Nhu cầu thị trường, giá trị kinh tế 62
    3.2.5. Hiệu quả sản xuất . 62
    3.2.5.1. Hiệu quả về nguồn lơi, môi trường, xã hội 62
    3.2.5.2. Hiệu quả về kinh tế . 62
    3.2.5.3. Tình hình tiêu thụ Nghêu Lụa 63
    3.2.5.4. Về lao động nghề khai thác Nghêu Lụa 63
    3.2.6. Về quản lý nguồn lợi Nghêu Lụa ở Cà Mau . 63
    3.2.6.1. Hệ thống văn bản pháp quy
    của UBND tỉnh Cà Mau 63
    3.2.6.2. Hệ thống văn bản pháp quy của Trung ương 64
    3.2.6.3. Bộ máy quản lý 64
    3.3. Giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác
    hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa 65
    3.3.1. Quy hoạch vùng bảo vệ Nghêu Lụa con (Nghêu giống) 65
    3.3.2. Quy hoạch vùng bảo vệ Nghêu Lụa bố mẹ . 65
    3.3.3. Một số quy định bảo vệ cải
    tiến ngư cụ khai thác Nghêu 65
    3.4. Đề xuất giải pháp kha thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa . 66
    3.4.1. Phương pháp khai thác . 66
    3.4.2. Số lượng, cở loại tàu . 66
    3.4.3. Mùa vụ khai thác 66
    6
    3.4.4. Sản lượng khai thác 67
    3.5. Đề xuất giải pháp quản lý 67
    KẾT LUẬN . 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 69
    DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC
    NGHÊU LỤA TRÊN NGƯ TRƯỜNG TỈNH CÀ MAU . 72

    LỜI NÓI ĐẦU
    Cà Mau là tỉnh ven biển nằm ở cực Nam của đất nước, là tỉnh duy nhất vừa tiếp
    giáp với biển Đông (chiều dài bờ 107 km) và với biển Tây (chiều dài bờ 147 km).
    Dự báo chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh Cà Mau vào những thập
    niên đầu của thế kỷ XXI, kinh tế thủy sản chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt là khai
    thác tự nhiên hợp lý và bảo vệ, phát triển các nguồn lợi thủy sản ở các thủy vực ven bờ
    biển.
    Tỉnh Cà Mau hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển khai thác
    hải sản, là một trong bốn ngư trường khai thác trọng điểm, diện tích thăm dò khai thác
    trên 80.000 km
    2
    , nền đáy tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hòa, ít bão, sóng gió, dòng
    chảy, thủy triều rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất trên biển. Diện tích vùng đặc
    quyền kinh tế biển gấp 13 lần diện tích đất liền. Có nhiều cửa sông, rạch thuận lợi cho
    việc phát triển nghề khai thác thuỷ sản, xây dựng bến, cảng cá. Có hai đảo lớn Hòn
    Khoai và Hòn Chuối là điều kiện tốt cho việc xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề
    cá.
    Đối tượng khai thác chủ yếu là cá biển (trên 237 loài cá thuộc 137 giống và 82
    họ), mực các loại (khoảng 5 loài chủ yếu), động vật giáp xác (chủ yếu là tôm, cua,
    ghẹ), động vật thân mềm hai mảnh vỏ (nghêu, sò, ).
    Từ năm 2006 trở lại đây, Nghêu Lụa xuất hiện khá nhiều và trở thành đối tượng
    khai thác mới ở vùng biển ven bờ Tây tỉnh Cà Mau. Sản lượng khai thác đạt 800 -1.500 tấn vào năm 2006 và khoảng 2.000 - 2.500 tấn vào năm 2007, ở các bãi thuộc
    vùng biển huyện U Minh và huyện Phú Tân. Tuy vậy, theo thông tin từ ngư dân, loài
    này đã có mặt ở vùng biển Cà Mau từ nhiều năm nay, nhưng không được chú trọng
    trong khai thác; nguyên nhân có lẽ do vì mật độ và trữ lượng không lớn, sự phân bố
    của chúng biến động nhanh giữa các năm và thay đổi theo vị trí bãi sinh sống, .
    Vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự hiện nay đối với công tác quản lý khai
    thác nguồn lợi hải sản ở tỉnh Cà Mau là:
    + Tài nguyên và nguồn lợi thủy hải sản ven bờ biển bị giảm sút nghiêm trọng.
    Năng suất đánh bắt hiện tại vượt quá mức cho phép, phần tài nguyên thủy hải sản còn
    lại không đủ sức tái tạo và phục hồi nguồn lợi như trạng thái vốn có tự nhiên của nó.
    Môi trường thủy sản ở nhiều vùng ven bờ, cửa sông xấu đi rõ rệt và có dấu hiệu suy
    thoái chất lượng.
    11
    + Trong khi tài nguyên và môi trường thủy sản ven biển ngày càng xấu đi; các
    vấn đề về dân số, việc làm và nhu cầu khai thác tự nhiên thủy hải sản đang gia tăng
    nhanh chóng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa kinh tế địa
    phương; mâu thuẫn này ngày một trầm trọng và gay gắt, đặt ra nhiều thách thức đối
    với các cộng đồng dân cư ven biển.
    Trước tình hình bức xúc về công tác quản lý nguồn lợi thủy sản nói chung và
    Nghêu Lụa nói riêng tại địa phương; cùng với sự cho phép và phê duyệt của Trường
    Đại học Nha Trang tại Quyết định số 998/QĐ-ĐHNT ngày 23/10/2007 của Hiệu
    trưởng Trường Đại học Nha Trang về việc giao Đề tài luận văn thạc sĩ, tôi thực hiện
    Luận văn cao học, chuyên ngành khai thác thủy sản với tiêu đề “Điều tra hiện trạng
    và đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa ven biển Tây
    tỉnh Cà Mau” với các mục tiêu và nội dung sau:
    Kết quả nghiên cứu sẽ giải quyết được một số vấn đề sau:
    Góp phần hiểu biết về nguyên nhân biến động nguồn lợi Nghêu Lụa - một đối
    tượng khai thác mới và có ý nghĩa kinh tế khá cao tại địa phương hiện nay. Đánh giá
    hiện trạng nguồn lợi và tình hình khai thác Nghêu Lụa tại các bãi khai thác chủ yếu ở
    vùng biển Tây Cà Mau.
    Trên cơ sở điều tra cập nhật nguồn lợi và tình hình khai thác Nghêu Lụa, Luận
    văn xây dựng các giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa, nhằm
    góp phần vào phát triển bền vững nghề cá tại địa phương.
    Nội dung của Luận văn:
    a. Điều tra đánh giá hiện trạng nguồn lợi Nghêu Lụa (bao gồm mật độ phân bố,
    vị trí và các bãi tập trung, sự biến động số lượng Nghêu Lụa theo mùa vụ và theo vị trí
    khai thác, ước tính trữ lượng và khả năng khai thác cho toàn vùng biển, cũng như cho
    các bãi khai thác chủ yếu).
    b. Đề xuất biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi Nghêu Lụa (như ngư
    cụ khai thác, mùa vụ và số lượng khai thác, kích thước khai thác hợp lý, tổ chức quản
    lý cộng đồng, ), nhằm tăng năng suất, giảm thiểu mức chết và đem lại hiệu quả kinh
    tế cao cho cộng đồng địa phương.
    Đây là đề tài có nội dung rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực: kĩ thuật khai
    thác, sinh học nguồn lợi, thủy văn, trầm tích . Nhưng do có giới hạn về chuyên môn,
    12
    thời gian thực hiện, kinh phí nên phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn như nội dung nêu
    trên.

