Luận Văn Điều tra, đánh giá đặc điểm sinh trưởng các dạng rừng, tính chất các loại đất phát triển trên nhiều

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1 Đặt vấn đề:
    Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có nhiều cánh rừng hỗn loài gồm nhiều loài động vật, thực vật phong phú do ở đây có đất rừng được hình thành trên mẫu chất và nhiều mẫu đá có tính chất làm cho sinh vật phát triển khá phong phú. Quá trình phát triển của thực vật làm xuất hiện nhiều tầng thảm mục dày và sinh sống của nhiều loài động vật trong rừng cũng đã dẫn đến hình thành nhiều loại đất khác nhau ở đây. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều vùng đất do tính chất lý hóa, tỉ lệ thành phần khoáng đã làm đất biến chất. Mặt khác do tác động của sinh vật, khí hậu như: lượng mưa quá nhiều làm rửa trôi tầng đất mặt và nhiệt độ quá cao làm thay đổi tính chất của đất, ánh sáng qua tán rừng đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đất và mặt đệm của đất, đã làm cho đất không còn tính chất nguyên thủy của nó nữa. Do vậy việc khoanh nuôi, phục hồi, bảo vệ, cải thiện và nâng cao độ phì cho đất rừng, từ đó nâng cao và phát triển sức sản xuất của rừng và đất rừng tại tỉnh Vũng Tàu nói chung và khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách nhằm có diện tích đất rừng mang tính chất tự nhiên của khu bảo tồn.
    Xuất phát từ mục tiêu trên, được sự lãnh đạo và quản lí của trường ĐH.Nông Lâm TP.HCM, khoa Lâm nghiệp, bộ môn lâm sinh. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn Thị Bình, qua đợt thực tập chúng em đã thực hiện chuyên đề: “Điều tra, đánh giá đặc điểm sinh trưởng các dạng rừng, tính chất các loại đất phát triển trên nhiều loại đá, mẫu chất dưới các loại rừng thông qua một số chỉ tiêu cơ bản (D1,3bq, Hvnpq, Mbq, chất lượng, độ tàn che, độ che phủ ) của rừng.” tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu -Phước Bửu.

    1.2 Mục đích và giới hạn thực hiện chuyên đề thông qua đợt thực tập
    Qua đợt thực tập nhằm nắm được những cơ sở và phương pháp luận để nhận thức về mối quan hệ hữu cơ giữa thảm thực vật và đất rừng, qua đó để thấy rõ ảnh hưởng của đất tới rừng và ngược lại ảnh hưởng của rừng tới đất theo quan điểm:
    “ Đất tốt - rừng tốt”, ngược lại “Rừng tốt - đất tốt” và “đất nào cây ấy”.
    Do thời gian, kinh phí và trình độ còn hạn chế nên trong quá trình mô tả, phân tích các loại đất hình thành trên nhiều loại đá dưới các dạng rừng khác nhau còn chưa thật đầy đủ và chính xác. Rất mong quí thầy cô đóng góp ý kiến, nếu được tiếp tục nghiên cứu sẽ có kết quả tốt hơn.

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

    5.1. Kết luận của điếu tra nghiên cứu qua đợt thực tập
    Khu bảo tồn Bình Châu-Phước Bửu là khu rừng tử nhiên ven biển duy nhất còn lại ở Đông Nam Bộ mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tại dây có thảm thực vật khá dày và nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Do tác động tổng hợp của các yếu tố như: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật kể cả tác động của con người và thông qua thời gian; đã hình thành những loại đất khác nhau. Qua kết quả điều tra nghiên cứu 4 loại đất ở khu vực này là:
    + Đất feralít nâu vàng trên bazan ở vườn sưu tập
    + Đất feralít vàng xám trên phù sa cổ
    Nhìn chung thì những cánh rừng hình thành trên 4 loại đất này khá là phát triển; mật độ cây rừng khá cao như rừng tự nhiên trong vườn sưu tập là 800 cây/ha, trữ lượng bình quân cho 4 khu vực là .m3/ha, xét riêng rừng tự nhiên thì độ tàn che tương đối khá cao là 0,6, có thảm thực vật dày nên tạo điều kiện cho sinh vật ( chủ yếu là vi sinh vật) phát triển làm cho độ ẩm dưới cánh rừng và trong đất tại khu vực cũng tăng theo. Đây cũng là một trong những yếu tố hình thành đất.
    Từ những kết quả điều tra và kết hợp điều kiện vị trí địa lý của khu bảo tồn là nằm ven biển nên có chế độ nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp giữa lục địa và duyên hải: nóng ẩm và có 2 mùa rõ rệt, nên tại đây cũng là tiềm năng phát triển sinh thái. Tuy nhiên bên cạnh những cánh rừng sinh trưởng, phát triển tốt còn có một vài cánh rừng có sự biến đổi khí hậu, địa hình, đã có tác động đến sự hình thành và tính chất của đất, nên cây rừng phát triển chậm thậm chí còn cằn cỗi và chết. Mặt khác cũng do vị trí của khu bảo tồn là ven biển nên có sự xâm thực của nước biển đã tạo nên những vùng đất cát đặc trưng của mẫu chất trầm tích biển, ở klhu vực này thực vật chiếm ưu thế là tràm chua.

    5.2. Một số ý kiến đề xuất
    Độ phì nhiêu của đất là một chỉ tiêu thể hiện được mức độ khả năng sản suất của đất, điều đó càng chứng tỏ mối quan hệ hữu cơ giữa đất và rừng hay nói cách khác ảnh hưởng của rừng tới đất và ngược lại ảnh hưởng của đất tới rừng theo đúng với quan điểm: “đất tốt thì rừng tốt” và “rừng tốt thì đất tốt”. Vậy nên thực hiện một số giải pháp sau:
    - Phải duy trì hiện trạng nguyên sinh của rừng, tránh những tác động có ảnh hưởng xấu đến rừng làm mất cân bằng sinh thái rừng.
    - Khôi phục và trồng thêm một số cây rừng để lắp những chỗ còn trống trong rừng.
    - Trong quá trình khôi phục, cần trồng những loại cây thích nghi với từng loại đất để tăng thêm độ che phủ của rừng và không làm phá vỡ cấu trúc đất.
    - Xây dựng vành đai chắn cát ven bờ biển bằng việc trồng những loại cây đa tác dụng.


    Luận văn chia làm 3 chương
     
Đang tải...