Tài liệu Điều kiện đảm bảo hiệu quả hoạt động thi hành án hình sự '

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thi hành án hình sự là việc các chủ thể có thẩm quyền tổ chức đưa các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án ra thi hành trong thực tế theo trình tự, thủ tục do luật định. Dù coi đây là giai đoạn cuối cùng của tố tụng hình sự hay là hoạt động hành chính - tư pháp thì cũng không thể phủ nhận tính hệ trọng và tính phức tạp của hoạt động này. Do đó, để hoạt động này đạt hiệu quả cao, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như công tác đối nội, đối ngoại của đất nước đòi hỏi phải hội đủ hàng loạt những điều kiện thực tế, có khả năng đáp ứng các yêu cầu khách quan một cách đầy đủ, kịp thời nhất.
    2. Để hoạt động thi hành án hình sự đạt hiệu quả mong muốn cần có một số điều kiện cụ thể sau:
    - Thứ nhất, phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, điều chỉnh một cách tốt nhất những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thi hành án hình sự.
    Tính hiệu quả của hoạt động thi hành án hình sự, ở mức độ khá lớn, nằm trong mối quan hệ phụ thuộc với tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật về hoạt động đó. Do hoạt động thi hành án hình sự có tính hệ trọng và phức tạp rất cao nên chỉ cần một “lỗ hổng luật pháp” trong một khâu, thậm chí một công đoạn của một khâu nào đó hợp thành tiến trình của hoạt động này đều có





    thể làm giảm hiệu quả của cả tiến trình đang vận hành. Trong những năm qua, nhất là trong giai đoạn đổi mới, do nhận thức được ý nghĩa quan trọng nhiều mặt của hoạt động thi hành án hình sự nên Nhà nước và các cơ quan chức năng đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động này, trong đó thi hành án phạt tù là hoạt động được quan tâm hàng đầu.
    BLTTHS năm 1988 đã dành Phần thứ năm với 8 chương, 15 điều luật để quy định về trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định của toà án và vấn đề xoá án. Ngày 08/3/1993, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù. Để thực thi Pháp lệnh trên, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh thi hành án phạt tù hoặc quy định cụ thể các chế độ như ăn, ở, mặc, học tập, lao động, dạy nghề đối với phạm nhân. Sau khi BLHS năm 1999 và BLTTHS năm 2003 có hiệu lực pháp luật, các quy định về thi hành án hình sự ngày càng được hoàn thiện. Có thể nói, hệ thống pháp luật về hoạt động thi hành án hình sự đã quy định khá cụ thể chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, trình tự, thủ tục thi





    hành án hình sự tạo cơ sở pháp lí tương đối hoàn chỉnh cho hoạt động này mà chủ yếu là lĩnh vực thi hành án phạt tù.
    Tuy nhiên, nếu xem xét dưới góc độ khả năng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn thì hệ thống pháp luật về hoạt động thi hành án hình sự còn bộc lộ khá nhiều khiếm khuyết hoặc bất hợp lí. Các văn bản về hoạt động này còn tản mát, thiếu tính đồng bộ và đều là các văn bản dưới luật nên hiệu lực không cao. Việc pháp điển hoá các quy định pháp luật rời rạc đó là đòi hỏi có tính thời sự vào giai đoạn hiện nay. Gần đây, nhằm góp phần hiện thực hoá tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị, Bộ luật thi hành án đang ở giai đoạn hoàn thiện và sẽ được thông qua trong thời gian không xa. Các lĩnh vực thi hành án hình sự, dân sự và hành chính cần được điều chỉnh bằng văn bản có tính hiệu lực pháp luật cao như bộ luật là cấp thiết mà tính hợp lí của nó không cần bàn cãi nhưng nếu gộp lại thành một bộ luật chung như Dự thảo Bộ luật thi hành án hiện nay thì còn nhiều ý kiến không thống nhất. Theo chúng tôi, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh các quan hệ pháp luật thi hành án hình sự và thi hành án dân sự, hành chính rất khác nhau, những điểm chung không đáng kể. Do đó, việc xây dựng một bộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực nêu trên như Dự thảo là bất hợp lí nếu xét dưới góc độ kĩ thuật lập pháp cũng như truyền thống lập pháp Việt Nam. Trên thế giới, từ trước tới nay chưa có tiền lệ tương tự nên rất cần được xem xét lại một cách khoa học.



    Trước đây, việc bố trí phạm nhân thi hành án phạt tù vào các trại giam loại I, II, III theo quy định của Pháp lệnh thi hành án phạt tù chủ yếu căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội và thời hạn phạt tù của phạm nhân. So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 đã có thay đổi về cách phân loại tội phạm, về mức cao nhất của hình phạt tù trong trường hợp tổng hợp hình phạt, về các loại tội danh. Đồng thời, các quy định của BLTTHS năm 2003 về thời hạn tối thiểu phải chấp hành án, thủ tục, thẩm quyền xét giảm án, hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù cũng đã có nhiều thay đổi. Những thay đổi đó hiện chưa được điều chỉnh kịp thời trong pháp luật thi hành án nên gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...