Thạc Sĩ Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi lồng bè một số loài

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi lồng bè một số loài cá biển có giá trị kinh tế tại Thành phố Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh
    Mô tả bị lỗi vài chứ, tài liệu thì bình thường

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG .vi
    DANH SÁCH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3
    1.1. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ BIỂN TRÊN THẾ GIỚI . 3
    1.2. HIỆN TRẠNG NUÔICÁ BIỂN TẠI VIỆT NAM . 8
    1.3. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ LỒNG BÈ TRÊN BIỂNTẠI QUẢNG NINH 9
    1.3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VHL . 9
    1.3.1.1. Vị trí địa lý . 9
    1.3.1.2. Đặc điểm địa hình . 10
    1.3.1.3. Khí hậu . 10
    1.3.1.4. Thủy văn . 11
    1.3.2. MỘT SỐ YẾU TỐMÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG 11
    1.3.2.1. Thủy triều . 11
    1.3.2.2. Sóng . 12
    1.3.2.3. Dòng chảy . 12
    1.3.2.4. Độ mặn . 12
    1.3.2.5. Độ pH . 12
    1.3.2.6. Nhiệt độ nước biển . 13
    1.3.2.7. Muối dinh dưỡng 13
    1.3.2.8. Oxy hòa tan (DO) . 13
    1.3.2.9. Các nguồn gây ô nhiễm nước biển VHL . 14
    1.3.2.10. Hiện trạng môi trường VHL 16
    1.3.3. Tình hình nuôi cá lồng bè 19
    1.3.4. Các chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản 20
    iv
    1.4. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ -XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐHẠ LONG 20
    1.4.1. Số lượng lồng bè và mật độ dân số sống trên lồng bè trên VHL . 20
    1.4.2. Tình hình phát triển nhà bè 22
    1.4.3. Tổ chức chính quyền, đoàn thể nhà bè 22
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
    2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 24
    2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
    2.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 24
    2.4. THU THẬP Số LIỆU . 24
    2.4.1. Số liệu đã được công bố . 24
    2.4.2. Phương pháp đánh giá nông thôn . 25
    2.4.3. Số liệu điều tra . 25
    2.4.4. Xử lý số liệu 26
    2.4.5. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất . 26
    2.4.6. Các chỉ tiêu xác định hiệu quả kinh tế 27
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 31
    3.1. HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC HỘ NUÔI CÁ BIỂN . 31
    3.1.1. Những thông tin về chủ hộ nuôi . 31
    3.1.1.1. Tuổi của chủ hộ . 31
    3.1.1.2. Giới tính của chủ hộ nuôi 31
    3.1.1.3. Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi . 32
    3.1.1.4. Kinh nghiệm của chủ hộ nuôi 32
    3.1.2. Những thông tin về hộ nuôi cá biển lồng bè . 33
    3.1.2.1. Số nhân khẩu và lao động của hộ nuôi cá biển lồng bè . 33
    3.1.2.2. Số lồng bè của hộ nuôi 34
    3.2 HIỆN TRẠNG KỸTHUẬT NUÔI CÁ BIỂN LỒNG BÈ TRÊN VHL . 34
    3.2.1. Hìnhthức nuôi và kích cỡ lồng 34
    3.2.1.1. Hình thức nuôi 34
    3.2.1.2. Kích cỡ lồng 34
    v
    3.2.2. Đối tượng và mùa vụ nuôi . 34
    3.2.2.1. Đối tượng nuôi 34
    3.2.2.2. Mùa vụ nuôi 35
    3.2.3. Nguồn giống và kích cỡ giống . 36
    3.2.3.1 Nguồn giống . 36
    3.2.3.2 Kích cỡ giống 36
    3.2.4. Chăm sóc và quản lý 36
    3.2.4.1. Thức ăn . 36
    3.2.4.2. Theo dõi chất lượng nước 37
    3.2.4.3. Xác định trọng lượng, kích thước và phân kích cỡ . 38
    3.2.4.4. Vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ lồng nuôi 38