    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. Về điều kiện tự nhiên
    1.1.1. Đặc điểm khí hậu
    Nhìn chung, vùng bán đảo Cà Mau có nhiệt độ không khí và lượng bức xạ cao,
    phân bố đều theo không gian và thời gian. Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là
    2.226 giờ. Tháng có số giờ nắng nhiều từ tháng 01 đến tháng 04. Lượng bức xạ trung
    bình năm tại Cà Mau nhỏ hơn so với toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Số giờ
    nắng bình quân trong ngày là 6,1 giờ/ngày.
    Tổng lượng mưa bình quân là 2.390 mm/năm, năm thấp nhất là 2.000mm/năm.
    Số ngày mưa bình quân hàng năm là 165 ngày (dao động từ 130-200 ngày). Mùa mưa
    kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào tháng 8, tháng 9 với tổng lượng mưa
    bình quân thường đạt trên 350mm/tháng. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1,
    tháng 2 (lượng mưa dưới 20mm/tháng). Mùa mưa ở đây thường bắt đầu sớm hơn và
    cũng kết thúc sớm hơn 10 đến 15 ngày so với các khu vực khác của ĐBSCL. Dưới đây
    là một số thông tin chi tiết về yếu tố khí hậu tại Cà Mau:
    1.1.1.1. Nhiệt độ không khí:
    Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Cà Mau là 26,8
    0
    C. Chênh lệch so với các tháng
    khác là 2,7
    0
    C. Nhiệt độ thấp nhất hàng năm thường quan sát được trong tháng 01 (24-26
    0
    C), nhiệt độ trung bình cao nhất hàng năm quan sát được trong tháng 4 (27,5-28,5
    0
    C), biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm và giữa các mùa là 6,6-7
    0
    C.
    1.1.1.2. Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi:
    Độ ẩm không khí trung bình năm là 85,9%, độ ẩm cao có thể trên 89%. Độ ẩm
    lớn nhất thường quan sát được trong tháng 9 và tháng 10 là 88%. Lượng bốc hơi bình
    quân là 73 mm/tháng. Trong mùa mưa, chỉ số ẩm ướt (lượng mưa/lượng bốc hơi)
    thường đạt đến 4,1 lần. Độ ẩm bình quân của không khí là 81% trong mùa mưa. Trong
    mùa khô, chỉ số khô hạn (lượng bốc hơi/lượng mưa) bằng 2,2 lần.
    1.1.1.3. Chế độ gió, bão:
    Khu vực Mũi Cà Mau chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính trong năm là gió
    mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4) còn gọi là mùa gió Chướng và gió mùa Tây
    Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) còn gọi là mùa gió Nam. Tháng 5 và tháng 10 là hai
    tháng chuyển tiếp của hai mùa gió.
    14
    Tốc độ bình quân hàng năm từ 1,5 đến 2,0 m/s; ngoài khơi là 2,5 đến 3,5 m/s.
    Mùa gió chướng (gió mùa Đông Bắc) bắt đầu vào tháng 9 - 10 hàng năm, kéo dài đến
    tháng 4 năm sau. Mùa gió chướng làm cho thủy triều xâm nhập vào nội địa. Bão ít
    xuất hiện, nhưng thường có giông với tần suất từ 50 đến 90 ngày trong năm. Giông
    thường xảy ra vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10).
    1.1.2. Đặc điểm thủy văn
    Cà Mau có chế độ thủy triều khá đặc biệt so với các vùng khác của ĐBSCL, do
    tiếp giáp với 2 vùng biển có chế độ thủy triều khác nhau. Bờ phía Đông có chế độ bán
    nhật triều không đều, biên độ thủy triều có trị số lớn (3m ở Gành Hào); bờ phía Tây có
    chế độ nhật triều với biên độ triều 1 đến 1,5m. Thủy triều ở phía Đông đẩy nước triều
    vào sâu nội địa, còn thủy triều ở phía Tây có xu thế hút nước triều ra phía biển.
