Luận Văn Điều tra, đánh giá các mặt sản xuất, kinh doanh và quản lý rủi ro trong sản xuất, kinh doanh của tra

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​ Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế phát triển trang trại là bước đi tất yếu. Kinh tế trang trại góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng nhiều, thu hút nhiều lao động, tạo ra khả năng to lớn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
    Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương, năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại (tính theo tiêu chí mới). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ có 11.697 trang trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước.
    Tại Đồng Tháp, việc phát triển kinh tế đang được đẩy mạnh với nhiều loại hình trang trại: trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại trồng trọt Riêng ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp thì sản xuất lúa giống theo quy mô trang trại đã xuất hiện ở nhiều địa phương. Mô hình đã đem lại nhiều lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời mô hình này góp phần đảm bảo đủ lúa giống cho việc canh tác.
    Bên cạnh những mặt thuật lợi khi sản xuất lúa giống theo quy mô trang trại như: điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất đai, khí hậu, sông ngòi chính sách ưu đãi của nhà nước thì mô hình còn gặp phải nhiều khó khăn. Trình độ quản lý của chủ trang trại chưa cao, kinh tế trang trại mang tính tự phát, thị trường giá cả chưa ổn định, thiếu vốn đầu tư, sự hợp tác lỏng lẻo giữa các khâu sản xuất – chế biến – tiêu thụ, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, chưa chú ý đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động
    Trước thực trạng đó, nhóm chúng tôi tiến hành “Điều tra, đánh giá các mặt sản xuất, kinh doanh và quản lý rủi ro trong sản xuất, kinh doanh của trang trại sản xuất lúa giống Ngô Khuê tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp” nhằm hiểu rõ hơn về sản xuất lúa giống theo quy mô trang trại và cách quản lý một trang trại, đồng thời đánh giá được các mặt rủi ro và đề ra hướng khắc phục để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và hiệu quả kinh doanh.


    Mục lục

    Chương 1
    LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
    1.1.1 Vị trí địa lý
    1.1.2 Địa hình
    1.1.3 Khí hậu
    1.1.4 Thủy văn
    1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
    1.3 Vai trò của cây lúa đối với nền kinh tế của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
    1.4 Khái quát về trang trại
    1.4.1 Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
    1.4.2 Lịch sử hình thành và tình hình phát triển trang trại trên thế giới và ở Việt Nam
    1.4.3 Vai trò và lợi ích của trang trại
    1.4.4 Đặc trưng chủ yếu của trang trại và kinh tế trang trại
    1.4.5 Những vấn đề cơ bản trong quản lý trang trại
    1.4.6 Bốn điều cần ưu tiên trong quản lý kinh doanh
    1.4.7 Quản lý con người và lao động
    1.4.8 Quản lý rủi ro
    1.4.9 Hạch toán kinh doanh
    1.5 Cây lúa và trang trại lúa giống
    1.5.1 Sơ lược về cây lúa
    1.5.2Yêu cầu điều kiện sinh thái của cây lúa
    1.5.3 Giống lúa và thời vụ trồng
    1.5.4 Sâu và bệnh hại lúa
    1.5.5 Trang trại lúa giống và tình hình phát triển trang trại lúa giống ở Đồng Tháp
    1.5.6 Những khó khăn về sản xuất lúa giốngChương 2
    PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
    2.1 Phương tiện
    2.1.1 Thời gian, địa điểm
    2.1.2 Phương tiện điều tra
    2.2 Phương pháp
    2.2.1 Chọn địa điểm
    2.2.2 Xây dựng phiếu điều tra
    2.2.3 Hình thức điều tra
    Chương 3
    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1 Điều kiện tự nhiên
    3.2 Thông tin trang trại
    3.2.1 Thông tin về chủ trang trại
    3.2.2 Diện tích
    3.2.3Vốn
    3.2.4Lao động
    3.2.5 Mô hình canh tác
    3.3.1 Hệ thống giao thông
    3.3.2 Cây chắn gió
    3.3.3 Đê bao, cống bọng
    3.3.4 Nhà kho, nhà xưởng
    3.3.5 Hệ thống tưới tiêu
    3.3.6 Công trình phụ
    3.3.7 Cơ giới hóa
    3.4 Kỹ thuật canh tác
    3.4.1 Giống
    3.4.2 Kỹ thuật trồng
    3.4.3 Chăm sóc
    3.5 Thu hoạch và bảo quản
    3.6 Phương thức tiêu thụ
    3.7 Quản lý bảo vệ thực vật
    3.8 Quản lý sự màu mỡ của đất
    3.9 Quản lý các mặt rủi ro
    3.9.1 Rủi ro trong sản xuất
    3.9.2 Rủi ro thị trường
    3.9.3 Rủi ro về tài chính
    3.9.4 Rủi ro về pháp lý
    3.9.5 Rủi ro về nguồn nhân lực
    3.9.6 Quản lý rủi ro
    3.10 Hiệu quả kinh tế trang trại
    3.11 Kinh nghiệm của chủ trang trạiChương 4
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...