    3.2.4.5. Các bệnh thường gặp 39
    3.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆUQUẢ KINH TẾ -XÃ HỘI . 40
    3.3.1. Kết quả và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lồng bè 41
    3.3.2. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu kết quả sản xuất . 43
    3.3.3. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của 1 m
    3
    lồng . 44
    3.3.4. Hiệu quả về mặt xã hội 45
    3.4. NHỮNGKHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP . 46
    3.5. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 49
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 50
    1. KẾT LUẬN 50
    1.1. Hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi cá biển lồng bè trên VHL 50
    1.2. Hiệu quả kinh tế -xã hội của nghề nuôi cá biển lồng bè trên VHL 50
    1.2.1. Mức độ đầu tư cho 1 lồng nuôi cá biển lồng bè trên VHL 50
    1.2.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1m
    3
    lồng nuôi cá biển lồng bè 50
    1.2.3. Hiệu quả về xã hội của nuôi cá biển lồng bè trên vịnh Hạ Long . 51
    2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP . 51
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 52

    MỞĐẦU
    Trên thế giới, nghề nuôi cá lồng bè trên biểnđãvà đangđược quan tâm phát
    triển trong nhiều năm qua và trở thành một nghề sản xuất kinh doanh quan trọng, có ý
    nghĩa chiến lược của nhiều quốc gia có biển. Nghề nuôi cá lồng bè trên biểntạo ra một
    lượng sản phẩm lớn trên một đơn vị diện tích nhỏ. Do vậy nghề nuôi cá biển không chỉ
    góp phần đem lại kim ngạch xuất khẩu, góp phần cải thiện và đảm bảo chất lượng thực
    phẩm của con người mà còn góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ và môi trường
    thủy sinh.
    Việt Nam là quốc gia biển với hơn 3.260 km chiều dài bờ biển trải dài từ Bắc
    vào Nam, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều diện tích mặt nước eo vịnh, đầm, phá
    nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá lồng, bè trên biển và hải
    đảo. Chỉ tính riêng các khu vực có diện tích nuôi tập trung như Quảng Ninh (Hạ Long),
    Hải Phòng (Cát Bà),Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Côn Đảo,
    Phú Quốc . đã có hàng ngàn ha diện tích mặt nước có thể nuôilồng, bè trên biển. Năm
    2009 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã đạt 4,21tỷ USD, trong đó xuất khẩu
    chủ yếu là tôm nuôi, tuy nhiên trong những năm tới xuất khẩu tôm sẽ khó khăn hơn
    nhiều thậm chí có thể giảm.
    Trong giai đoạn 2010 - 2020, xuất khẩu thuỷ sản sẽ đóng vai trò quan trọng
    trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam, ngành Thủy sản sẽ đóng góp khoảng 3%
    tổng sản phẩm xã hội (GDP), giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4,5 - 5tỷ USD. Do vậy,
    chỉ có thể tăng mức xuất khẩu cá biển, nhuyễn thể và các hải đặc sản cùng với tăng sản
    lượng các sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng cao thì mới có thể đạt chỉ tiêu 4,5 -5 tỷ
    USD/năm.
    Hiện nay kỹ thuật nuôi cá lồng bè của ngư dân ở nước ta chủ yếu là theo
    phương pháp nuôi truyền thống, cộng với sự phát triển của nghề nuôi cá lồng bè ngày
    càng tăng và thiếu quy hoạch đã làm cho môi trường tại các khu vực nuôi ngày càng ô
    nhiễm và dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân làm
    cho nghềnuôi cá lồngbè phát triển kémbền vững.
