Chuyên Đề Điều kiện và thủ tục đăng ký kinh doanh cho công ty

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI MỞ ĐẦU

    Cùng với sự phát triển của các nước trên thế giới nói chung và các nước Đông Nam Aù nói riêng, nền kinh tế của Việt Nam dần dần được chuyển biến một các rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, hội nhập với nền kinh tế của các nước phát triển. Sự tiến bộ đáng kể này xuất phát từ sự lãnh đạo sáng suốt và chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước bằng việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh về các hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Bên cạnh đó Đảng và nhà nước cũng hết sức chú trọng đến việc mở cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt kiều và các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt nam, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực, Ví dụ: Ký kết hiệp định thương mại giữa Việt Nam- Hoa Kỳ ngày 28-11-2001 là một minh chứng cụ thể. Với những chủ trương đường lối như trên thì hàng hoá của Việt Nam ngày càng có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, điều này khẳng định Việt Nam từng bước phát triển và có vị trí hơn trong quan hệ quốc tế.
    Theo quy định của pháp luật hiện nay, các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể lựa chọn nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, nhiều loại hình công ty khác nhau, có thể dưới danh nghĩa cá nhân một doanh nghiệp, một công ty. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể các các nhà đầu tư mà có thể lựa chọn hình thức kinh doanh cho thích hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất, Ví dụ: muốn được chủ động thực hiện mọi hoạt động kinh doanh minh thì chủ đầu tư có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, hoặc khi chủ đầu tư muốn liên kết với những người khác hoạt động kinh doanh và chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của mình thì có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc có thể thành lập công ty cổ phần,v.v .Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh luôn được pháp luật bảo hộ và để giúp Nhà nước dễ dàng quản lý hoạt động của các doanh nghiệp, nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế của đất nước thì về nguyên tắc dù kinh doanh ở mọi hình thức nào cũng phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, riêng với những hoạt động mang tính chất tự sản suất tự tiêu thụ, hoặc kinh doanh quy mô rất nhỏ không có địa điểm cố định, thì pháp luật không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, còn lại tất cả đều phải đăng ký kinh doanh. Hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam có ba loại hình công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Tuy nhiên mỗi loại hình công ty đều có những đặc thù riêng do vậy mà khi đăng ký kinh cho công ty cũng có những điều kiện và thủ tục khác nhau tuỳ theo từng loại hình công ty , quy mô và phạm vi hoạt động của công ty, và từng ngành nghề kinh doanh,
    Trong phạm vi bài viết này tôi xin được trình bày về điều kiện và thủ tục đăng ký kinh doanh cho các loại hình công ty, những thuận lợi và những khó khăn của các tổ chức cá nhân trong quá trình đăng ký kinh doanh cho công ty . Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên việc sai sót là không thể tránh khỏi, kính mong Quý Thầy Cô thông cảm, tôi xin chân thành biết ơn !



    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Mục lục 1
    Lời mở đầu 2

    I KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY
    I.1 Khái niệm công ty
    I.2 Các loại hình công ty theo pháp luật Việt Nam 3
    II. ĐIỀU KIỆN - THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHO CÔNG TY
    II.1 Tầm quan trọng của việc đăng ký kinh doanh
    II.2 Điều kiện đăng ký kinh doanh cho công ty
    II.2.1 Điều kiện về chủ thể
    II.2.2 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
    II.2.2.1 Ngành nghề cấm kinh doanh
    II.2.2.2 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
    II.2.2.3 Ngành nghề kinh doanh có chứng chỉ hành nghề
    II.2.2.4 Ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định
    II.2.2.5 Ngành nghề kinh doanh đang được khuyến khích đầu tư
    II.2.2.6 Ngành nghề kinh doanh đang bị hạn chế
    II.2.3 Điều kiện về vốn
    II.2.4 Điều kiện về tên doanh nghiệp
    II.3 THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHO CÔNG TY
    II.3.1 Thẩm quyền đăng ký kinh doanh
    II.3.2 Hồ sơ đăng ký kinh doanh cho các loại hình công ty
    II.3.3 Trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh
    II.3.4 Lệ phí đăng ký kinh doanh
    II.3.5 Những việc cần thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
    III. THỰC TRẠNG HIỆN NAY VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
    III.1. Thực trạng về đăng ký kinh doanh
    III.2 Vướng mắc và kiến nghị
    IV. KẾT LUẬN
    VĂN BẢN THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...