Thạc Sĩ điều khiển trượt bộ biến đổi giảm áp kiểu quadratic

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Lan Chip, 26/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Lan Chip, 26/9/11
    Last edited by a moderator: 14/8/14
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong lĩnh vực kỹ thuật điện ngày nay, điện tử công suất là lĩnh vực kỹ thuật
    hiện đại. Với những bước tiến nhảy vọt trong kỹ thuật chế tạo linh kiện bán dẫn, các
    linh kiện điện tử công suất: điôt công suất, Tiristor, GTO, Triac, IGBT, SID, MCT . . .
    ra đời và hoàn thiện có tính năng dòng điện, điện áp, tốc độ chuyển mạch ngày càng
    được nâng cao làm cho kỹ thuật điện truyền thống thay đổi một cách sâu sắc. Song
    song với những tiến bộ đó các chiến lược điều khiển khác nhau cũng được áp dụng để
    điều khiển các bộ biến đổi theo các cấu trúc khác nhau nhằm tạo ra bộ biến đổi thông
    minh, linh hoạt và có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, năng lượng tối ưu.
    Bộ biến đổi DC – DC giảm áp kiểu Quadratic (Quadratic Buck converter) có giá
    trị trung bình điện áp ra phụ thuộc vào bình phương điện áp vào, thường được sử dụng
    ở mạch một chiều trung gian thiết bị biến đổi điện năng công suất nhỏ, cấu trúc mạch
    của bộ biến đổi giảm áp kiểu Quadratic vốn không phức tạp nhưng vấn đề điều khiển
    nó nhằm đạt được hiệu suất biến đổi cao và đảm bảo ổn định luôn là mục tiêu của các
    công trình nghiên cứu. Bản chất mạch của bộ biến đổi giảm áp kiểu Quadratic có các
    phần tử phi tuyến do vậy chọn điều khiển trượt với bản chất là đưa ra luật điều khiển
    rơle hai vị trí tác động nhanh đến đối tượng điều khiển sẽ phù hợp cho việc điều khiển
    bộ biến đổi trên.
    Thực hiện luận văn tốt nghiệp trong khuôn khổ chương trình đào tạo Thạc sỹ
    ngành tự động hóa của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, Tôi được
    giao đề tài: ’’ Điều khiển trượt bộ biến đổi DC – DC giảm áp kiểu quadratic”
    Mục tiêu của đề tài luận văn là nghiên cứu điều khiển trượt cho bộ biến đổi giảm
    áp kiểu Quadratic, khảo sát đánh giá tính hiệu quả của điều khiển trượt đối với bộ biến
    đổi và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hệ thống.
    Luận văn phân tích các quá trình động học đối tượng thông qua mô hình toán
    học từ đó đưa ra và chứng minh tính phù hợp của các phương án điều khiển, cuối cùng
    là tiến hành phân tích kiểm chứng, hoàn thiện trên phần mềm mô phỏng Matlab-
    Simulink.
    Đề tài có tính cấp thiết để tối ưu hóa chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho bộ biến đổi
    giảm áp. Thiết kế nguyên lý đã thực hiện trong bản luận văn hoàn toàn có thể triển khai
    áp dụng chế tạo bộ biến đổi trên thực tế với những linh kiện sẵn có, thông dụng.
    Luận văn được trình bày trong 4 chương:
    - Chương 1: Bộ biến đổi DC – DC giảm áp kiểu Quadratic
    - Chương 2: Nguyên lý điều khiển trượt
    - Chương 3: Điều khiển trượt bộ biến đổi DC – DC giảm áp kiểu quadratic
    - Chương 4: Mô phỏng kiểm chứng trên nền MATLAB – Simulink

    LỜI NÓI ĐẦU MỤC LỤC 5
    BỘ BIẾN ĐỔI GIẢM ÁP KIỂU QUADRATIC
    Chương 1
    3
    7
    1.1 Giới thiệu các bộ biến đổi bán dẫn 7
    1.2 Phân loại các bộ biến đổi bán dẫn 9
    1.3 Các bộ biến đổi DC-DC 10
    1.3.1 Bộ biến đổi giảm áp (buck converter) 11
    1.3.2 Bộ biến đổi tăng áp (boost converter) 14
    1.3.3 Bộ biến đổi đảo áp (buck-boost converter) 16
    1.3.4 Bộ biến đổi giảm áp kiểu quadratic (Quadratic buck converter) 17
    1.3.4.1 Mô hình của bộ biến đổi 18
    1.3.4.2 Mô hình dạng chuẩn 19
    1.3.4.3 Điểm cân bằng 21
    1.3.4.4 Hàm truyền tĩnh 22
    Chương 2
    ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT
    2.1 Giới thiệu 23
    2.2 Các hệ thống cấu trúc biến 23
    2.2.1 Điều khiển đối với các hệ thống điều chỉnh bằng chuyển mạch đơn 24
    2.2.2 Các mặt trượt 27
    2.2.3 Ký hiệu 28
    2.2.4 Điều khiển tương đương và trượt động lý tưởng 29
    2.2.5 Tính tiếp cận được của các mặt trượt 33
    2.2.6 Các điều kiện bất biến cho các nhiễu loạn tìm được 37
    ĐIỀU KHIỂN BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC GIẢM ÁP
    Chương 3
    KIỂU QUADRATIC

    6
    3.1 Ý tưởng điều khiển 40
    3.2 Điều khiển trực tiếp 42
    3.3 Điều khiển gián tiếp 44
    Chương 4
    MÔ PHỎNG KIỂM CHỨNG TRÊN NỀN MATLAB &
    48
    SIMULINK
    4.1 Mạch lực bộ biến đổi 49
    4.2 Xây dựng bộ điều khiển 52
    4.2.1 Bộ điều chỉnh dòng điện 52
    4.2.2 Bộ điều chỉnh điện áp 62
    4.2.2.1 Thử nghiệm các thông số hệ thống 65
    4.2.2.2 Thử nghiệm tính điều chỉnh được của hệ thống 73
    KẾT LUẬN 75
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...