    2
    Đứng trước thực trạng trên, để góp phần vào nghiên cứu đánh giávà đề xuất
    một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nghềnuôi cá lồng bè trên biển
    giúp nghềnuôi cá lồng bè phát triển bền vững. Được sự đồng ý của Khoa Nuôi trồng
    Thủy sản Trường Đại học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng kỹ
    thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi lồng bè một số loài cá
    biển có giá trị kinh tế tại Thành phố Hạ Long –Tỉnh Quảng Ninh”.
    * Đề tài gồm các nội dung chủ yếu sau:
    -Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội có ảnh hưởng đến nghề nuôi cá biển
    lồng bè tại VHL –tỉnh Quảng Ninh.
    - Điều tra hiệntrạng kỹ thuật nuôi lồng bè một số loài cá biển tại VHL –tỉnh Quảng
    Ninh.
    - Điều tra kết quả sản xuấtcủa nghề nuôi cá biển bằng lồng bè trên VHL –tỉnh
    Quảng Ninh.
    * Đề tài được thực hiện với các mục tiêu chính:
    -Đánh giá thực trạng kỹ thuật nghề nuôi lồng bè một số loài cá biển có giá trị kinh
    tế trên VHL –tỉnh Quảng Ninh.
    -Đánh giáhiệu quả kinh tế -xã hội của nghề nuôi cá biển lồng bè trên VHL –tỉnh
    Quảng Ninh.
    -Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao năng suất các đối tượng
    nuôi.
    * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứucủa đề tài góp phần làm căn cứ cho các nhà
    khoa học và các nhà quản lýquy hoạch, cải tiến kỹ thuật nuôi phù hợpđối với nghề
    nuôi cá biển lồng bè trên VHL.
    -Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của đề tài giúp cho cán bộ kỹ thuật và ngư dân trên
    VHLthấy rõ được hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế - xã hội mà nghề nuôi cá
    lồng bè mang lại. Từ đó có những giải pháp cụ thể giúp cho nghề nuôi cá biển lồng bè
    trên VHLphát triển bền vững.

    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ BIỂN TRÊN THẾ GIỚI
    Nuôi cá biển có từ lâu đời song nuôi cá biển phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu mới
    phát triển vào những năm 1980 của thế kỷ XX. Trong những năm qua nghề nuôi cá
    biển thực sự trở thành hướng đi rất quan trọng để phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.
    Những thành tựu khoa học công nghệ nuôi mới như sản xuất giống nhân tạo, sản xuất
    thức ăn công nghiệp và các trang thiết bị phục vụ cho nuôi cá biển được áp dụng nhanh
    chóng giúp cho ngành công nghiệp nuôi cá biển phát triển rất nhanh và nó đã và đang
    mang lại hiệu quả kinhtế cao cho hầu hết các quốc gia có biển.
    Theo thống kê của FAO, sản lượng cá biển nuôi năm 2002 của khu vực Thái
    Bình Dương đạt khoảng 1 triệu tấn, giá trị 3,2 tỷ USD, tăng 240% so với năm 1990 và
    chiếm 95% sản lượng nuôi cá biển của thế giới [24]. Cá biển luôn là nguồn thực phẩm
    có giá trị cao, hầu hết các nước có biển đều mong muốn tăng nhanh sản lượng nuôi để
    bù đắp sản lượng cá biển khai thác tự nhiên đang có xu hướng giảm sút. Theo các báo
    cáo được công bố, nuôi cá biển sẽ phát triển nhanh và đạt sảnlượng từ 3,5 –4 triệu tấn
    vào năm 2010 [13]. Các đối tượng nuôi quan trọng là: cá hồi sẽ đạt khoảng 2 triệu tấn
    vào năm 2010, trong đó riêng Nauy sẽ đạt 1 triệu tấn, Chile khoảng 0,5 triệu tấn; các
    loài cá quý hiếm như cá song, cá tráp, cá hồng, cá cam sẽ được chú trọng phát triển
    nuôi ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Địa Trung Hải. Sản lượng của nhóm cá này
    ước tính sẽ đạt 0,5 –0,6 triệu tấn vào năm 2010 [24].
