Tiến Sĩ Điều tra cây thuốc và các bài thuốc của đồng bài dân tộc Thái, huyện Quế Phong,Tỉnh Ng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ii



    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình thực hiện đề tài “ Điều tra cây thuốc và các bài thuốc của
    đồng bào dân tộc Thái, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, nhằm bảo tồn tri thức
    bản địa và định hướng phát triển tài nguyên rừng bên vững”, tôi đã nhận được
    rất nhiều sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, tập thể Ban Lãnh
    đạo Khoa Sinh học, Phòng Sau đại học Trường Đại học Vinh, các thầy giáo, cán
    bộ Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật, Viện Dược liệu. Tôi xin bày tỏ lòng biết
    ơn chân thành về sự giúp đỡ quý báu đó.
    Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa
    Thìn, PGS.TS Phạm Hồng Ban, những thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo
    tôi hoàn thành luận án này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ
    An, các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác, gia đình và bạn bè , đã tạo điều kiện,
    khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
    Xin trân trọng cảm ơn.











    iii



    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .2
    3.1. Ý nghĩa khoa học . 2
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn .2
    4. Những điểm mới của luận án . 2
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1.Tình hình nghiên cứu, sử dụng và bảo tồn cây thuốc .5
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc . 5
    1.1.2. Vấn đề trồng bảo tồn cây thuốc trên thế giới. .9
    1.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng và bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam .9
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc 10
    1.2.2.Tình hình điều tra, đánh giá, trồng bảo tồn .12
    1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Nghệ An . 16
    1.4. Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc ở huyện Quế Phong .20
    1.5. Điều kiện tự nhiên và xã hội huyện Quế Phong 23
    1.5.1. Vị trí địa lý 24
    1.5.2. Diện tích, khí hậu .25
    1.5.3 Điều kiện xã hội 28
    Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
    2.2. Nội dung nghiên cứu 30
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
    Chương3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
    3.1. Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài cây thuốc .36
    3.1.1. Đa dạng về bậc ngành 36 iv

    3.1.2. Đa dạng về các lớp trong ngành Ngọc lan . 37
    3.1.3. Sự đa dạng về số lượng loài trong các chi, họ .39
    3.1.4. So sánh cây thuốc huyện Quế Phong với hệ cây thuốc Việt Nam .41
    3.1.5. Đa dạng về dạng thân, nơi sống và cách sử dụng cây thuốc .42
    3.1.5.1.Đa dạng về dạng thân cây của các cây thuốc . 42
    3.1.5.2. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống . .43
    3.1.5.3. Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận khác nhau .45
    3.2. Những cây thuốc bị khai thác nhiều, cây thuốc trong Sách đỏ 47
    3.2.1. Mô tả, bổ sung công dung những cây thuốc . 47
    3.2.2.Hiện trạng những cây thuốc quý trong Sách Đỏ Việt Nam . 80
    3.2.3. Bổ sung danh lục cây thuốc Việt Nam . 89
    3.3. Các bài thuốc của người dân tộc Thái ở huyện Quế Phong . 95
    3.3.1. Các nhóm bệnh được người dân tộc Thái huyện Quế Phong . .95
    3.3.2. Một số bài thuốc được đồng bào dân tộc Thái sử dụng . .97
    3.3.2.1. Nhóm bệnh do thời tiết (cảm nóng, cảm lạnh, đau đầu ) . 97
    3.3.2.2. Bệnh về tiêu hoá (dạ dày, tả, lị, ngộ độc, giun sán ) 98
    3.3.2.3. Nhóm bệnh ngoài da (nhiễm trùng, lở, mụn nhọt ) . .99
    3.3.2.4. Các bài thuốc bồi bổ sức khoẻ . 100
    3.3.2.5. Bệnh về thần kinh (bại liệt, thần kinh, nhức mỏi ) .101
    3.3.2.6. Các bài thuốc về nhóm bệnh hô hấp (ho, phế quản, phổi ) .102
    3.3.2.7. Bệnh của trẻ em (suy dinh dưỡng, ho, giật mình, mẩn ngứa ) 103
    3.3.2.8. Động vật cắn (rắn, chó dại, sên, vắt .) 103
    3.3.2.9. Bệnh về xương (bong gân, gãy xương, đau khớp ) 103
    3.3.2.10. Bệnh về thận (sỏi thận, lợi tiểu, viêm thận ) . 104
    3.3.2.11. Bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, vàng da ) . 104
    3.3.2.12. Bệnh về răng . . 104
    3.3.2.13. Bệnh của phụ nữ . 104
    3.3.2.14. Bệnh về mắt . .105
    3.3.2.15. Bệnh ung thư (u, hạch ) . 106
    3.3.2.16. Nhóm bệnh khác . 106 v

