Thạc Sĩ Điều tra, đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thá

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Rừng là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, hơn nữa còn có chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng; rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển Oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên trái đất; duy trì tính ổn định độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán; ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai; bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí, nước [44].

    Rừng là một hệ sinh thái đa dạng và phong phú, là nơi lưu giữ nguồn gen và cung cấp nhiều nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống con người. Rừng là lá phổi xanh của Trái đất, nhưng hiện nay rừng đã và vẫn đang bị chặt phá khai thác dẫn đến suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài gỗ quí có giá trị sử dụng cao ngày càng bị cạn kiệt. Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này, ngoài công tác xây dựng các khu bảo tồn để bảo vệ nguồn gen, thì phục hồi các hệ sinh thái rừng đã bị suy thoái là thực sự cần thiết. Cùng với quá trình thoái hoá của thảm thực vật là quá trình suy thoái của đất do xói mòn rửa trôi. Các nhà khoa học đều nhận định mất rừng dẫn đến trọc hoá đất đai là nguyên nhân chính gây ra các thảm hoạ như thiên tai, bão lụt và hạn hán. Vì vậy cùng với việc khai thác và sử dụng đất rừng hợp lý, thì khôi phục rừng để phủ xanh những vùng đất trống trọc là hết sức cần thiết.

    Xuất phát từ lý do trên chúng tôi tiến hành chọn đề tài: "Điều tra, đánh giá hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên"

    Mục đích nghiên cứu

    - Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp, mô hình hợp lý để phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

    Nội dung nghiên cứu

    1. Nghiên cứu hiện trạng đất trống đồi trọc ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái

    Nguyên.

    2. Điều tra thống kê và phân loại các mô hình hiện có.

    3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái của một số mô hình.

    4. Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc.

    Ý nghĩa của đề tài

    + Về lý luận

    Góp phần nghiên cứu khả năng phục hồi của thảm thực vật trên đất trống đồi núi trọc thông qua các hoạt động xây dựng của con người tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp và xây dựng mô hình phủ xanh.

    + Về thực tiễn

    Thảm thực vật trên vùng đồi núi huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trên một phạm vi khá rộng của huyện Đồng Hỷ. Toàn bộ khu vực này vốn được che phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới rất đa dạng và phong phú, là lá chắn bảo vệ nguồn nước hiện có cũng như các hệ sinh thái quan trọng khác. Nhưng cho đến nay chúng đã bị phá hủy nghiêm trọng, thay thế vào đó là các thảm thực vật thứ sinh nghèo kiệt, hoặc rừng trồng thuần loại đơn giản về thành phần cấu trúc. Những sự suy giảm này làm cho thảm thực vật đã không đáp ứng được vai trò phòng hộ và bảo vệ cảnh quan. Vì vậy, ý nghĩa thực tiễn của đề tài là: lựa chọn các giải pháp kỹ thuật thích hợp nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng sản xuất hay bằng giải pháp nông lâm kết hợp.