    Trung Quốc có lịch sử nuôi cá biển khá lâu, nhưng nuôi cá biển ở Trung Quốc
    mới phát triển mạnh vào những năm đầu thế kỷ và hiện nay đang đứngđầu thế giới về
    sản lượng cá biển nuôi. Năm 1979 thì chỉ có 1 vài lồng được nuôi ở Quảng Đông lưu
    giữ các loài cá song để xuất khẩu tới Hồng Kông và Ma Cao. Sau đó nuôi cá biển tăng
    lên khoảng 960.000 lồng phân bố chủ yếu ở Sơn Đông và Triết Giang [33]. Sản
    lượng cá biển của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng: năm 1990 sản lượng nuôi là
    101.000 tấn, năm 1995 là 503.000 tấn chiếm khoảng 58% sản lượng nuôi của Châu Á,
    năm 2004 là 526.000 tấn, năm 2005 là 660.000 tấn [41]. Sau 10 năm sản lượng nuôi cá
    4
    biển tăng gấp 5 lần nhưng giá trị nuôi cá biển của Trung Quốc lại không cao, tổng giá
    trị nuôi năm 1999 chỉ đạt 962 triệu USD, giá trị trung b ình của sản phẩm cá biển nuôi
    thương phẩm chỉ đạt 1,91 USD/kg. Với sản lượngchiếm 20,5% tổng sản lượng cá biển
    nuôi trên thế giới nhưng giá trị chỉ chiếm 11%. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cá
    biển lớn nhất thế giới và mục tiêu của họ chủ yếu là tiêu thụ nội địa. Trung Quốc sử
    dụng lồng thông dụng (98%) là lồng gỗ nổi lên mặt nước có kích thước 3 x 3 x 3 m.
    Sau đó khoảng 6 năm gần đây có các loại lồng bằng phao kích thước 6 x 6 x 6m và
    kiểu lồng hình trụ có chu vi 60 –100 m, sâu 8 –12 m. Tuy nhiên, do còn hạn chế về
    mặt kỹ thuật và chi phí cao, loại lồng cỡ lớn chưa được áp dụng phổ biến [40].
    Nauy là cường quốc về nuôi cá biển trong 2 thập kỷ qua, là nước xuất khẩu cá
    biển nuôi số 1 thế giới. Từ đầu những năm 1960 tại Nauy lồng bè đã được sử dụng để
    nuôi cá hồi đại dương (Salmo salar)[14]. Đến thập kỷ 80, Nauy đã xác định nuôi cá
    biển là mũi nhọn để phát triển kinh tế của đất nước, trong đó cá hồi là đối tượng chủ
    đạo. Sau 20 năm liên tục nghiên cứu và phát triển, Nauy đã đạt tới đỉnh cao về nuôi cá
    biển, sản lượng và giá trị liên tục tăng. Năm 1985 sản lượng nuôi đạt 40.000tấn với giá
    trị 53 triệu USD, năm 1990 đạt 146.000 tấn giá trị 776 triệu USD, năm 1995 đạt
    250.000 tấn giá trị 1,018 tỷ USD, đến năm 2000 sản lượng nuôi đạt 420.000 tấn giá trị
    1,35 tỷ USD. Sản phẩm cá hồi của Nauy rất đa dạng với 7 chủng loại từ 1kg/con đến
    trên 7kg/con [41], chu kỳ nuôi rất khác nhau từ 2 –6 năm. Cá hồi được nuôi trong lồng
    đơn hình tròn là chủ yếu, ngoài ra còn nuôi trong các lồng hình chữ nhật xếp thành
    từng khối hay nuôi trong các bể bê tông xây sát bờ biển. Điều đáng chú ý là mặc dù
    nuôi cá ở quy mô công nghiệp tập trung mật độ cao nhưng về cơ bản vẫn giữ được độ
    trong sạch cho môi trường nước biển và thành công của công nghệ vacxin nên 20 năm
    nuôi liên tục cá hồi Nauy vẫn chưa bị dịch bệnh gây tổn hại lớn. Thị trường tiêu thụ cá
    hồicủa Nauy rất rộng lớn: EU, Nhật Bản, Mỹ, Đông Âu, Trung Quốc, Đài Loan và
    một số nước Đông Nam Á. Theo kế hoạch phát triển, dự kiến đến năm 2010 sản lượng
    cá hồi của Nauy sẽ đạt 1 triệu tấn, cá tuyết đạt 0,5 triệu tấn [33].
