Thạc Sĩ Điều tra, đánh giá các mô hình lâm nghiệp xã hội ở 3 xã Minh Quang, Ba Trại và Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo cao học Lâm nghiệp hệ chính quy, khoá học 2000 – 2003.
    Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn thạc sỹ này, tác giả nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học và các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, các cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các bạn bè đồng nghiệp. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có hiệu quả đó. Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Võ Đại Hải, người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Khoa sau đại học, đặc biệt là TS. Nguyễn Trọng Bình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian làm luận văn.
    Tác giả xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tây – nơi tác giả đang công tác, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả xin cảm ơn Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Ba Vì, Đảng uỷ, UBND các Xã Minh Quang, Ba Trại, Cẩm Lĩnh, Trạm thực nghiệm giống cây rừng Ba Vì và Đá chông đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả điều tra thập số liệu ngoại nghiệp. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn.

    Trường Đại học Lâm nghiệp, tháng 7 năm 2003
    Tác giả




    Đặt vấn đề
    Chương 1
    Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    1.1. Trên thế giới
    1.2. Ở Việt nam
    Chương 2
    Mục tiêu, đối tượng và giới hạn nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    2.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
    2.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
    Chương 3
    Nội dung và phương pháp nghiên cứu
    3.1. Nội dung nghiên cứu
    3.2. Phương pháp nghiên cứu
    Chương 4
    Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    4.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
    4.2. Kết quả nghiên cứu của đề tài
    Chương 5
    Kết luận, tồn tại và kiến nghị
    5.1. Kết luận
    5.2. Tồn tại
    5.3. Kiến nghị
    Phần phụ lục: Danh mục, bảng biểu và hình vẽ
    Tài liệu tham khảo




    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong nhiều năm gần đây, tài nguyên rừng nhiệt đới ngày càng suy giảm. Trên thế giới trung bình hàng năm rừng nhiệt đới mất đi khoảng 11 triệu ha. Năm 1943 nước ta có khoảng 14,3 triệu ha nhưng đến nay chỉ còn khoảng 10,9 triệu ha rừng. Mất rừng đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi và trung du. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự mất rừng là do chúng ta chưa gắn lợi ích của người dân với tài nguyên rừng.
    Để thu hút được rộng rãi các tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển sản xuất lâm nghiệp, ngành lâm nghiệp nước ta trong những năm qua đã có những thay đổi đáng kể về chiến lược tổ chức, quản lý lâm nghiệp, trong đó điểm nổi bật nhất là chuyển hướng sang thực hiện xã hội hoá nghề rừng, xây dựng nghề rừng nhân dân. Các chính sách phát triển lâm nghiệp giai đoạn 1990 - 2000 và tới năm 2010 ở nước ta đều hướng vào người dân, coi người dân là đối tượng và là lực lượng chính để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
    Cùng với sự đổi mới về chiến lược, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách thu hút các tầng lớp nhân dân vào gây trồng, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Nhiều biện pháp mạnh mẽ đã được áp dụng trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong Chương trình 327 và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng như giao đất giao rừng tới cá nhân, hộ gia đình và tập thể, định canh định cư, đầu tư ngân sách và tín dụng ưu đãi, . Phát triển lâm nghiệp xã hội sẽ huy động được lực lượng của toàn thể nhân dân tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng hợp lý để nâng cao thu nhập kinh tế gia đình, thực hiện xoá đói giảm nghèo, làm giầu chính đáng, xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu các chương trình giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hoá và xã hội mà Đại hội IX của Đảng đã đề ra.
    Minh Quang, Ba Trại và Cẩm Lĩnh là 3 xã trung du tiêu biểu của huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây về phục hồi lại rừng trên các diện tích đồi núi thấp đã bị thoái hoá lâu ngày do bị mất rừng. Những năm qua, nhờ có các dự án phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là các dự án PAM, 327 và 661 các xã này đã phủ xanh được nhiều diện tích đất trống, đồi trọc, thu hút được nhiều người dân tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng. Đây cũng là nơi có khá nhiều các dự án quốc tế đầu tư nghiên cứu về lâm nghiệp xã hội. Nhiều mô hình lâm nghiệp xã hội có hiệu quả đã được xây dựng thành công với nhiều hình thức tổ chức, tham gia và thực hiện khác nhau. Việc nghiên cứu, tổng kết và đánh giá các mô hình lâm nghiệp xã hội ở 3 xã này là rất cần thiết nhằm đúc rút kinh nghiệm và những bài học cho công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn và những vùng có điều kiện tương tự. Xuất phát từ những yêu cầu đó, đề tài: “Điều tra, đánh giá các mô hình lâm nghiệp xã hội ở 3 xã Minh Quang, Ba Trại và Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây” được đặt ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...