Luận Văn Điều tra, đánh giá các nguồn thải công nghiệp trên lưu vưc hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, giáp với Campuchia ở phía Bắc và Tây Bắc, tỉnh có địa phận liền kề với Đăk Nông ở phía Đông Bắc, giáp Đồng Nai và Lâm Đồng ở phía Đông, phía Nam giáp Tây Ninh và Bình Dương. Tỉnh Bình Phước có dân số là 874.961 người (năm 2009). Bình Phước có 10 đơn vị Hành chính cấp huyện gồm 03 thị xã và 07 huyện. Hiện tỉnh Bình Phước đã qui hoạch 8 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 2.100 ha, một số khu công nghiệp đã có chủ Đầu tư Xây dựng cơ sở hạ tầng và có nhà máy đã và đang đi vào hoạt động như khu công nghiệp: Chơn Thành, Minh Hưng, Tân Khai và Tân Thành.

    Tỉnh Bình Phước có mạng lưới sông suối khá phong phú. Trên địa bàn tỉnh có 3 con sông chính là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với tổng lượng dòng chảy trung bình khoảng 26 tỷ m3/năm. Tài nguyên nước mặt của tỉnh Bình Phước thuộc loại tương đối với mật độ 0,7 – 0,8 km/km2. Tuy nhiên, sông suối trong vùng có lòng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy, khả năng khai thác nguồn nước này cấp cho sản xuất Nông nghiệp cần lượng vốn Đầu tư rất cao.

    Trong đó nguồn nước mặt từ sông Sài Gòn - Đồng Nai và sông Bé có vai trò vô cùng quan trọng, là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu và các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thủy điện Thác Mơ (dung tích 1,47 tỷ m3), đập thủy điện Cần Đơn, đập thủy điện Sork phú miêng,

    Tốc độ Phát triển kinh tế liên tục cao qua hơn 10 năm (bình quân trên 10%) cùng với chính sách ưu đãi nhằm thu hút Đầu tư nên đến nay toàn tỉnh đã có hơn 2.000 Doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh. Điều này đã chứng tỏ cùng với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, Bình Phước đã trở thành địa điểm đầu tư tin cậy của các Doanh nghiệp và Nhà đầu tư trong và ngoài nước.

    Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều vấn đề về môi trường trên địa bàn tỉnh đã nảy sinh. Các sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh là nơi tiếp nhận các nguồn thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp đang ngày càng bị ô nhiễm. Do đó vấn đề quản lý lưu vực sông nói chung và Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai (LVHTSĐN) nói riêng với yêu cầu rất cao về lưu trữ, quản lý dữ liệu, nên việc “Điều tra, đánh giá các nguồn thải trên lưu vực hệ thống sông Đồng thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp” được thực hiện là cấp thiết, sẽ góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý trong tỉnh đề ra các biện pháp quản lý và xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm và phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Điều tra, đánh giá được các nguồn thải công nghiệp trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước để từ đó có những biện pháp nhằm ngăn ngừa và phòng chống các sự cố về môi trường có thể xảy ra.
    Bảo vệ an toàn nguồn nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước (về chất lượng và lưu lượng) là một vấn đề rất cần thiết và hết sức quan trọng nhằm đạt tiêu chuẩn nước sạch tự nhiên, phục vụ cho khai thác bền vững và công bằng trên lưu vực phục vụ lâu dài cho Phát triển bền vững KT – XH toàn lưu vực.

    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    - Thu thập tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên kinh tế Xã hội của tỉnh Bình Phước và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường công nghiệp và môi trường đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
    - Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
    - Điều tra, đánh giá các nguồn thải công ngiệp thải ra lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước.
    - Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với nguồn thải trên lưu vực sông.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    4.1. Đối tượng nghiên cứu

    - Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
    - Các cơ sở sản xuất công nghiệp riêng lẻ không nằm trong khu công nghiệp;
    - Các trang trại, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm.

    4.2. Phạm vi nghiên cứu

    Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu là điều tra, đánh giá các nguồn thải công nghiệp có phát sinh nước thải, thải ra lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    v Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các qui định và các chương trình quy hoạch Phát triển công nghiệp tại tỉnh Bình Phước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

    v Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Thu thập thông tin về hiện trạng môi trường, số liệu về các nguồn thải, kết quả phân tích mẫu của các nhà máy công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đồng thời kế thừa nguồn dữ liệu từ những nghiên cứu trước để làm cơ sở dữ liệu cho đề tài.

    v Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên các hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm ước tính tải lượng ô nhiễm do chất thải trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

    v Phương pháp chuyên gia, hội thảo khoa học: tổ chức hội thảo chuyên đề để xin ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà quản lý về các giải pháp xử lý chất thải và bảo vệ môi trường để lựa chọn các giải pháp phù hợp thực tiễn.

    v Phương pháp đánh giá phân tích: tổng hợp các số liệu và dữ liệu thu thập được nhằm phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho hệ thống lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

    6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

    6.1. Ý nghĩa khoa học

    Trên cơ sở điều tra, đánh giá về các nguồn thải công nghiệp và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Phước sẽ là cơ sở nhằm hiểu rõ thực trạng xả thải trên địa bàn tỉnh, đây cũng là cơ sở khoa học cho việc Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông và những nghiên cứu tiếp theo của hệ thống quản lý lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn toàn tỉnh Bình Phước nói riêng và lưu vực sông Đồng Nai nói chung.