    Thông thường, mực thủy triều phía biển Đông luôn luôn cao hơn ở phía vịnh
    Thái Lan, nên các rạch tự nhiên thường có xu thế chảy từ phía Nam (biển Đông) lên
    phía Bắc (sông Cửa Lớn), đồng thời sông Cửa Lớn dốc dần từ Đông sang Tây tạo nên
    dòng chảy từ sông Bồ Đề (phía biển Đông) sang phía Tây (vịnh Thái Lan).
    Chế độ thủy triều đóng vai trò quan trọng, quyết định dòng chảy của kênh rạch
    và sự vận chuyển phù sa ở trong vùng. Quá trình bồi lắng phù sa tạo ra một lượng lớn
    các vật liệu được chuyển tải từ biển Đông sang vịnh Thái Lan theo sông Cửa Lớn bồi
    lắng tại vùng cửa sông Ông Trang với lượng phù sa trung bình khoảng 70-80 mg/l
    trong mùa khô và 30 mg/l trong mùa mưa. Theo ước tính, hàng năm sông Cửa Lớn
    mang lượng phù sa là 1,03 triệu tấn từ phía biển Đông sang phía vịnh Thái Lan.
    Mạng lưới kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc giao thông đường thủy. Tuy
    nhiên chế độ dòng chảy của các kênh rạch trong khu vực này rất phức tạp do chịu ảnh
    hưởng của các chế độ thủy triều. Điều kiện tự nhiên và chế độ thủy văn trong khu vực
    có tác động tích cực đến môi trường đất, môi trường sinh thái của vùng và các hoạt
    động kinh tế xã hội trong khu vực.
    Thủy triều lên xuống hàng ngày có tác dụng đáng kể đến quá trình hình thành
    đất, các vật chất sinh phèn làm cho đất không chuyển hóa từ dạng phèn tiềm tàng
    chuyển sang dạng hoạt động. Điều hòa sự tích lũy độ mặn trong đất, duy trì hoạt động
    của sinh vật trong môi trường nước và đất, đồng thời cũng là môi trường vận chuyển
    nguồn giống thủy sản và hải sản từ biển vào sâu trong nội đồng.
    15
    Do ảnh hưởng của thủy triều, toàn bộ diện tích ngập mặn Đất Mũi bị ngập tùy
    thuộc vào chế độ bán nhật triều (triều lên xuống 02 lần trong ngày), biên độ triều là
    khoảng 0,5 m lúc triều thấp và 1 m khi triều cường. Nồng độ muối khoảng 25ppt giảm
    xuống còn 18 - 20ppt sau khi mưa lớn. Sự lắng đọng bùn trên diện tích Đất Mũi rất
    nhanh, vùng phía Tây Bắc có tốc độ bồi lắng hàng năm có khi tới 100m, nhưng bờ
    biển phía Nam lại chịu xói mòn, lở hàng năm khoảng 30 - 50m.
    Tính chất giao động của mực nước khu vực ven biển phía bờ Đông hoàn toàn
    khác ven biển phía bờ Tây của Mũi Cà Mau. ở khu vực bãi bồi phía Tây của Mũi Cà
    Mau, dao động của mực nước mang tính nhật triều không đều, với độ lớn của biên độ
    thủy triều là 1 mét. Còn phía biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều với biên
    động thủy triều từ 2 đến 2,5 mét.
    Trong mùa mưa, tại khu vực phía bờ Tây, dòng chảy có hướng Tây- Tây Nam,
    dòng chảy hướng vào bờ với vận tốc dòng chảy tầng mặt biến đổi từ 10 cm/s - 30cm/s.
    Bờ phía Đông dòng chảy có hướng Đông - Đông Bắc và có xu hướng chuyển dịch xa
    bờ, tốc độ dòng chảy khoảng 20 - 50 cm/s.
