Luận Văn điều kiện tự nhiên, truyền thống ảnh hưởng đến văn hoá ẩm thực hàn quốc

Thảo luận trong 'Đông Phương Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài:
    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TRUYỀN THỐNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HOÁ ẨM THỰC HÀN QUỐC
    1.1 Khái quát chung các điều kiện tự nhiên, xã hội Hàn Quốc
    - Điều kiện tự nhiên
    Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ bắc tới nam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương. Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản. Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ.
    Tổng diện tích của bán đảo Triều Tiên là 222.154 km2, gần bằng diện tích của Anh hayRomania. Không kể diện tích đất khai hoang, diện tích đất canh tác là 99.617 km2, chiếm 45% tổng diện tích. Địa hình núi non chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ, giống Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary hoặc Ai-len.
    Dãy Taebaeksan chạy suốt chiều dài bờ biển phía đông, nơi những con sóng của Biển Đông đập mạnh vào núi đã tạo ra các vách đá dốc và các bãi đá. Sườn phía tây và phía nam bán đảo bằng phẳng hơn, với những vùng đồng bằng và rất nhiều đảo ở ngoài khơi tạo thành những vịnh nhỏ.
    Bán đảo nổi bật với nhiều ngọn núi và dòng sông kỳ vĩ, vì vậy người Hàn thường ví đất nước mình như một tấm gấm thêu đẹp đẽ.
    Núi Baekdusan ở miền bắc bán đảo là ngọn núi cao nhất với độ cao 2.744m so với mực nước biển và trải dài theo đường biên giới phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc. Baekdusan là ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động nơi một hồ nham thạch rộng đã được hình thành với cái tên Cheonji. Ngọn núi này được coi là một biểu tượng đặc biệt của tinh thần Hàn Quốc và được nhắc đến trong bài quốc ca.
    So với quy mô lãnh thổ, bán đảo Triều Tiên có số lượng sông suối tương đối lớn. Hệ thống đường thủy này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành lối sống của người Hàn và trong cả công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Hai con sông dài nhất ở bắc bán đảo là Amnokgang (Yalu, 790km) và Dumangang (Tumen, 521km). Hai con sông này đều bắt nguồn từ ngọn núi Baekdusan rồi lần lượt đổ xuống theo hướng tây và đông, tạo nên biên giới phía bắc của bán đảo.
    Ở nam bán đảo, sông Nakdonggang (525km) và sông Hangang (494 km) là hai đường thủy chủ yếu. Sông Hangang chảy ngang qua Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, được coi là con đường sinh mệnh cho dân cư tập trung đông đúc ở khu vực trung tâm của đất nước Hàn Quốc ngày nay, như nó đã giúp cho dân cư các vương quốc cổ đại phát triển dọc theo hai bờ sông.
    Bao quanh ba mặt của bán đảo, đại dương đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người Hàn từ ngàn xưa và đã góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và kỹ năng hàng hải.
    - Kinh tế :
    Hàn Quốc gần đây đã thoát ra khỏi cơn sóng gió kinh tế xảy ra vào cuối năm 1997. Cuộc khủng hoảng làm điêu đứng các thị trường trên toàn châu Á này đã đe dọa những thành tựu kinh tế to lớn của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhờ thực hiện đầy đủ các thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Thế giới, quyết tâm cải tổ mạnh mẽ của Chính phủ và việc đàm phán thành công hoãn nợ nước ngoài với các ngân hàng chủ nợ, kinh tế Hàn Quốc đã lấy lại đà tăng trưởng và tiếp tục phát triển. Ngay từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, đất nước đã nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Mục tiêu quốc gia là vượt qua được những vấn đề nảy sinh trước đây bằng cách tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp với nền kinh tế tiên tiến.
    Hàn Quốc, từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, đã nghiêm túc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế từ năm 1962. Sau chưa đầy bốn thập kỷ, đất nước đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như “Kỳ tích trên sông Hàn”. Đó là một quá trình phi thường đã nhanh chóng giúp cải tạo nền kinh tế Hàn Quốc, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của đất nước.
    Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc. Dựa trên chiến lược này, nhiều chương trình phát triển đã được thực hiện thành công. Kết quả là từ năm 1962 đến 2005, tổng thu nhập quốc dân (GNI) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ đô la Mỹ lên 786,8 tỷ đô la Mỹ, với thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng vọt từ 87 đô la Mỹ/năm lên 16.291 đô la Mỹ/năm.
    Những con số đầy ấn tượng như vậy cho thấy những chương trình kinh tế này rõ ràng đã thành công rực rỡ.
    Năm 1998, do tỷ giá hối đoái biến động, tổng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân đầu người giảm mạnh xuống còn 340,4 tỷ đô la Mỹ và 7.335 đô la Mỹ nhưng con số này năm 2002 đã tăng trở lại và đạt mức trước khủng hoảng kinh tế.
    Theo bản thống kê do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD công bố thì quy mô GDP của Hàn Quốc năm 2007 là 979,9 tỷ USD và trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 trên thế giới. Đây là quy mô lớn thứ 3 trong khu vực Đông Á, sau Trung Quốc và Nhật Bản. GDP năm 1970 là 8,1 tỷ USD; năm 1990 là 264 tỷ USD; GDP tiếp tục tăng đều đặn và đạt mức 979 tỷ USD như hiện nay.
    Với quy mô kinh tế như trên cùng thị trường trong nước 48 triệu dân; số lượng xe hơi là 15.390.000 chiếc; số người sử dụng điện thoại di động là 43 triệu người Hàn Quốc là một thị trường hấp dẫn với mức mua sắm lớn, có số lượng người tiêu thụ ổn định.

    Trong bảng xếp hạng quy mô mậu dịch hàng hoá trên thế giới năm 2006 thì Hàn Quốc đứng thứ 12 với 635 tỷ USD (năm 2005 cũng đứng thứ 12).
    1.1 Khái quát chung các điều kiện tự nhiên, xã hội Hàn Quốc
    1.2Văn hoá ẩm thực người Hàn Quốc
    1.2.1 Một vài món ăn truyền thống
    1.2.2 Phong cách ẩm thực Hàn Quốc
    1.2 Nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực truyền thống Hàn Quốc
    1.4 Đồ uống
    1.5* TÌM HIỂU THÊM
    1.5.1 Màu sắc trong món kimbap - Ẩm thực Hàn Quốc
    1.5.2 Chế biến món kim chi cải thảo Korea
     
Đang tải...