Đồ Án Điều khiển tốc độ động cơ một chiều bằng bộ biến đổi xung áp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ

    Đề bài : Điều khiển tốc độ động cơ một chiều bằng bộ biến đổi xung áp

    Lời nói đầu
    Chương 1 : Tổng quan về động cơ một chiều

    1.1. Cấu tạo và đặc tính cơ của động cơ một chiều kích từ độc lập
    1.2. Các chế độ làm việc của động cơ điện một chiều kích từ độc lập
    1.3. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ của động cơ một chiều kích từ độc lập
    * Phương pháp điều chỉnh điện áp phần ứng
    * Phương pháp điều chỉnh từ thông kích từ
    Chương 2 : Tổng quan về bộ biến đổi xung áp
    2.1. Cấu trúc và phân loại bộ biến đổi xung áp
    * Bộ biến đổi xung áp nối tiếp ( xung áp giảm áp )
    * Bộ biến đổi xung áp song song ( xung áp tăng áp )
    * Bộ biến đổi xung áp tăng-giảm áp
    * Lựa chọn bộ biến đổi
    2.2. Phương pháp điều khiển bộ biến đổi xung áp
    * Phương pháp thay đổi độ rộng xung
    * Phương pháp thay đổi tần số băm xung
    * Lựa chọn phương pháp điều khiển
    Chương 3 : Thiết kế mạch điều khiển
    3.1. Sơ đồ mạch động lực
    3.2. Sơ đồ cấu trúc mạch điều khiển
    * Khâu tạo điện áp tam giác
    * Khâu so sánh tạo xung điều khiển van
    * Khâu tạo xung chùm
    * Khâu khuếch đại xung chùm
    * Biến áp xung
    3.3. Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển
    Chương 4 : Mô phỏng mạch điều khiển
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo

    GV hướng dẫn SV thực hiện


    Lời nói đầu

    Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu,điện và các máy điện đóng một vai trò rất quan trọng ,
    không thể thiếu được trong phần lớn các ngành công nghiệp và đời sống sinh hoạt
    của con người. Nó luôn đi trước một bước làm tiền đề nhưng cũng là mũi nhọn
    quyết định sự thành công của cả một hệ thống sản xuất công nghiệp. Không một
    quốc gia nào, một nền sản xuất nào không sử dụng điện và máy điện.
    Do tính ưu việt của hệ thống điện xoay chiều: dễ sản xuất, dễ truyền tải ., cả máy phát và động cơ điện xoay chiều đều có cấu tạo đơn giản và công suất lớn, dễ vận hành . mà máy điện (động cơ điện) xoay chiều ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Tuy nhiên động cơ điện một chiều vẫn giữ một vị trí nhất định như trong công nghiệp giao thông vận tải, và nói chung ở các thiết bị cần điều khiển tốc độ quay liên tục trong phạm vi rộng (như trong máy cán thép, máy công cụ lớn, đầu máy điện .). Mặc dù so với động cơ không đồng bộ để chế tạo động cơ điện một chiều cùng cỡ thì giá thành đắt hơn do sử dụng nhiều kim loại màu hơn, chế tạo bảo quản cổ góp phức tạp hơn . nhưng do những ưu điểm của nó mà máy điện một chiều vẫn không thể thiếu trong nền sản xuất hiện đại.
    Ưu điểm của động cơ điện một chiều là có thể dùng làm động cơ điện hay
    máy phát điện trong những điều kiện làm việc khác nhau. Song ưu điểm lớn nhất
    của động cơ điện một chiều là điều chỉnh tốc độ và khả năng quá tải. Nếu như bản
    thân động cơ không đồng bộ không thể đáp ứng được hoặc nếu đáp ứng được thì
    phải chi phí các thiết bị biến đổi đi kèm (như bộ biến tần ) rất đắt tiền thì động cơ điện một chiều không những có thể điều chỉnh rộng và chính xác mà cấu trúc mạch lực, mạch điều khiển đơn giản hơn đồng thời lại đạt chất lượng cao.
    Ngày nay hiệu suất của động cơ điện một chiều công suất nhỏ khoảng 75% ư85%, ở động cơ điện công suất trung bình và lớn khoảng 85% ư 94% .Công suấtlớn nhất của động cơ điện một chiều vào khoảng 100000kw điện áp vào khoảngvài trăm cho đến 1000v. Hướng phát triển là cải tiến tính nâng vật liệu, nâng cao chỉ tiêu kinh tế của động cơ và chế tạo những máy công suất lớn hơn đó là cả một vấn đề rộng lớn và phức tạp vì vậy với vốn kiến thức còn hạn hẹp của mình trongphạm vi đề tài này em không thể đề cập nhiều vấn đề lớn mà chỉ đề cập tới vấn đề thiết kế bộ băm xung một chiều để điều chỉnh tốc độ có đảo chiều của động cơ một chiều kích từ độc lập theo nguyên tắc đối xứng . Đây là một trong những phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện nay để điều chỉnh động cơ điện một chiều kích từ độc lập với yêu cầu đảo chiều quay động cơ theo phương pháp đối xứng .Đây là một phương pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao và được sử dụng rộng rãi bởi những tính năng và đặc điểm nổi bật
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...