Chuyên Đề Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học động vật thủy sản ở các khu bảo tồn và vườn q

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo Cáo Chuyên Đề
    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Ở CÁC KHU BẢO TỒN VÀ VƯỜN QUỐC GIA
    NĂM 2010

    MỤC LỤC


    I. GIỚI THIỆU 1

    II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 1
    2.1. Vị trí nghiên cứu . 1
    2.1.1. VQG Tràm Chim: 2
    2.1.2. KBVCQ Trà Sư 3
    2.1.3. VQG U Minh Hạ 5
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 7

    III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 7
    3.1. Vườn Quốc Gia Tràm Chim 7
    3.1.1. Vị trí địa lý . 7
    3.1.2. Thời tiết và khí hậu 7
    3.1.3. Chế độ thủy văn . 8
    3.1.4. Địa hình và thổ nhưỡng 9
    3.1.5. Chất lượng môi trường nước 11
    3.1.6. Cơ sở thức ăn tự nhiên . 13
    3.1.7. Đa dạng động vật thủy sản . 14
    3.1.7.1. Cá . 14
    3.1.7.2. Tôm cua . 15
    3.1.7.3. Lưỡng cư bò sát . 16
    3.1.7.4. Nhuyễn thể (Mollusca) 16
    3.1.8. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tính đa dạng động vật thủy sản 17
    3.2. Khu Bảo Vệ Cảnh Quan Trà Sư 23
    3.2.1. Vị trí địa lý . 23
    3.2.2. Thời tiết và khí hậu 23
    3.2.3. Chế độ thủy văn . 24
    3.2.4. Địa hình và thổ nhưỡng 25
    3.2.5. Chất lượng môi trường nước 26
    3.2.6. Cơ sở thức ăn tự nhiên . 27

    3.2.7. Đa dạng động vật thủy sản . 28
    3.2.7.1. Cá . 28
    3.2.7.2. Tôm cua . 29
    3.2.7.3. Lưỡng cư bò sát . 29
    3.2.7.4. Nhuyễn thể (Mollusca) 29
    3.2.8. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tính đa dạng động vật thủy sản 29
    3.3. Vườn Quốc Gia U Minh Hạ . 31
    3.3.1. Vị trí địa lý . 31
    3.3.2. Thời tiết và khí hậu 31
    3.3.3. Chế độ thủy văn . 33
    3.3.4. Địa hình và thổ nhưỡng 34
    3.3.5. Chất lượng môi trường nước 34
    3.3.6. Cơ sở thức ăn tự nhiên . 35
    3.3.7. Đa dạng động vật thủy sản . 36
    3.3.7.1. Cá . 36
    3.3.7.2. Tôm cua . 36
    3.3.7.3. Lưỡng cư bò sát . 37
    3.3.7.4. Nhuyễn thể (Mollusca) 37
    3.3.8. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tính đa dạng động vật thủy sản 37

    V. KẾT LUẬN. . 40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 42
    PHỤ LỤC . 46

    I. GIỚI THIỆU
    Việt Nam được xếp vào nhóm 12 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới (John và Nguyễn Đức Tú 2007). Hiện nay Việt Nam đã thống kê và mô tả được 870 loài cá, 310 loài thú, 17,700 loài thực vật (Bộ TNMT et al., 2005), 822 loài chim (BirdLife International 2006), 286 loài bò sát (Bộ TNMT et al., 2005) và 145 loài lưỡng cư (IUCN et al., 2006) trong khu vực nội địa. Trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
    (ĐBSCL) đã xác định được 255 loài cá thuộc 43 họ và 130 giống (Mai Đình Yên et al., 1992), 18 loài tôm nước ngọt (Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú 2004), 54 loài lưỡng cư bò sát (Hồ Thu Cúc và Nguyễn Thiên Tạo 2009).


    Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, nhưng cũng được xếp vào quốc gia có tính đa dạng sinh học bị đe dọa nặng nề nhất (John và Nguyễn Đức Tú 2007). Hiện nay có tổng cộng 522 sinh vật được xếp vào nhóm sinh vật đang bị đe dọa (John và Nguyễn Đức Tú 2007). Theo IUCN et al. (2006) Việt Nam có 5 loài thú và 1 loài bò sát đặc hữu bị đe dọa toàn cầu; 39 loài lững cư đặc hữu. Trước tình hình này, công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã và đang được chú ý và đẩy mạnh. Cụ thể là hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng được mở rộng. Theo Hồ Thanh Hải (2008) Việt Nam có 126 khu rừng đặc dụng (30 vườn quốc gia, 57 khu bảo tồn thiên nhiên, 39 khu bảo vệ cảnh quan) với tổng diện tích trên 2,5 triệu ha. Những khu bảo tồn này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ/bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước và đảm bảo nơi cư trú và chu kỳ sống của các loài động vật thủy sản.


    Ngoài những nguyên nhân do con người gây ra như khai thác quá mức, đô thị hóa, nông nghiệp hóa và ô nhiễm, điều kiện tự nhiên cũng góp phần đáng kể đến tính đa dạng động vật thủy sản. Mục đích của báo cáo này nhằm đánh giá và phân tích những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tính đa dạng động vật thủy sản ở một số khu bảo tồn vùng ĐBSCL. Đồng thời cũng nhằm cung cấp thêm thông tin cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách để có thể đưa ra các chính sách hợp lý trong việc bảo tồn những loài động vật thủy sản ở các khu bảo tồn vùng ĐBSCL.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...