    3.3.3. Đa dạng về phương pháp bào chế thuốc .108
    3.3.4. Một số kết quả ban đầu về kiểm nghiệm thực tế và cơ sở khoa học .109
    3.3.4.1. Kết quả điều tra thực tế hiệu quả của một số bài thuốc . 109
    3.3.4.2. Kết quả kiểm chứng bài thuốc chữa viêm khớp dạng ong đốt 110
    3.3.4.3. Xác định thành phần hóa học có trong thân cây Hoa dẻ lông đen. .110
    3.4. Vấn đề bảo tồn tri thức bản địa và phát triển tài nguyên rừng . 113
    3.4.1.Thống kê số lượng người sử dụng thuốc dân tộc Thái trên địa bàn 114
    3.4.2. Thực trạng cây thuốc huyện Quế Phong và vấn đề bảo tồn . 117
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119
    Danh mục các công trình đã công bố
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Phụ lục 1: Danh lục các loài thực vật được người dân tộc Thái sử dụng làm thuốc
    ở huyện Quế Phong.
    Phụ lục 2: Ảnh một số loài cây thuốc.
    Phụ lục 3: Các hợp chất hóa học đã được tìm thấy có trong các loài cây thuốc ở
    huyện Quế Phong.
    Phụ lục 4: Các phiếu kiểm tra nồng độ acidt uric có trong máu của các bệnh nhân
    bị bệnh gút.
    Phụ lục 5: Các mẫu phiếu điều tra
    Phụ lục 6: Danh sách các ông lang, bà mế hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện
    Quế Phong.
    Phụ lục 7: Các phổ của các hợp chất trong thân cây Hoa dẻ lông đen
    Phụ lục 8: Các phổ của các hợp chất trong thân cây Dây lửa ít gân


    vi

    Danh mục các chữ viết tắt





























    Ca : Cả cây
    Bu : Thân bụi
    CM : Cắm Muộn
    CT : Châu Thôn
    Đ : §åi nói.
    Dl : Dây leo
    DT : Dạng thân
    G : Thân gỗ
    Ha : Hạt
    HD : Hạnh Dịch
    Ho : Hoa
    KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên
    Kh : Khe
    KS : Kim Sơn
    MN : Mường nọc
    N : Nư¬ng rÈy, ven ®êng ®i.
    Nh: : Nhựa
    NN : Nậm Nhóong
    NS : Nơi sống
    QP : Quang Phong
    Qu : Quả
    R : Rõng s©u, rõng thưa
    T : Thân
    Th : Thân thảo
    TL : Tri Lễ
    TP : Tiền Phong
    TT : Thông Thụ
    V : Vên nhµ
    Vr : Ven rõng
    Vs : Ven suèi vii

