Tiến Sĩ Điệu thức năm âm trong dân ca người Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT ÂM NHẠC
    NĂM 2012


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.

    Nói đến điệu thức năm âm, người ta thường nghĩ đến các quốc gia
    phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc nơi có nền âm nhạc dân gian và nền âm
    nhạc dân tộc cổ truyền luôn lấy nó làm nền tảng để khai thác, phát triển thành
    bản sắc nghệ thuật độc đáo trong các lĩnh vực của nghệ thuật âm nhạc chuyên
    nghiệp.
    Cho đến nay đã có nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu chứng
    minh rằng điệu thức năm âm đã có một quá trình hình thành và phát triển rất
    lâu dài, không chỉ ở các quốc gia phương Đông mà còn ở những nước có nền
    âm nhạc tiên tiến như Châu Âu. Bên cạnh điệu thức bảy âm, điệu thức năm âm
    luôn luôn mang lại những ý nghĩa đặc biệt, những sắc màu độc đáo để người ta
    có thể đặt nó trong mối quan hệ Đông – Tây. Chính vì lý do đó nên tên gọi
    cũng như việc sử dụng điệu thức năm âm của các nước phương Đông và
    phương Tây nói chung hay trong các quốc gia, các dân tộc ở phương Đông nói
    riêng cũng còn nhiều khác biệt về quan niệm, mục đích, nội hàm sử dụng và
    khuynh hướng thẩm mỹ
    Trong tất cả các thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam, điệu thức
    năm âm luôn được coi là nền tảng quan trọng trong sự hình thành và phát triển
    các thể loại âm nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp từ thời xa xưa cho tới
    nay. Những giá trị của điệu thức năm âm trong âm nhạc Việt Nam không chỉ
    đơn thuần mang tính ứng dụng thực tiễn mà nó còn chứa đựng cả một cơ sở lý
    luận mang tính thẩm mỹ, tính dân tộc, tính biểu hiện để tạo ra vóc dáng, cái
    hồn, cái cốt cách trong âm nhạc truyền thống Việt Nam từ bao đời nay.
    Với những lý do như đã nêu ở trên chúng tôi chọn đề tài “ Điệu thức
    năm âm trong dân ca người Việt”
    làm hướng nghiên cứu cho bản luận án tiến
    sỹ của mình.
    2. Lịch sử đề tài:
    Điệu thức năm âm trong dân ca Việt Nam luôn là mối quan tâm
    từ nhiều năm nay trong các công trình, các hội thảo khoa học, các bài
    báo của những nhà nghiên cứu.
    Cuốn “ Thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống một số dân tộc
    miền nam Việt Nam”. ( Viện VHNT thành phố Hồ Chí Minh xuất bản –
    1993) của tập thể tác giả Tô Vũ, Lư Nhất Vũ, Thế Bảo, Nguyễn Văn
    Hoa, Kiều Tấn, Vũ Hồng Thịnh và Bùi Lẫm. Cuốn “Âm nhạc dân gian
    Xứ Nghệ” (Hội VNDG Nghệ An – 2000) của Hoàng Thọ, Thanh Lựu,
    Lê Hàm .Cuốn “ Vai trò của điệu thức năm âm trong dân ca Việt Nam”
    xuất bản bằng tiếng Nga tại thành phố Nhicôlaiep (1985) của GS.TS
    Phạm Minh . Bài viết “ Về thang âm điệu thức trong âm nhạc truyền thống
    Việt Nam” ( Tạp chí VHNT số 2/2004) của GS.TS Phạm Minh Khang . Bài
    viết “ Về điệu thức dân ca Việt Nam”, tạp chí âm nhạc số 2/1978
    của PGS.TS Nguyễn Xinh . Cuốn “ Thanh điệu tiếng Việt và
    âm nhạc cổ truyền” (Viện âm nhạc 2001) của nhà nghiên
    cứu Hoàng Kiều. Cuốn “ Âm nhạc Quan Họ” – Viện âm nhạc năm
    2000 của TS Nguyễn Trọng Ánh . Cuốn “ Bước đầu tìm hiểu hát Xoan
    Vĩnh Phúc” – Sở văn hoá thông tin Vĩnh Phúc xuất bản năm 1981 của
    PGS Tú Ngọc
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    Mục tiêu đặt ra cho luận án là:
    - Góp phần làm rõ thêm nguồn gốc hình thành và phát triển, cũng như diện mạo
    của các dạng điệu thức năm âm trong dân ca người Việt dưới góc độ sử liệu.
    - Nghiên cứu một số dạng điệu thức năm âm trong cấu trúc làn điệu dân ca
    người Việt.
    - Nghiên cứu về tính ứng dụng, cấu trúc các trục âm và những âm kết của điệu
    thức năm âm trong dân ca người Việt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...