Báo Cáo Điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển ở Việt Nam: Thực trang và các nội dung chủ yếu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU
    Nguyễn Đức Thắng, Đỗ Tử Chung, Cao Thị Mai
    (Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển)

    MỞ ĐẦU
    Biển và đại dương là mối quan tâm của toàn nhân loại, Thế kỷ XXI là Thế kỷ của Đại dương. Nước ta là quốc gia nằm bên bờ Biển Đông trong nhiều thập kỷ qua, vùng biển nước ta có ý nghĩa sống còn đối với an ninh, quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước.
    Bờ biển nước ta dài hơn 3.260 km (không kể bờ các đảo); có 2733 hòn đảo lớn nhỏ phân bố tập trung ở ven bờ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Tổng diện tích các đảo ven bờ của Việt Nam khoảng 1.720 km¬2, trong đó có 84 đảo có diện tích lớn hơn 1 km2 với tổng diện tích 1.596 km2, 24 đảo có diện tích trên 10 km2 và 3 đảo có diện tích 100 km2. Lãnh hải Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài và thềm lục địa của nước ta (bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa) có diện tích gấp 3 lần lãnh thổ trên đất liền.
    Ở Việt Nam, cứ khoảng 1 km2 đất liền thì có xấp xỉ 3 km2 vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế và cứ 100 km2 đất liền có 1km chiều dài bờ biển (tỉ lệ như vậy lần lượt gấp 1,6 và 6 lần so với trung bình toàn thế giới). Việt Nam có 28 tỉnh và thành phố ven biển với diện tích khoảng 208.560 km2, chiếm 51% tổng diện tích toàn quốc, và dân số xấp xỉ 41 triệu người, chiếm khoảng 50% dân số cả nước.
    Tài nguyên biển Việt Nam đa dạng và phong phú, gồm: nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái (HST) biển-ven biển (rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển; các vùng cửa sông, đầm phá, vũng vụng nhỏ ven bờ và các HST đất ngập nước ven biển khác); các mỏ sa khoáng của các nguyên tố hiếm và vật liệu xây dựng ở vùng nước từ 0 đến 50 – 65 m, và các mỏ dầu khí ở vùng thềm lục địa; băng cháy (hydrate khí)ở vùng sườn lục địa, kết hạch sắt, .có tiềm năng phan bố ở đáy biển sâu thuộc chủ quyền của nước ta. Với bờ biển dài có địa hình phức tạp, chạy dọc theo đất nước tạo lợi thế phát triển GTVT biển, du lịch biển - đảo và xây dựng các đô thị ven biển.
    Với nhận thức sâu sắc, tiến ra biển là xu thế tất yếu nhằm khai thác tiềm năng của biển để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giầu từ biển trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và điều tra cơ bản về tài nguyên – môi trường biển, và ban hành các chủ trương, chính sách quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển. Hội nghị toàn thể lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã thông qua “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” vào tháng 01-2007. Đây là quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là kim cơ sở pháp lý quan trọng để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ và điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường cũng như bảo vệ môi trường biển ở nước ta trong thời gian tới.
    I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐIỀU TRA CƠ BẢN (ĐTCB) TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯƠNG BIỂN
    1. Khái niệm

    Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển được xem là "giai đoạn sớm" của chuỗi các hoạt động phát triển kinh tế biển. Kết quả của công tác điều tra cơ bản cung cấp "thông tin đầu vào" để làm cơ sở xác lập luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững, cũng như xây dựng cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường biển và hải đảo. Điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển quá trình tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên các vùng biển Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các kết quả của công tác điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác lợi thế về địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú của biển để phát triển kinh tế biển bền vững cũng như bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trong sự nghiệp đổi mới của đất nước.
    Vậy thế nào là điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển?
    Có nhiều khái niệm khác nhau, được sử dụng trong các bối cảnh và nội dung văn kiện khác nhau, tựu trung lại có ba khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất:
    - Trong “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 47/2006/TTg ngày 01 tháng 3 năm 2006 được hiểu là:
    “Điều tra cơ bản” về tài nguyên - môi trường là hoạt động đo đạc, khảo sát, quan trắc và nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng biển, phục vụ phát triển bền vững, bảo đảm chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế”.
    - Nghị định số 25/2009/NĐ - CP ngày 6 tháng 3 năm 2009, về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
    “Điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là hoạt động thu thập, xử lý và quản lý các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo”.
    - Trong bài viết này điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển được hiểu một cách đầy đủ như sau:
    Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển là các hoạt động đo đạc, khảo sát, quan trắc và nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên biển, thường định kỳ lặp lại theo vùng kinh tế - sinh thái biển nói chung hoặc theo các nhóm tài nguyên biển, đảo nói riêng, phục vụ phát triển bền vững biển, đảo và vùng ven biển; góp phần bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia trên và hội nhập quốc tế về biển.
    2. Phân loại điều tra cơ bản
    Tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích khác nhau, điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển được phân thành hai nhóm chính (hình 1):
    Nhóm thứ I: Điều tra cơ bản tổng hợp trên vùng biển rộng lớn phục vụ mục đích xây dựng chiến lược, quy hoạch không gian biển phát tiển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cũng như bảo vệ quyền chủ quyền quốc gia trên biển.
    Điều tra cơ bản tổng hợp tập trung vào 4 lĩnh vực chính: hải dương học, tài nguyên sinh vật, hóa học biển và tài nguyên địa chất khoáng sản.
    Nhóm thứ II: Điều tra cơ bản có định hướng (Điều tra cơ bản có định hướng theo lĩnh vực, theo chuyên ngành; Điều tra cơ bản có định hướng theo ngành kinh tế) được hiểu là điều tra cơ bản phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ cụ thể, quy hoạch ngành theo không gian biển, đặc biệt là phục vụ cho việc khai thác hợp lý bảo vệ và phát triển tài nguyên biển (đối với tài nguyên có thể tái tạo được) hoặc điều tra cơ bản định hướng phục vụ quy hoạch và phát triển bền vững từng ngành kinh tế (giao thông hành hải, quy hoạch và xây dựng cảng biển, quy hoạch và phát triển du lịch biển, đảo. Quy hoạch đô thị ven biển .).
    Ngoài ra điều tra cơ bản ở mức độ chi tiết, phục vụ việc xây dựng các công trình biển kinh tế dân sinh và quốc phòng an ninh (đê biển, đập chắn sóng, cảng biển, công trình phòng thủ bờ biển .).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...