    Sau thành công của Nauy, nuôi cá lồng biển ở khu vực Bắc Âu phát triển rất
    mạnh mẽ, các loài nuôi chính vẫn là cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi vân. Phần lớn sản
    5
    lượng 2 đối tượng trên là ở Nauy, Scốtlen, Aixơlen, và đảo Faeroe, tuy nhiên một số
    nước như Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển đang tiếp cận công nghệ nuôi này. Sản
    lượng khu vực Bắc Âu năm 2004 đạt 800.000 tấn cá hồi Đại Tây Dương và 80.000 tấn
    cá hồi vân [42].
    Bảng 1.1:Sản lượng nuôi cá biển ở một số nước trên thế giới [35], [39], [41]
    Stt Quốc gia Sản lượng (tấn) Năm
    1 Trung Quốc 660.000 2005
    2 Nhật Bản 261.000 2004
    3 Inđônêxia 179.000 1999
    4 Hàn Quốc 80.804 2003
    5 Malaixia 10.547 2004
    6 Philipin 171.000 1999
    7 Canada 85.000 1999
    8 Hy Lạp 79.000 2000
    Nhật Bản là nước đứng thứ 3 thế giới về mặt cá biển nuôi, nhưng đứng đầu
    trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, năng suất, hiệu quả và giá trị sản lượng. Nhật Bản là
    nước đưa ra mô hình hiện đại về nuôi cá biển trong lồng ngay từ rất sớm (đầu thập kỷ
    70), là nước cho đến nay sinh sản nhân tạo nhiều loài cá nhất và đang đi đầu tronglĩnh
    vực nuôi cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh theo chu kỳ khép kín và lồng nuôi được đặt
    ngay tại dòng hải lưu của Thái Bình Dương. Sản lượng năm 2000 của Nhật Bản đạt
    245.566 tấn, năm 2001 đạt 252.173 tấn, năm 2002 đạt 260.373 tấn và năm 2003 đạt
    264.858 tấn [42]. Nhìn chung sản lượng nuôi của Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2000
    không tăng nhiều nhưng do nuôi nhiều loài cá quý hiếm như cá cam, cá chình Nhật
    Bản, cá song nên đạt giá trị sản lượngcao, năm 1999 giá trị sản lượngnuôi cá biển của
    Nhật Bản đạt1,73 tỷ USD. Tuy nhiên do nhu cầu trong nước luôn cao nên hàng năm
    Nhật Bản nhập rất nhiều các sản phẩm từ cá biển. Năm 2000 nhập khẩu 334 triệu USD
    cá biển nuôi ở dạng sống (chủ yếu là cá chình từ Trung Quốc, cá song từ Đài Loan),
    710 triệu USD cá hồinuôi từ Nauy, Canada, Chile[33].