    Trong mùa khô, ở phía bờ Tây dòng chảy gần như song song với đường bờ, ở
    khu vực Bãi Bồi hình thành xoáy nghịch tạo ra sự lắng động phù sa khá lớn trong mùa
    khô là điều kiện hình thành nên bãi bồi. Trong thời kỳ này, bờ biển phía Đông dòng
    chảy đổi hướng Tây và Tây Bắc, tốc độ dòng chảy khoảng 22- 60 cm/s.
    Quá trình hoạt động của các dòng chảy tạo ra nguồn cung cấp các loài phiêu
    sinh động thực vật dồi dào cho môi trường rừng ngập mặn đồng thời cũng làm cho quá
    trình lắng đọng phù sa diễn ra nhanh chóng làm cho Mũi Cà Mau không ngừng vươn
    ra phía vịnh Thái Lan với tốc độ hàng năm từ 50 đến 80 mét.
    1.1.3. Đặc điểm thuỷ hoá
    1.1.3.1. Nhiệt độ nước:
    Nhiệt độ nước có ảnh hưởng nhất định đến quá trình trao đổi chất và sinh
    trưởng của thuỷ sinh. Nghêu Lụa thường sống ở vùng nước có nhiệt độ 20 - 28
    0
    C; nếu
    nhiệt độ xuống thấp, Nghêu Lụa sẽ phát triển chậm, khi nhiệt độ tăng cao, Nghêu Lụa
    sẽ tăng cường khả năng bắt mồi và sinh trưởng nhanh hơn. Nếu nhiệt độ nước vượt
    quá xa “ngưỡng” chịu đựng của Nghêu Lụa, sẽ gây ra hiện tượng “sốc” nhiệt, dẫn đến
    Nghêu Lụa chết hàng loạt.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, Báo cáo tổng hợp nghề theo
    công suất năm 2005, 2006, 2007, đến tháng 3/2008.
    2. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Sổ bộ đăng kiểm tàu cá.
    3. Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Báo cáo tổng kết năm 2000-2007.
    4. Nguyễn Duy Chỉnh, (2002). Quy hoạch khai thác hải sản gần bờ Đông. Tây
    Nam Bộ đến năm 2010, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản.
    5. Bùi Đình Chung, Chi Tiến Vĩnh, Nguyễn Hữu Đức, Nguồn lợi cá biển - cơ
    sở phát triển của nghề cá biển Việt Nam, Bộ Thủy sản, Viện nghiên cứu hải
    sản - Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá Biển (tập II), Nxb. Nông
    nghiệp, Hà Nội 2001.
    6. Nguyễn Quang Hùng, Đa dạng sinh học và nguồn lợi động vật thâm mềm
    hai mảnh vỏ (Bivalvia) vùng biển Cát Bà và Cô Tô, Bộ Thủy sản, Viện
    nghiên cứu hải sản - Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá Biển (tập
    III), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội 2005.
    7. Nguyễn Quang Hùng, Đinh Thanh Đạt, Phạm Thược, Nguồn lợi động vật
    thân mềm, Hội nghề cá Việt Nam - Bách khoa thủy sản, Nhà xuất bản nông
    nghiệp Hà Nội - 2007.
    8. Nguyễn Văn Kháng, Bùi Văn Tùng, Nguồn lợi hải sản và ngư trường khai
    thác, Hội nghề cá Việt Nam - Bách khoa thủy sản, Nhà xuất bản nông
    nghiệp Hà Nội - 2007.
    9. Nguyễn Văn Kháng (2002), Một số vấn đề về kinh tế xã hội nghề cá ven bờ
    các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    10. Nguyễn Văn Kháng (2003), Hiện trạng cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản
    và những kiến nghị cho việc sắp xếp lại cơ cấu nghề nghiệp từng vùng biển,
    Viện Nghiên cứu Hải sản.
    11. Đặng Hữu Kiên, Khai thác bền vững, Hội nghề cá Việt Nam - Bách khoa
    thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2007.
