Tiến Sĩ Điều tra chống bán phá giá dưới góc độ Luật so sánh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    STT Danh mục Trang
    Phần mở đầu 2
    1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 2
    2 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 8
    3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 9
    4 Những điểm mới của luận án 10
    5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 11
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan tình hình nghiên cứu 12
    1.2. Cơ sở lý thuyết 12
    1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 14

    Chương 2: Những vấn đề lý luận về bán phá giá, chống bán phá giá và điều tra chống bán phá giá 27
    2.1. Khái niệm, phân loại hành vi và tác động của bán phá giá 27
    2.2. Chống bán phá giá và một số khái niệm trong điều tra chống bán phá giá 35

    Chương 3: Thực trạng pháp luật về điều tra chống bán phá giá 67
    3.1. Cơ quan chống bán phá giá và điều kiện để điều tra chống bán phá giá 67
    3.2. Tổ chức hoạt động điều tra chống bán phá giá 81
    3.3. Bảo mật thông tin trong điều tra chống bán phá giá và rà soát quyết định chống bán phá giá 99

    Chương 4: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về điều tra chống bán phá giá 113
    4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều tra chống bán phá giá 114
    4.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều tra chống bán phá giá 129
    Kết luận 149

    Phần mở đầu
    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

    Trong thương mại quốc tế, hành vi bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài và hoạt động chống bán phá giá của chính phủ nước nhập khẩu luôn xảy ra một cách phổ biến. Với nhiều mục đích khác nhau (kể cả bán phá giá và chống bán phá giá), những hành vi này có thể sẽ gây tổn hại cho tự do thương mại quốc tế, gây thiệt hại cho nhiều ngành sản xuất, thiệt hại đối với người lao động cũng như đối với nền kinh tế của các quốc gia có liên quan.
    Chính sách chống bán phá giá đã xuất hiện cách đây hơn 100 năm. Canada là quốc gia đầu tiên ban hành luật chống bán phá giá vào năm 1904 (An Act to Amend the Customs Tariff 1897, 4 Edw VIII, I Canada Statutes 111 (1904), New Zealand 1905, Australia ban hành năm 1906 (Industries Preservation Act 1906), Nam Phi và Vương quốc Anh 1921 Hoa Kỳ ban hành luật chống bán phá giá đầu tiên vào năm 1916. Trong khi quy định chống bán phá giá đầu tiên của Hoa Kỳ còn nằm trên giấy, chưa có vụ kiện nào được áp dụng thì đến năm 1919 Ủy ban thuế quan Hoa Kỳ đã xem xét lại luật chống bán phá giá 1916 và kết luận luật này chưa thể áp dụng vào thực tiễn để thực hiện các vụ kiện chống bán phá giá [78, tr.5]. Luật chống bán phá giá 1921 của Hoa Kỳ đã ra đời từ bối cảnh đó, bản chất của đạo luật này cũng tương tự như đạo luật chống bán phá giá của Canada có hiệu lực thời đó. Mối quan tâm xây dựng luật phá giá lúc này của Hoa Kỳ là do cơ cấu ngành công nghiệp của nước Đức, một số doanh nghiệp ở Đức có ưu thế về khoa học công nghệ, lợi dụng ưu thế của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (cartel-Kartell) và được bảo hộ thuế quan, đó là những nhân tố dẫn đến nguyên nhân bán phá giá nhiều hơn.
    Sau khi một loạt quốc gia đơn phương ban hành luật chống bán phá giá, đã xuất hiện một số sáng kiến đa phương phân tích và bàn về chính sách này. Năm 1922 Hội Quốc liên (League of Nations), một tổ chức mang tính tiền thân của Liên hợp quốc, đã tổ chức một nghiên cứu về bán phá giá và sự khác biệt giá. Sau đó bản ghi nhớ về chống bán phá giá do Jacob Viner soạn thảo cũng đã được ghi nhận. Tuy nhiên, không có Hiệp định về chống bán phá giá nào được ký kết.
    Sau khi Liên hợp quốc được thành lập, một thỏa thuận chung đã đạt được tại GATT 1947. Trong các phiên đàm phán, Hoa Kỳ đã đưa ra những đề xuất quan trọng, cáo buộc bán phá giá và trợ cấp hàng hóa là hành vi cạnh tranh thương mại bất bình đẳng. Điều VI của GATT đã đặt ra các nguyên tắc cơ bản về chống bán phá giá. Theo đó, thuế chống bán phá giá có thể được ấn định khi hành vi bán phá giá là nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. GATT không quy định cụ thể hình thức quản lý và cách tính toán, mà giành cho các quốc gia tham gia ký kết quy định cơ chế cho riêng mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...