    Chilelà nước trước đây nghề cá khá đơn điệu chỉ tập trung vào khai thác cá nổi
    có giá trị thấp. Do có bờ biển khúc khuỷu, nhiều eo ngách, vịnh, khí hậu ôn h òa, nước
    biển trong sạch rất thích hợp trong việc phát triển các loài cá ôn đới. Chính vì vậy
    6
    Chile đã chọn mô hình nuôi cá hồi Đại Tây Dương của Nauy và cá hồi Thái Bình
    Dương của Nhật Bản làm đối tượng nuôi chính. Bắt đầu từ những năm 80, nhưng chỉ
    vài năm sau nuôi cá biển ở Chileđã có những tiến bộ vượt bậc, sau 10 năm phát triển
    Chileđã trở thành cường quốc đứng thứ 4 thế giới về sản lượng, thứ 3 về giá trị và thứ
    nhì thế giới về xuất khẩu. Ngoài 2 đối tượng trên Chilecòn phát triển mạnh mẽ nghề
    nuôi cá hồi sông với sản lượng đạt 50.000 tấn vào năm 2000 [24]. Khi ápdụng công
    nghệ nuôi cá lồng của Nauy và Nhật Bản họ không dập khuân mà sáng tạo xây dựng
    thành mô hình riêng của mình. Lợi dụng địa hình thuận lợi, họ tiến hành quây lưới ở
    các eo ngách, vịnh nhỏ rồi nuôi cá hoặc đào các ao dọc biển để nuôi cá hồi, hạn chế
    nuôi cá trong lồng. Chilelại có công nghiệp chế biến bột cá rất phát triển đạt tiêu chuẩn
    cao nên thức ăn cho nuôi cá biển ở Chilecó giá thành thấp.Đây chính là lợi thế nên
    Chilecó giá thành cá biển thấp nhất thế giới dẫn đến xuất khẩu đạt lợi nhuận cao [33].
    Sau Nhật Bản, Đài Loan phát triển nuôi cá biển từ rất sớm và có nhiều đóng góp
    quan trọng cho sự tiến bộ của nghề nuôi cá biển của thế giới. Hiện nay tại Đài Loan
    đang nuôi khoảng 20 loài cá biển và hầu hết đều được sinh sản nhân tạo thành công
    (trừ cá chình).Vào những năm 1960, ngoài việc cho sinh sản nhân tạo thành công loài
    cá Hồi (Salmo gairrdreri), Đài Loan tiếp tục đạt được thành công trong sinh sản nhân
    tạo một số loài cá khác như: cá đối mục (Mugil cephalus), cá măng biển (Chanos
    chanos),cá vền đen (Acanthopagrus schlegeli), cá vền đỏ (A. major) (1970),cá vền
    vàng (A. lates), cá chẽm Nhật Bản (Lateobrax japonicus) (1980) Hiện nay, Đài Loan
    đang tập trung phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển để hạn chế những tác động bất lợi
    của môitrường do việc mở rộng diện tích và các hình thức nuôi trong ao. Tính đến
    năm 2000, có khoảng 1.500 lồng, trong đó khoảng 80% số lồng được sử dụng để nuôi
    cá Giò (R. canadum), số lồng còn lại được sử dụng để nuôi các đối tượng: cá mú chấm
    đỏ (E. coioides), cá hồng (L. erythropterus), cá hồng bạc (L. argentimaculatus) và cá
    tráp đỏ (Pagrus major). Năm 1990 sản lượng cá chỉ đạt 103 tấn, năm 1997 sản lượng
    đã tăng gấp 7 lần, đạt 873 tấn, và đến năm 1998 tăng gấp 3 lần đạt 2.673 tấn, trong đó
    cá giò chiếm 50% tổng sản lượng, đạt 1.500 tấn [40].Đài Loan có trình độ cao về khoa
    học công nghệ nuôi cá biển đặc biệt là sinh sản nhân tạo. Hình thức nuôi cá biển của

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Tác An (2003), “Ô nhiễm vùng ven bờ” Khóa tập huấn quốc gia về
    quản lý khu bảo tồn biển, 4 –16/8/2003,Nha Trang.
    2. Nguyễn Đức Cự, Lưu Văn Diệu (1998), Chất lượng nước VHL –Dự án quản
    lý VHL, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia hợp tác với
    JICA.