    73
    12. Nguyễn Long (1998), Cơ sở khoa học về khai thác nhằm sử dụng hợp lý
    nguồn lợi hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    13. Nguyễn Long (2003), Điều tra cơ bản nguồn lợi hải sản và điều kiện môi
    trường các vùng trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển lâu bền ngành hải
    sản vùng gần bờ biển nước ta, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải
    sản.
    14. Nguyễn Long (2006), Dự thảo Xây dựng chương trình khai thác hải sản đến
    năm 2015, Viện Nghiên cứu hải sản.
    15. Trương Quốc Phú (1997), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh hóa và
    kỹ thuật nuôi Nghêu meretrix lyrata (Sowerby) ở vùng biển Tiền Giang, Bừn
    Tre.
    16. Sở Thủy sản Bình Thuận, Viện Hải dương học Nha Trang (2004). Điều tra
    khai thác và bảo vệ nguồn lợi động vật thân mềm hai mảnh vỏ ở vùng nước
    ven biển tỉnh Bình Thuận.
    17. Sở Thủy sản Bình Thuận và Viện Hải dương học Nha Trang (2006). Điều tra
    nguồn lợi Nghêu Lụa, Bàn Mai ven biển tỉnh Bình Thuận.
    18. Đào Mạnh Sơn, Nguồn lợi hải sản xa bờ Vịnh Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và
    vùng biển giữa biển Đông của Việt Nam, Bộ Thủy sản, Viện nghiên cứu hải
    sản - Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá Biển (tập II), Nxb. Nông
    nghiệp, Hà Nội 2001.
    19. Phạm Thược, Đặc điểm tự nhiên và nguồn lợi sinh vật vùng biển giữa Vịnh
    Thái Lan, Bộ Thủy sản, Viện nghiên cứu hải sản - Tuyển tập các công trình
    nghiên cứu nghề cá Biển (tập II), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội 2001.
    20. Phạm Thược, Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản, Hội nghề cá Việt Nam
    - Bách khoa thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2007.
    21. Phạm Thược, Phương pháp thăm dò điều tra nguồn lợi hải sản, Hội nghề cá
    Việt Nam - Bách khoa thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2007.
    22. Phạm Thược, Đặc trưng về sinh vật học cá biển Việt Nam, Hội nghề cá Việt
    Nam - Bách khoa thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2007.
    74
    23. Phạm Thược, Nguồn lợi cá biển, Hội nghề cá Việt Nam - Bách khoa thủy
    sản, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2007.
    24. Phạm Thược (1998) Các biện pháp sử dụng hợp lý nguồn lợi hải sản và phát
    triển nghề cá theo hướng lâu bền, Viện Nghiên cứu Hải sản.
    25. Phạm Thược, Cơ sở khoa học cho vấn đề quản lý bền vững nguồn lợi hải sản
    vùng biển gần bờ Việt Nam.
    26. Chu Tiến Vĩnh, Đánh giá nguồn lợi Hải sản, Hội nghề cá Việt Nam - Bách
    khoa thủy sản, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội - 2007.
    27. Chu Tiến Vĩnh và CTV (2006), Những thách thức về tính bền vững của
    nguồn lợi hải sản biển Việt Nam. Hội thảo quốc gia về Phát triển bền vững
    nghề cá ở Việt Nam - Vấn đề và cách tiếp cận (Đồ Sơn, ngày 11-13 tháng 5
    năm 2006).
    28. Chu Tiến Vĩnh (2007), Định hướng phát triển khai thác hải sản đến năm
    2020, Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản.
    29. Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, (2002). Quy hoạch tổng thể phát triển
    kinh tế - xã hội ngành Thủy sản đến năm 2010.
    30. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5943-1995 Tiêu chuẩn chất lượng nước biển
    ven bờ.
    31. Tài liệu hướng dẫn viết Luận văn Thạc sĩ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...