    6.2. Ý nghĩa thực tiễn

    Thông qua việc điều tra, khảo sát, đánh giá các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nao trên địa bàn tỉnh góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý trong tỉnh đề ra các biện pháp quản lý và xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm và phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra.

    Mục lục trang phía dưới


    MỤC LỤC


    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG.
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    MỞ ĐẦU

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1. Đối tượng nghiên cứu.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    6.1. Ý nghĩa khoa học.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn.

    CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN kinh tế - Xã hội TỈNH BÌNH PHƯỚC.

    1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
    1.1.1. Vị trí Địa lý.
    1.1.2. Địa hình.
    1.1.3. Đặc điểm khí hậu.
    1.2. TÌNH HÌNH Phát triển kinh tế Xã hội TỈNH BÌNH PHƯỚC
    1.2.1. Về kinh tế.
    1.2.2. Văn hoá - Xã hội
    1.3. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG .
    1.3.1. Môi trường Công nghiệp.
    1.3.1.1. Tình hình Phát triển các KCN
    1.3.1.2. Tình hình Phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp không tập trung.
    1.3.2. Môi trường đô thị
    1.3.2.1. Tình hình hạ tầng kỹ thuật
    1.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG .
    1.4.1. Hiện trạng tổ chức bộ máy quản lý môi trường.
    1.4.2. Những tồn tại trong quản lý môi trường của tỉnh Bình Phước.

    CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAITRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC.

    2.1. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI.
    2.1.1. Địa hình.
    2.1.2. Về địa chất thủy văn.
    2.1.3. Đất đai và thảm xanh thực vật
    2.1.4. Các sông nhánh của hệ thống sông Đồng Nai
    2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN NƯỚC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI ĐỐI VỚI Phát triển KT-XH TRÊN LƯU VỰC
    2.2.1 Vai trò của hệ thống sông Đồng Nai:
    2.2.2. Tiềm năng kinh tế của hệ thống sông Đồng Nai
    2.3. LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
    2.3.1. Tổng quan.
    2.3.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước tại lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước
    2.3.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại các hồ trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
    2.3.4. Đánh giá chung về nước mặt trên các lưu vực sông và các hồ.
    2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC ĐIỀU TRA NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BVMT LƯU VỰC SÔNG .
    2.4.1. Mối Quan hệ giữa Phát triển công nghiệp và BVMT.
    2.4.2. Tình hình nghiên cứu, thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp và BVMT lưu vực sông
    2.4.3. Cơ sở pháp lý của việc điều tra nguồn thải công nghiệp và đề xuất giải pháp BVMT lưu vực sông
    CHƯƠNG 3. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC.

    3.1. CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT
    3.1.1. Hiện trạng phát sinh nước thải công nghiệp.
    3.1.2. Điều tra tình hình, công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải công nghiệp. 1
    3.2. DỰ BÁO TỔNG TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM DO NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020.
    3.2.1. Đối với nước thải công nghiệp.
    3.2.2. Đối với nước thải chăn nuôi giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia súc, gia cầm

    CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI TỈNH BÌNH PHƯỚC

    4.1. Xây dựng KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG .
    4.1.1. Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường.
    4.1.2. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và cải thiện môi trường.
    4.1.3. Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    4.1.4. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng Sinh học.
    5.1.5. Bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm
    4.2. Xây dựng CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM KHUYẾN KHÍCH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI.
    4.2.1. Trợ giúp về mặt thông tin kỹ thuật
    4.2.2. Trợ giúp về mặt Tài chính.
    4.2.3. Xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có hội nhập trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (ISO 9000, ISO 14000).
    4.3. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.
    4.3.1. Tăng cường Tài chính cho công tác bảo vệ môi trường.
    4.3.2. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành Pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất Kinh doanh.
    4.3.3. Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
    4.3.4.Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
    4.4 Xây dựng CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG VÀ CÁC HỒ CHỨA
    4.4.1. Mục tiêu.
    4.4.2. Giải pháp thực hiện.

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

    1. KẾT LUẬN
    2. KIẾN NGHỊ.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...