    3. Nguyễn Đức Cự (1998), “Hiện trạng mất đất ngập nước triều ở vịnh Hạ Long
    và tác động đến môi trường nước”, Tài nguyên và môi trường biển,(tr 49 –52).
    4. Nguyễn Chu Hồi và nnk (1995), Báo cáo Điều tra, đánh giá các đặc trưng
    môi trường và tài nguyên VHL phục vụ phát triển lâu bền,Phân viện Hải dương
    học Hải Phòng.
    5. Nguyễn Chu Hồi (1998), Báo cáo “Quản lý tổng hợp vùng ven biển: nghiên
    cứu ở vùng VHL, Việt Nam”, Hội thảo về quản lý tổng hợp vùng ven biển và
    phát triển các nguồn tài nguyên biển phi sinh vật,ngày 9-11/09/1998, Thái Lan.
    6. Nguyễn Phương Hoa, Hoàng Việt (1997), “Đánh giá nhanh các nguồn ô
    nhiễm VHL”, Tài nguyên và môi trường biển,(4), tr 163 –170.
    7. Ngô Văn Hùng (2004), Công tác quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên
    nhiên thế giới VHL, Ban quản lý VHL.
    8. Từ Thị Lan Hương, Đàm Đức Tiến, Nguyễn Văn Tiến (2004), Báo cáo tóm tắt
    Thành phần loài và phân bố của rong, cỏ biển tại VHL,Phân viện Hải dương
    học Hải Phòng.
    9. Nguyễn Cao Huần (1998), “Báo cáo về đa dạng sinh học và các khu bảovệ ở
    khu vực vườn Quốc gia Cát Bà và VHL”, Hội nghị phát triển toàn diện khu vực
    ven bờ Quảng Ninh và Hải Phòng.
    10. Nguyễn Hữu Hùng (2001). Nghiên cứu một số ảnh hưởng của cá chẽm mõm
    nhọn (Psammoperca waigiensis Cuvier & Valenciennes, 1828). Luận văn cao
    học.
    53
    11. Kungvankij & ctv (1986). Sinh học và kỹ thuật nuôi cá Chẽm (Lates
    calcarifer Bloch, 1790). Nguyễn Thanh Phương dịch. Nhà xuất bản Nông
    Nghiệp -Hà Nội.
    12. Nippon Koei Co.,Ltd, Metocean Co., Ltd, (1999), Báo cáo thực địa: Nghiên
    cứu về quản lý môi trường cho VHL,Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường và
    ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
    13. Đào Mạnh Sơn (1995), Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu công nghệ vận
    chuyển cá sống, vớt cá sống, sản xuất giống nhân tạo và nuôi một số loài cá
    biển,Viện nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.
    14. Schmittou H.R, Cremer M.C, Zhang Jian, Những nguyên lý và ứng dụng nuôi
    cá với mật độ cao trong bè nhỏ (2000),Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
    15. Võ Sỹ Tuấn (2003), “Các hệ sinh thái biển –chức năng, hiện trạng và những
    tác động”, khóa tập huấn quốc gia về khu bảo tồn biển, Nha Trang.
    16. Đỗ Công Thung và các cộng sự (2004), Báo cáo tóm tắt Động vật không
    xương sống đáy và cá biển VHL,Phân viện Hải dương học Hải Phòng.
    17. Phạm Xuân Thủy (2000), Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả
    kinh tế xã hội một số vùng nuôi tôm sú thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa,Luận
    án thạc sỹ -Khoa học Thủy sản, Đại học Thủy sản.
    18.Nguyễn Huy Yết, Lưu Văn Diệu, Nguyễn Đăng Ngải, Lăng Văn Kẻn (2000),
    “Sự suy thoái hệ sinh thái san hô vịnh Hạ Long – Cát Bà trong th ời gian gần
    đây”, Tài nguyên và môi trường biển, trang 146 –156.
