Đồ Án Điều khiển thiết bị và báo trộm - cháy qua mạng điện thoại

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: DẪN NHẬP
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Với sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học Kĩ thuật trong những thập niên gần đây,
    ngành Bưu chính Viễn thông đã tạo ra bước ngoặc quan trọng trong lĩnh vực thông tin
    để đáp ứng nhu cầu của con người. Hiện nay, hệ thống thông tin qua mạng điện thoại đã
    được toàn cầu hóa, trở nên gần gũi và quen thuộc với con người. Nhờ hệ thống thông
    tin này mà con người đã không bị hạn chế về khoảng cách liên lạc. Trong lĩnh vực
    thông tin đã đáp ứng được nhu cầu cần thông tin của con người. Vậy trong lĩnh vực
    điều khiển tự động thì sao? Con người còn bị hạn chế rất nhiều về khoảng cách trong
    lĩnh vực này.
    Thật vậy, trong việc điều khiển có nhiều cách như : điều khiển bằng tia hồng ngoại,
    điều khiển bằng vô tuyến nhưng các cách ấy đều phụ thuộc vào khoảng cách, chỉ có
    tác dụng trong phạm vi điều khiển gần mà thôi!
    Với sự phát triển của KHKT, với mức độ nhu cầu của con người ngày càng cao,
    đòi hỏi con người phải điều khiển được 1 thiết bị điện nào đó mà không bị hạn chế về
    khoảng cách điều khiển.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tế nói trên, dưa trên cơ sở kiến thức đã được học tập và
    kế thừa thành quả của các anh chị sinh viên khóa trước thực hiện, nay nhóm lựa chọn
    để nghiên cứu học hỏi và hoàn thiện thêm, nên nhóm sinh viên xin chọn đề tài: "Điều
    khiển thiết bị và báo trộm - cháy qua mạng điện thoại", để dùng ngay chính đường
    truyền có sẵn của mạng thông tin qua điện thoại để điều khiển.
    1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
    NƯỚC
    Đề tài này đã được các anh chị khóa trước nghiên cứu và thiết kế rất có khả thi
    như:
     "Thiết kế mạch điều khiển xa bằng điện thoại" dùng IC số của Đinh Hoàng Trí -
    Nguyễn Đại Thắng (94TCKĐĐ). Nguyễn Hoàng Lâm, Nguyễn Quang Nhật
     "Điều khiển thiết bị điện từ xa bằng điện thoại" dùng vi điều khiển của Phạm
    Minh Huy - Võ Đình Vĩnh Định (6A95KĐĐ). ĐH SPKT TPHCM
     “Điều khiển thiết bị qua đường dây điện thoại” dùng vi điều khiển của Diệp
    Trung Thịnh (khóa 2000 - 2005). ĐH Bách Khoa TPHCM
     “Thiết kế và thi công mô hình điều khiển thiết bị qua mạng điện thoại”, dùng vi
     “Điều khiển thiết bị từ xa qua mạng điện thoại”, dùng vi điều khiển của Đồng Tử
    Thiên Tài – Hứa quang Thạch (khóa 2001- 2006). ĐH SPKT TPHCM
    Nội dung chính của các công trình nhằm nghiên cứu, thiết kế và thi công để điều
    khiển thiết bị qua điện thoại.
     Ưu điểm:
    Các đề tài nghiên cứu mang tính kế thừa nhau nên các tính năng ngày càng hoàn
    thiện hơn như: số lượng điều khiển thiết bị tăng, phản hồi trạng thái thiết bị bằng tiếng
    nói, ngoài điền khiển qua điện thoại còn có thể điều khiển bằng bàn phím trên board.
    Các đề tài sau đã thực hiện tốt được hướng phát triển của các đề tài trước đó.
     Nhược điểm:
    Chưa thực hiện hết hướng phát triển của đề tài như: tính bảo mật, xử lí khi có xử
    cố (báo trộm, báo cháy)và tự động trả lời điện thoại.
    Vấn đề hiển thị trên board chưa có nên gây khó khăn cho người sử dụng.
     Tóm lại:
    Các công trình trên có tính thực tiễn cao, được trình bày rất đầy đủ và chi tiết . Có
    tính toán định lượng các thông số rõ ràng. Đề tài này đã chứng tỏ sự nổ lực và mạnh
    dạn của tác giả và đặc biệt là sự kiên trì, làm việc nghiêm túc, tích cực, sáng tạo đúng
    phong cách của một kỹ sư.
    Tuy đây là đề tài đã được thực hiện nhiều nhưng với tình hình trong nước thì đề tài
    chỉ nghiên cứu và thực hiện hơn 10 năm qua, nhưng ứng dụng vào thực tiễn thì chỉ vài
    năm gần đây nên còn hạn chế chưa rộng rãi. Còn ngoài nước thì được ứng dụng thực tế
    đã từ lâu nên rất rộng rãi với những tính năng ngày càng phong phú, đa dạng và tính
    bảo mật rất cao.
    1.3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Do điều kiện thời gian có hạn, kinh phí có hạn, năng lực có hạn, nên trong phạm vi
    của đề tài này nhóm sinh viên chỉ trình bày nội dung như sau :
     Dùng vi xử lí 8952 làm hệ thống điều khiển trung tâm.
     Hệ thống điều khiển không chỉ thực hiện chức năng điều khiển thiết bị mà còn
    báo động đề phòng sự cố như: báo trộm, báo cháy .
     Hệ thống có tính bảo mật cao: ngưng kết nối khi nhập sai password.
     Sử dụng tiếng nói để báo trạng thái của thiết bị.
     Chỉ nghiên cứu nguyên lí làm việc của hệ thống tổng đài - máy điện thoại để làm
    dữ liệu cho việc thiết kế mà không nghiên cứu sâu về cấu tạo cũng như cách thức
    hoạt động bên trong của tổng đài và máy điện thoại.
     Chỉ điều khiển hệ thống bằng điện thoại hữu tuyến.
     Điều khiển được tối đa 4 thiết bị điện.
     Điều khiển tại chỗ bằng remote
    1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    Đảm bảo được những tính năng cơ bản nhất của đề tài như :
     Điều khiển 4 thiết bị.
     Sử dụng tiếng nói để báo trạng thái.
    Đề tài còn có thể thực hiện thêm những tính năng sau:
     Tự động gọi điện thoại khi có sự cố tới 1 số điện thoại cài trước
     Tính bảo mật khi nhập password sai quá số lần qui định
    1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
     Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu: Chủ yếu là các tài liệu có kiến thức liên
    hệ đến kỹ thuật số, kỹ thuật điện tử, ngoại vi và vi xử lý.
     phân tích công trình liên hệ.
     Phương pháp thực nghiệm: Kết nối phần cứng(board) giao tiếp với đường truyền
    của điện thoại để biết được cách hoạt động cụ thể của các IC chuyên dụng
    :MT8888, ISD2560 kết nối phần cứng vi xử lí, các ngoại vi trên testboard.
    1.6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
     Điều khiển 4 thiết bị.
     Sử dụng tiếng nói để báo trạng thái.
     Tự động gọi điện thoại khi có sự cố.
     Khi nhập password sai quá số lần qui định thì hệ thống sẽ tự ngắt nhưng khi có
    sự cố vẫn quay số gọi được
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...