    MỤC LỤC trang

    MỞ ĐẦU . 1

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

    1.1. Khái niệm và định nghĩa đất trống đồi trọc 3

    1.2. Chiều hướng nghiên cứu 3

    1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 3

    1.2.1.1. Nghiên cứu ngoài nước 3

    1.2.1.2. Nghiên cứu trong nước . 5

    1.2.2. Xu hướng nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc 7

    1.2.3. Những nghiên cứu phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng nghiên cứu . 10

    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13

    2.1. Đối tượng nghiên cứu 13

    2.2. Phương pháp nghiên cứu 13

    CHưƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI . 16

    3.1.Điều kiện tự nhiên 16

    3.1.1. Vị trí địa lí . 16

    3.1.2. Địa hình . 16

    3.1.3. Khí hậu, thủy văn 16

    3.1.4. Thổ nhưỡng 20

    3.2. Kinh tế - xã hội . 20

    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23

    4.1. Hệ thực vật và thảm thực vật 23

    4.1.1. Hệ thực vật . 23

    4.1.2. Thảm thực vật . 25

    4.1.2.1. Rừng kín 25

    4.1.2.2. Rừng thưa 27

    4.1.2.3. Thảm cây bụi . 28

    4.1.2.4. Thảm cỏ . 28

    4.2.Hiện trạng, tiềm năng và nguyên nhân hình thành ĐTĐT 29

    4.2.1. Độ che phủ rừng và tỉ lệ đất trống đồi trọc . 29

    4.2.2. Tình hình sử dụng đất trống đồi trọc 30

    4.2.3. Hiện trạng và tiềm năng đất trống đồi trọc . 34

    4.2.4. Nguyên nhân hình thành đất trống đồi trọc 36

    4.3. Hiệu quả của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 37

    4.3.1. Tình hình giao đất, giao rừng thực hiện phủ xanh đất trống đồi trọc . 37

    4.3.2.Quản lý và chăm sóc 39

    4.3.3. Hiệu quả kinh tế của một số mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 40

    4.3.3.1. Mức đầu tư và thu nhập 40

    4.3.3.2 Phân tích nguyên nhân kém hiệu quả của phủ xanh ĐTĐT . 48

    4.4. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc 51

    4.4.1. Điều tra phân loại mô hình phủ xanh ĐTĐT 51

    4.4.2.Xây dựng mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 52

    4.4.3. Đề xuất mô hình phủ xanh đất trống đồi trọc . 53

    4.5. Xây dựng quy trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc 55

    4.5.1 Qui trình trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc . 57

    4.5.2. Trồng rừng nhằm mục đích lấy sản phẩm gỗ là chủ yếu . 54

    4.5.3. Trồng rừng nhằm mục đích phòng hộ là chính, thu sản phẩm từ rừng là kết hợp . 59

    4.5.4. Quy trình trồng cây công nghiệp phủ xanh đất trống đồi trọc 62

    4.6. Đề xuất giải pháp phủ xanh đất trống đồi trọc . 65

    4.6.1. Giải pháp về kỹ thuật 65

    4.6.1.1. Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên . 65

    4.6.1.2. Khoanh nuôi phục hồi thảm thực vật phòng hộ . 66

    4.6.1.3 Trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ 66

    4.6.1.4 Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày 66

    4.6.1.5 Thực hiện nông lâm kết hợp 67

    4.6.2. Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý và thị trường . 68

    4.6.3. Giải pháp về vốn . 69

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 71

    Kết luận . 71

    Đề nghị 72

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

    PHỤ LỤC 78




    DANH MỤC CÁC BẢNG



    TT Nội dung Trang
    Bảng 3.1 Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên 17
    Bảng 3.2 Số giờ nắng trung bình trong tháng 17
    Bảng 3.3 Tổng lượng mưa các tháng trong năm 19
    Bảng 4.1 Độ che phủ rừng và tỉ lệ đất trống đồi trọc ở Đồng Hỷ 30
    Bảng 4.2 Tình hình sử dụng đất đai tại huyện Đồng Hỷ 31
    Bảng 4.3 Diện tích đất năm 2008 phân theo loại đất xã, thị trấn 33
    Bảng 4.4 Tổng hợp diện tích thiết kế trồng rừng sản xuất năm 2008 38
    Bảng 4.5 Số hộ gia đình được giao đất, giao rừng áp dụng phương
    thức trồng rừng phòng hộ 40
    Bảng 4.6 Mức đầu tư và thu nhập trên 1 ha rừng trồng (Keo tai tượng) theo mô hình sản xuất nông hộ tại xã Văn Hán,
    huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 41
    Bảng 4.7 Mức đầu tư, thu nhập và lãi suất trên 1ha rừng khoanh nuôi không tác động (12 năm) tại xã Văn Lăng - Đồng hỷ
    - Thái Nguyên 43
    Bảng 4.8 Mức đầu tư và thu nhập trên 1ha vườn rừng tại xã Minh
    Lập, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (tính đến năm
    2009) 47



    DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ ẢNH


    TT Nội dung Trang
    Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biến thiên nhiệt độ các tháng từ năm 2005 đến 2008 18
    Đồ thị 3.1 Đồ thị biến thiên số giờ nắng trong tháng 18
    Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biến thiên lượng mưa các tháng từ năm 2005 - 2008 19
    Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ 22
    Ảnh 1 Xử lý thực bì chuẩn bị đất trồng rừng 95
    Ảnh 2 Hình ảnh đồi trọc ở xã Văn Lăng, Đồng Hỷ 95
    Ảnh 3 Mô hình VACR xóm Tam Va, xã Văn Lăng, Đồng Hỷ 96
    Ảnh 4 Trồng rừng phòng hộ trên núi đá vôi ở xã Hòa Bình, huyện
    Đồng Hỷ 96
    Ảnh 5 Mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng có tác động ở xã Văn
    Lăng, huyện Đồng Hỷ. 97
    Ảnh 6 Rừng tự nhiên >3ha của nhà ông Hoàng Văn Lương, Nông Văn Bình, bà Nguyễn Thị Xim, Lý Thị Thành thuộc xóm Hang Cô, xã Hóa Trung 97
    Ảnh 7 &
    ảnh 8 Mô hình nông lâm kết hợp nhà chị Lý Thị Sen, xóm La Thông, xã Hóa Trung; Mô hình nông lâm kết hợp xóm Tam Va, xã Văn Lăng. 98
    Ảnh 9. Mô hình trồng rừng sản xuất của nhà anh Nông Văn Đông
    Xóm La Thông, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ. 99
    Ảnh 10. Mô hình nông lâm kết hợp tại xóm Tam Va, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ. 100
    Ảnh 11. Khoanh nuôi phục hồi rừng có tác động của nhà ông Nông
    Văn Sài và Luân Văn Tuấn, xóm Hang Cô, xã Hóa Trung 100
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...