    Danh mục các biểu đồ
    Hình 3.1. Số lượng tỷ lệ % các taxa của các ngành cây làm thuốc
    Hình 3.2. Tỷ lệ % Sự phân bố họ, chi, loài trong hai lớp
    Hình 3.3. Tỷ lệ % các nhóm dạng thân của cây thuốc
    Hình 3.4. Phân bố các loài cây thuốc
    Hình 3.5. Phân bố số lượng các bộ phận sử dụng
    Hình 3.6. Sự đa dạng về các nhóm bệnh được chữa trị
    Hình 3.7. Sự đa dạng về cách sử dụng
    Hình 3.8 Tỷ lệ số người dùng thuốc dân tộc
    viii

    DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH

    Hình 3.1. Số lượng tỷ lệ % các taxon của các ngành cây làm thuốc
    Hình 3.2. Sự phân bố họ chi, loài trong hai lớp của ngành Ngọc lan
    Hình 3.3. Biểu đồ biểu hiện sự phân bố số lượng loài cây thuốc trong các chi
    Hình 3.4. Tỷ lệ % các nhóm dạng thân của cây thuốc ở huyện Quế Phong
    Hình 3.5. Phân bố các loài cây thuốc theo môi trường sống
    Hình 3.6. Phân bố số lượng các bộ phận sử dụng của cây thuốc ở huyện Quế Phong
    Hình 3.7. Sự đa dạng về các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc ở
    Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện đa dạng về cách sử dụng.
    Hình 3.9 Tỷ lệ số người dùng thuốc dân tộc ở các xã trên địa bàn.1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án.
    Các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung và huyện Quế
    Phong nói riêng có dân số lớn, phân bố rộng, trình độ dân trí thấp, đời sống cơ bản
    đang gặp nhiều khó khăn. Do đặc thù về vị trí địa lí nên người dân ở đây đang chịu
    nhiều thiệt thòi. Các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế chưa được quan tâm đúng
    mức, đặc biệt là vấn đề chăm lo sức khỏe của nhân dân. Dân số các đồng bào dân
    tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn (90%) so với dân số toàn huyện, trong đó dân tộc
    Thái có 50.523 người, chiếm khoảng 80%. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy đồng
    bào Thái đang lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hay, thậm chí một số bài
    thuốc truyền thống còn chữa bệnh hiệu quả hơn các phương pháp chữa bệnh tiên
    tiến khác.
    Do dân cư phân bố chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, giao thông cách trở,
    cơ sở y tế nghèo nàn, thuốc tây vừa thiếu, giá lại đắt nên ở đây người dân chủ yếu
    chữa bệnh bằng kinh nghiệm của các ông lang bà mế. Đồng bào Thái gọi thầy
    thuốc là “Xây hạc may”. Xây có nghĩa là thầy, hạc may nghĩa là rễ cây, “Xây hạc
    may” có nghĩa là người thầy dùng cây để chữa bệnh. Trên thực tế, các ông lang bà
    mế không nhiều, các bài thuốc chủ yếu chỉ truyền trong gia tộc, một số thầy lang
    không truyền lại được cho đời sau. Như vậy, nguy cơ về việc thất truyền các bài
    thuốc là có thật và việc chữa bệnh của đồng bào dân tộc Thái sẽ ngày càng khó
    khăn hơn.
    Người Thái sống chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp lương thực, thuốc men
    từ rừng, đó là nguồn tài nguyên vô giá. Tuy nhiên, nhưng năm gần đây nguồn tài
    nguyên rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng và ngày càng cạn kiệt. Nạn chặt phá
    rừng, khai thác không có kế hoạch, ô nhiễm môi trường đang diễn ra hàng ngày,
    song song với những vấn nạn đó thì cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái cũng dần
    dần bị biến mất một cách nhanh chóng. 2

