Tài liệu điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005.
    THS. NGUYỄN THỊ TÌNH – Khoa Luật Thương mại, Trường Đại học Thương mại
    Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (GDDS) là một trong những nội dung cơ bản, quyết định sự ổn định, tính hợp lý, tính hiệu quả của các giao dịch trong giao lưu dân sự nói chung và trong hoạt động thương mại nói riêng. Nếu pháp luật không có những quy định cụ thể, rành mạch sẽ làm cho các chủ thể hoang mang và không tự tin khi tham gia GDDS, thương mại, gây ra những hậu quả khó lường đối với nền kinh tế – xã hội và có thể tạo ra sự tùy tiện không đáng có trong quá trình áp dụng pháp luật của các chủ thể có liên quan. Vì vậy, vấn đề về điều kiện có hiệu lực của GDDS cần phải được nghiên cứu và xem xét, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm mang lại sự ổn định và tạo đà phát triển cho nền kinh tế.
    Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS 2005), một GDDS chỉ được coi là có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức GDDS là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
    Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng luật cũng như nghiên cứu tính hợp lý của các quy định này trong thực tiễn, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số bất cập cần phải được bổ sung, sửa đổi trên các khía cạnh sau đây:
    Một là, cần quy định cụ thể về khái niệm “người tham gia GDDS”
    Theo quy định tại Khoản 1 (a), Điều 122 BLDS 2005, điều kiện đầu tiên để xác định một GDDS có hiệu lực đó là “Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự”. Để xác định rõ nội hàm của quy định này, khái niệm “người tham gia giao dịch” cần phải được làm rõ. Tuy nhiên, trong nội dung các quy phạm pháp luật hiện nay chưa có bất cứ một định nghĩa nào về “người tham gia giao dịch”. Vì vậy, khi mà chưa có một định nghĩa chính thống, khái niệm này có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, “người tham gia giao dịch” bao gồm hai chủ thể: chủ thể hợp đồng và người ký kết hợp đồng. Điều đó có nghĩa là, để một GDDS có hiệu lực, trước hết người tham gia giao dịch (chủ thể hợp đồng và người đại diện ký kết hợp đồng (nếu có) phải có năng lực hành vi (NLHV) tham gia từng GDDS cụ thể. Tuy nhiên, khi giao dịch của người không có NLHV hoặc bị mất NLHV được xác lập thông qua người đại diện, thì cách hiểu về người tham gia giao dịch như trên lại gặp một số trở ngại. Có ý kiến cho rằng, người bị mất NLHV và người không có NLHV trong các trường hợp trên không phải là người tham gia giao dịch, bởi mọi vấn đề từ khi xác lập đến khi thực hiện giao dịch đều được thực hiện thông qua người đại diện. Chúng tôi nhận thấy, BLDS 2005 mặc dù không trực tiếp ghi nhận họ là người tham gia giao dịch nhưng đã gián tiếp thừa nhận vai trò tham gia giao dịch của người bị mất NLHV, người không có NLHV khi quy định GDDS của người chưa đủ sáu tuổi và người bị mất NLHV dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện (Điều 21, Khoản 2 Điều 22) và tại Khoản 3 Điều 69 “Các GDDS giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp ”. Với những quy định này, rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận vai trò tham gia giao dịch của người mất NLHV và người không có NLHV, bởi lẽ họ là người có quyền và lợi ích liên quan đến giao dịch, cụ thể hơn, họ là người có tài sản là đối tượng của giao dịch. Tuy nhiên, nếu áp họ vào hai loại chủ thể tham gia giao dịch như cách hiểu thông thường hiện nay là không hợp lý, bởi lẽ, mặc dù họ có tài sản mang ra giao dịch nhưng họ không thể là chủ thể của hợp đồng và cũng không thể là người ký kết hợp đồng, bởi chủ thể của hợp đồng, người trực tiếp xác lập và thực hiện hợp đồng trong trường hợp này chính là người đại diện theo pháp luật của họ. Vì vậy, khái niệm “người tham gia giao dịch” có thể được hiểu, ngoài hai chủ thể theo cách hiểu thông thường (chủ thể của hợp đồng và người ký kết hợp đồng) còn bao gồm cả đối tượng này. Với cách suy luận như vậy, khi áp dụng điều kiện về “người tham gia giao dịch có NLHV dân sự” trong trường hợp này thì người tham gia giao dịch với tư cách chủ sở hữu của tài sản là đối tượng giao dịch nếu bị mất NLHV, không có NLHV, sẽ đương nhiên không thể đáp ứng điều kiện về “người tham gia giao dịch phải có NLHV dân sự” như đã nêu ở trên. Điều kiện về “NLHV” trong trường hợp này chỉ có thể đáp ứng bởi chủ thể của hợp đồng và người trực tiếp ký kết hợp đồng (người đại diện, người giám hộ). Suy luận theo lẽ thông thường, những giao dịch loại này theo các điều kiện quy định tại Điều 122 BLDS 2005 sẽ không bao giờ được coi là có hiệu lực, điều đó đã gián tiếp tước quyền tham gia giao dịch của người bị mất NLHV dân sự, người chưa có NLHV dân sự dù sự tham gia đó chỉ là tham gia một cách gián tiếp thông qua người đại diện, người giám hộ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...