Báo Cáo Điều kiện hình thành và phát triển thị trường tương lai tại việt nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG


    1) Một số ưu điểm của giao dịch tương lai 4


    2) Các điều kiện cần thiết để hình thành và xây dựng thị trường hợp


    đồng tương lai 6


    3) Khả năng thành lập thị trường giao dịch hợp đồng tương lai tài


    chính tại Việt Nam 10

    Lịch sử phát triển thị trường chứng khoán thế giới cho thấy thị trường giao dịch tương lai1 thường bắt đầu từ các sản phẩm nông nghiệp, tiếp đến là năng
    lượng, nguyên vật liệu; sau đó là thị trường tương lai dành cho các sản phẩm tài chính như chứng khoán, ngoại hối, lãi suất, tỷ giá, chỉ số, và thậm chí là thị trường tương lai của chính các sản phẩm phái sinh; ví dụ, cho đến tận đầu những năm 1970 mới xuất hiện hợp đồng tương lai ngoại hối, trong khi thị trường tương lai các sản phẩm bơ và trứng đã xuất hiện cả trăm năm trước. Như vậy, thị trường hợp đồng tương lai hàng hóa thường xuất hiện trước thị trường hợp đồng tương lai sản phẩm tài chính.
    Tại Việt Nam, dường như quy luật này đã được chứng kiến. Đã có một loạt các sàn giao dịch tương lai dành cho các sản phẩm hàng hóa thông thường đã được xây dựng. Mặc dù vậy, một điểm chung dễ nhận thấy là hầu như tất cả các sàn giao dịch tương lai này đã phải đóng cửa một cách nhanh chóng sau một thời gian ngắn vì hiệu quả hoạt động không cao. Có thể kể đến như:
    1) Sàn giao dịch điều của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp HCM phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam (năm 2002)
    2) Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ (năm 2002)


    3) Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC, 2008)


    4) Sàn giao dịch đường của Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa


    Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE, 2010)


    5) Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (Vietnam Commodity Exchange - VNX), tiền thân là Sở Giao dịch hàng hóa Triệu Phong, giao dịch kỳ hạn dành cho ba mặt hàng được Bộ Công Thương cấp phép là cà
    phê, cao su và thép (2010)










    1 Trong phạm vi bài này, thị trường giao dịch tương lai được hiểu bao gồm cả thị trường kỳ hạn (forwards) và thị trường hợp đồng tương lai (futures)

    6) Sàn giao dịch vàng kỳ hạn (còn gọi là giao dịch vàng tài khoản) mở tại các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại (giai đoạn trước 31/3/2010).
    Có thể nhấn mạnh rằng hầu hết các sàn giao dịch này hoạt động một cách ảm đạm, chưa thu hút được nhiều đơn vị tham gia (trừ sàn giao dịch vàng kỳ hạn). Trong khi đó, nhiều đơn vị trong nước lại phải đi tìm kiếm nguồn hàng hoặc bán hàng qua các sàn giao dịch tương lai ở nước ngoài tại Mỹ, Nhật, châu Âu. Trước nhu cầu này, một số sàn giao dịch kỳ hạn nước ngoài đã tiến hành các hoạt động quảng bá và chào đón doanh nghiệp Việt Nam.
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm sự thiếu vắng các đối tượng tham gia, trình tự, thủ tục không tiện lợi, chi phí cao, chứa đựng nhiều rủi ro, cơ chế quản lý không hiệu quả. Vậy phải chăng sự hình thành thị trường tương lai ở Việt Nam sẽ không theo trình tự con đường phát triển phổ biến trên thế
    giới?


    Trong bối cảnh đó, thị trường giao dịch hợp đồng tương lai dành cho sản phẩm tài chính đang được các cơ quan quản lý nghiên cứu xây dựng với dự kiến áp dụng đầu tiên cho chỉ số chứng khoán. Tuy nhiên, tính khả thi của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số sẽ như thế nào và liệu có lặp lại “vết xe đổ” như các thị trường hợp đồng tương lai hàng hóa ở Việt Nam nêu trên hay không, chúng ta sẽ thảo luận trong các phần dưới.
    1. Một số ưu điểm của giao dịch tương lai


    Để có thể thảo luận chi tiết hơn, trước hết chúng ta tìm hiểu một vài chức


    năng tiêu biểu của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai.


    Chức năng hàng đầu của thị trường hợp đồng tương lai nói chung và hợp đồng tương lai nói riêng là giúp các đối tượng sở hữu hàng hóa phòng ngừa được rủi ro biến động giá tương lai của các loại hàng hóa này (còn gọi là sản phẩm gốc hay hàng hóa cơ sở). Một ví dụ tiêu biểu cho chức năng này là nông dân mong

    muốn tránh được thiệt hại do giá giảm trong tương lai của các loại nông sản mà anh ta có thể sản xuất ra trong tương lai. Nhằm mục tiêu đó, anh ta có thể ký hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng tương lai giao nông sản sau 3 tháng với giá xác định trước; và đến thời điểm giao hàng, cho dù giá giao ngay trên thị trường đi xuống, anh ta vẫn bán được hàng với giá cao hơn do đã được ấn định từ đầu. Trong quá trình thực hiện ký kết hợp đồng như vậy, người nông dân thực chất đã góp phần giảm thiểu thua lỗ; ví dụ, sẽ tránh được quy luật luẩn quẩn ở nhiều địa phương tại Việt Nam là “được mùa - mất giá; được giá - mất mùa”. Bên cạnh đó, người bán có thể rải đều lượng bán hàng giao thực qua các tháng giao hàng; đồng thời, các bên tham gia thị trường, từ người nông dân, đến nhà sản xuất, người kinh doanh đều biết được mức giá tương ứng với kỳ vọng hàng hóa trong tương lai nhằm định
    hướng, tính toán các kế hoạch sản xuất kinh doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...