Thạc Sĩ Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm làm cơ sở cho công

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững
    MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một trong những Trung tâm Đa dạng sinh học (ĐDSH) của thế giới, với hệ động, thực vật rất phong phú. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nước ta có khoảng 10.000 loài thực vật có mạch đã được mô tả, trong đó có đến 1/3 số loài cây cỏ đã và đang được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
    Trải qua lịch sử hơn bốn nghìn năm hình thành và phát triển, nhân dân ta đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm về mọi mặt trong cuộc sống. Đặc biệt là việc sử dụng các cây cỏ quanh mình để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho gia đình và cho cả cộng đồng. Do sự khác biệt về phong tục tập quán, về hệ thực vật mà mỗi dân tộc, mỗi vùng lại có những kinh nghiệm, kiến thức khác nhau trong việc sử dụng cây thuốc nam để chữa các loại bệnh.
    Trong những năm gần đây, dưới áp lực của phát triển kinh tế và sự bùng nổ dân số nên nguồn tài nguyên rừng nói chung, cây thuốc nói riêng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Những cây thuốc có giá trị được thương mại hoá, cung cấp cho các ông thầy thuốc, những công ty dược phẩm với giá thành ngày càng cao. Do vậy chúng đang bị khai thác cạn kiệt. Những cây ít giá trị hoặc chưa được nghiên cứu cũng bị tàn phá nhường chỗ cho việc sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu gây trồng cây thuốc còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường cũng là nguy cơ rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của cây thuốc tự nhiên.
    Các Vườn Quốc gia (VQG) và khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) gần như là thành luỹ cuối cùng bảo vệ cho tương lai của các loài động, thực vật nói chung, cây thuốc nói riêng cũng đang bị xâm hại. Trong số đó có VQG Tam Đảo, với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng đang phải đối mặt với sức ép rất lớn từ nhu cầu cuộc sống của người dân vùng đệm, nơi mà cuộc sống còn nhiều khó khăn, thu nhập phụ thuộc một phần lớn vào nguồn tài nguyên rừng.
    Do đó một yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là phải bảo tồn và phát triển được nguồn tài nguyên cây thuốc vốn đang bị suy thoái của VQG Tam Đảo. Bên cạnh đó lại phải nâng cao giá trị những kinh nghiệm, kiến thức sử dụng cây thuốc nam cũng như đời sống của người dân vùng đệm.
    Nhằm góp phần tìm hiểu các loài thực vật làm thuốc, cũng như kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao và Sán Dìu trong vùng đệm VQG Tam Đảo, giúp giải quyết những mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm làm cơ sở cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững”.
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC 3
    1.1. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc ở trên Thế giới 3
    1.2. Tình hình nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam 10
    CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu. 17
    2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 17
    2.3. Nội dung nghiên cứu. 17
    2.4. Phương pháp nghiên cứu. 18
    CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 21
    3.1. Điều kiện tự nhiên. 23
    3.1.1. Địa lý. 23
    3.1.2. Địa hình, địa chất thổ nhưỡng. 23
    3.1.2.1. Địa hình. 23
    3.1.2.2. Địa chất và thổ nhưỡng. 24
    3.1.3. Khí hậu thuỷ văn. 24
    3.1.3.1. Khí hậu. 24
    3.1.3.2. Thuỷ văn. 25
    3.1.4. Tài nguyên thiên nhiên. 26
    3.1.4.1. Hệ thực vật rừng Tam Đảo. 26
    3.1.4.2. Hệ động vật rừng Tam Đảo. 27
    3.2. Tình hình dân sinh- kinh tế xã hội 27
    3.2.1. Đặc điểm chung của vùng đệm 27
    3.2.2. Phong tục tập quán. 28
    3.2.3. Các lễ hội 29
    3.2.4. Du lịch ở Tam Đảo. 30
    CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
    4.1. Đa dạng các Taxon cây thuốc của VQG Tam Đảo & vùng đệm 31
    4.1.1. Đa dạng về ngành, họ, chi, loài thực vật cây thuốc. 31
    4.1.2. Đa dạng về dạng sống của cây thuốc ở VQG Tam Đảo & vùng đệm 37
    4.1.3. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống. 39
    4.2. Tình hình khai thác & sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. 42
    4.2.1. Tình hình khai thác cây thuốc trong khu vực nghiên cứu. 42
    4.2.2. Sự đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc. 44
    4.2.3. Cách khai thác và chế biến cây thuốc của đồng bào dân tộc tại khu vực nghiên cứu. 47
    4.2.4. Tìm hiểu về các nhóm bệnh người dân vùng đệm chữa trị 48
    4.2.5. Những bài thuốc truyền thống và cách bào chế. 49
    4.3. Đánh giá mức độ đe doạ đối với loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu 63
    4.3.1. Những cây thuốc quý hiếm và nguy cấp cần được bảo vệ. 63
    4.3.2. Cách gọi tên một số loài cây thuốc theo tiếng Dao và Sán Dìu. 64
    CHƯƠNG 5. 69
    KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 69
    Kết luận. 69
    Kiến nghị 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...