    Hiện nay, việc nghiên cứu cây thuốc ở vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung
    chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt ở Quế Phong - một huyện vùng núi cao giáp
    Lào, nơi chứa đựng một kho tàng cây thuốc và các bài thuốc dân gian có giá trị
    của dân tộc miền núi, đây là nguồn tư liệu tốt cho nền y học nước nhà. Xuất phát
    từ thực tế đó nên tôi chọn đề tài “Điều tra cây thuốc và các bài thuốc của đồng
    bào dân tộc Thái, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An nhằm bảo tồn tri thức bản
    địa và định hướng phát triển tài nguyên rừng bền vững”
    2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    Đánh giá tính đa dạng về cây thuốc tại huyện Quế Phong, đặc biệt tại Khu
    Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt; thu thập các bài thuốc dân tộc Thái trên địa bàn
    nghiên cứu để bảo tồn tri thức bản địa.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Luận án đánh giá một cách có hệ thống các loài cây thuốc trên địa bàn huyện
    Quế Phong, thu thập các bài thuốc, cung cấp tư liệu cho ngành dược, y học cổ
    truyền Việt Nam.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Huyện Quế Phong trong đó có Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, có nguồn
    tài nguyên thực vật đa dạng, phong phú, đặc biệt có nhiều loài thực vật làm thuốc
    giá trị. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu về thực vật học dân tộc tại huyện
    Quế Phong nói chung và Pù Hoạt nói riêng đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng
    được yêu cầu thực tiễn, do đó cần phải nghiên cứu cụ thể để phục vụ công tác bảo
    tồn.
    Luận án ngoài việc thống kê, đánh giá tính đa dạng cây thuốc còn ghi chép
    các bài thuốc của các ông lang, bà mế để phục vụ cho việc lưu giữ cho thế hệ sau,
    bảo tồn tri thức bản địa.
    Đề xuất và đã thực hiện việc bảo tồn cây thuốc có giá trị trên địa bàn nghiên
    cứu.
    4. Những điểm mới của luận án 3

    + Điều tra lập danh lục 583 loài cây thuốc tại huyện Quế Phong được đồng bào dân
    tộc Thái sử dụng để chữa bệnh.
    + Bổ sung 118 loài từ khu vực nghiên cứu vào từ điển Cây thuốc Việt Nam
    2012.
    + Xác định, mô tả, bổ sung công dụng 15 loài cây thuốc quý có trong Sách Đỏ
    Việt Nam (2007).
    + Thu thập nhiều bài thuốc thuộc nhiều nhóm bệnh khác nhau.
    + Mô tả đặc điểm sinh học, điều kiện sinh thái, công dụng của 64 loài cây
    thuốc có giá trị.
    + Xác định thành phần hóa học của 2 loài cây thuốc Hoa dẻ lông đen (Desmos
    cochinchinensis) và cây Dây lửa ít gân (Rourea oligophlebia).
    + Trồng bảo tồn cây Dây lửa ít gân (Rourea oligophlebia) theo phương pháp bảo
    tồn nội vi (in-situ) vàbảo tồn ngoại vi (ex-situ).
    5. Bố cục của luận án

    Luận án gồm 119 trang, phụ lục 138 trang.

    Mở đầu 4 trang
    Chương 1. Tổng quan tài liệu 23 trang
    Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 6 trang
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 84 trang
    Kết luận và kiến nghị 2 trang
    Phụ lục
    Danh mục các công trình nghiên cứu liên quan 2 trang
    Tài liệu tham khảo 11 trang
    Phụ lục 1: Danh lục các loài thực vật làm thuốc 49 trang
    Phụ lục 2: Ảnh một số loài cây thuốc. 9 trang
    Phụ lục 3: Các hợp chất hóa học có trong các loài cây thuốc 16 trang
    Phụ lục 4: Các phiếu kiểm tra nồng độ acidt uric các bệnh nhân
    bị bệnh gút.
    8 trang
    Phụ lục 5: Các mẫu phiếu điều tra 3 trang
    Phụ lục 6: Danh sách các thầy lang trên địa bàn huyện Quế
    Phong
    6 trang Phụ lục 7: Các phổ của các hợp chất trong thân cây hoa dẻ lông đen 18 trang
    Phụ lục 8: Các phổ của các hợp chất trong cây dây lửa ít gân 16 trang
     
Đang tải...