    19. Ban quản lý VHL (2003), VHL, di sản thiên nhiên thế giới.
    20. Bộ Thủy sản (2002), Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2001, Hà Nội.
    21. Bộ Thủy sản (2003), Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2002, Hà Nội.
    22. Bộ Thủy sản (2005), Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2004, Hà Nội.
    23. Bộ Thủy sản (2005), Báo cáo tổng kết chương trình NTTS giai đoạn 2001 –
    2005, Hà Nội.
    54
    24. Bộ Thủy Sản (2006), các xu hướng chính phát triển nuôi cá biển, Hà Nội.
    25. Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, Báo cáo tổng kết điều tra hiện
    trạng nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh,Hạ Long tháng 12/2009.
    26. Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh (2008), Dự án điều chỉnh quy
    hoạch tổng thể ngành thủy sản Quảng Ninh thời kỳ 2007 –2010 và định hướng
    đến năm 2020.Quảng Ninh.
    27. Cục Nuôi trồng Thủy sản, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoach 2008, Hà
    Nội.
    28. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
    trường (1999), Báo cáo Nghiên cứu quản lý môi trường VHL.
    29. Dự án SIDA (SAREC/IMO/MOSTE) về tăng cường năng lực nghiên cứu
    môi trường biển cho Việt Nam (1997), Báo cáo tổng hợp Quan trắc ô nhiễm ven
    bờ: Điểm nghiên cứu VHL –Việt Nam.
    30. Phòng kinh tế Thành ph ố Hạ Long, (2008), “Điều chỉnh quy hoạch phát
    triển NTTS trên VHL giai đoạn 2008 –2015, định hướng đến năm 2020 ”
    31. Sở Thủy sản Quảng Ninh (1999), Báo cáo Kết quả điều tra nguồn lợi thủy
    sản VHL và định hướng sử dụng hợp lý -bền vững nguồn lợi, giai đoạn2000 –
    2010.
    32. Trường đại học kinh tế quốc dân (1996), Kinh tế nông nghiệp, Nxb Nông
    nghiệp, Hà Nội.
    33. Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (5/2008). Báo cáo tổng kết dự án
    “Quy hoạch phát triển nuôi cá biển đến năm 2015 và tầm nhìn 2020”.
    34. Hoàng Việt, (1997), “Đánh giá nhanh môi trường vùng ven bờ biển VHL”,
    Tài nguyên và môi trường biển, (4), trang 173 –183.
    55
    Tiếng Anh
    35. Francesco Cardia & Alessandro Lovatelli, A review of cage culture: The
    Mediterranean Sea, Global Review of cage aquaculture, 2
    nd
    International
    Symposium on cagea aquaculture in Asia, 3 –8 July 2006 Hangzhou, China.
    36. Malcolm C. M. Beveridge, (1996), Cage aquaculture, fishing news book,
    second edition.
    37. Nguyen Chu Hoi (1999), Pollution Monitoring case study in Halong Bay,
    Haiphong institute of Oceanology, Viet Nam.
    38. Norman Y.S. Woo, C.K. Wongand A.H. Chu (2000), Final report Assessment
    of Environmental Safety of Aquaculture Farm Using biochemical indicator of
    disstress,APEC.
    39. Jonh Arne Grottum & Malcolm Beveridge (2006), A review ofcage culture:
    Northern Europe, Global Review of cage aquaculture, 2
    nd
    International
    Symposium on cagea aquaculture in Asia, 3 –8 July 2006 Hangzhou, China.
    40. Su, M.S, Y, H.Chien and I.C.Lao, 2000, portetial of Marine cage
    aquaculture in Taiwan Cobia culture. In cage aquaculture in Asian.
    41. Su Yong –Quan, Wang Jun & Ding Shao –Xiong, 2006. Marine fish cage
    culture in China, Mariculture in future Whorkshop 3 –8 July 2006 Hangzhou,
    China, Presentation of China.
    42. FAO (2003), Fishery statistics aquaculture production, Fisheries
    Department.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...