Đồ Án Điều khiển mờ máy điều hòa không khí

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 28/11/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Điều khiển mờ máy điều hòa không khí
    Định dạng file word



    LỜI NÓI ĐẦU

    Sự phát triển kinh tế củamỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tựđộng hoá các quá trình sản xuất. Với vai trò là mũi nhọn của kỹ thuật hiện đại,lĩnh vực tự động hoá đang phát triển với tốc độ ngày càng cao. Những thành tựucủa lý thuyết Điều khiển tự động, Tin học công nghiệp, Điện tử công suất, Kỹthuật đo lường đã và đang được triển khai trên quy mô rộng lớn, tạo nênnhững thiết bị và dây chuyền công nghiệp sản xuất tự động với năng suất cao vàchất lượng tốt. Trong quá trình sản xuất, việc tự động hoá một dây chuyền sảnxuất đóng vai trò rất quan trọng. Nó là cầu nối giữa các hạng mục sản xuất,giữa các phân xưởng trong nhà máy, giữa các máy công tác trong một dây chuyền.Việc điều khiển hoạt động của các dây chuyền hiện đại, tiên tiến cũng ngày càngđa dạng và phức tạp.
    Để làm quen với đó trongmôn học Tổng hợp hệ điện cơ chúng emđã được giao nhiệm vụ thực hiện đồ án“điều khiển mờ máy điều hòa không khí”. Đây là một trong những thành tựu màkhoa học kỹ thuật đã đạt được nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa vàhiện đại hóa đất nước, đưa kĩ thuật điều khiển lên một tầng phát triển cao hơn.



    Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
    ĐIỀU KHIỂN MỜ

    Khái niệm về logic mờ được giáo sư L.A Zadeh đưa ra lần đầu tiên năm 1965, tại trường Đại học Berkeley, bang California - Mỹ. Từ đó lý thuyết mờ đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi.
    Năm 1970 tại trường Mary Queen, London – Anh, Ebrahim Mamdani đã dùng logic mờ để điều khiển một máy hơi nước mà ông không thể điều khiển được bằng kỹ thuật cổ điển. Tại Đức Hann Zimmermann đã dùng logic mờ cho các hệ ra quyết định. Tại Nhật logic mờ được ứng dụng vào nhà máy xử lý nước của Fuji Electronic vào 1983, hệ thống xe điện ngầm của Hitachi vào 1987.
    Lý thuyết mờ ra đời ở Mỹ, ứng dụng đầu tiên ở Anh nhưng phát triển mạnh mẽ nhất là ở Nhật. Trong lĩnh vực Tự động hoá logic mờ ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Nó thực sự hữu dụng với các đối tượng phức tạp mà ta chưa biết rõ hàm truyền, logic mờ có thể giải quyết các vấn đề mà điều khiển kinh điển không làm được.

    1.1. Khái niệm cơ bản
    Để hiểu rõ khái niệm “MỜ” là gì ta hãy thực hiện phép so sánh sau :
    Trong toán học phổ thông ta đã học khá nhiều về tập hợp, ví dụ như tập các số thực R, tập các số nguyên tố P={2,3,5, .} Những tập hợp như vậy được gọi là tập hợp kinh điển hay tập rõ, tính “RÕ” ở đây được hiểu là với một tập xác định S chứa n phần tử thì ứng với phần tử x ta xác định được một giá trị y=S(x).
    Giờ ta xét phát biểu thông thường về tốc độ một chiếc xe môtô : chậm, trung bình, hơi nhanh, rất nhanh. Phát biểu “CHẬM” ở đây không được chỉ rõ là bao nhiêu km/h, như vậy từ “CHẬM” có miền giá trị là một khoảng nào đó, ví dụ 5km/h – 20km/h chẳng hạn. Tập hợp L={chậm, trung bình, hơi nhanh, rất nhanh} như vậy được gọi là một tập các biến ngôn ngữ. Với mỗi thành phần ngôn ngữ x[SUB]k[/SUB] của phát biểu trên nếu nó nhận được một khả năng m(x[SUB]k[/SUB]) thì tập hợp F gồm các cặp (x, m(x[SUB]k[/SUB])) được gọi là tập mờ.

    1.1.1. Định nghĩa tập mờ
    Tập mờ F xác định trên tập kinh điển B là một tập mà mỗi phần tử của nó là một cặp giá trị (x,m[SUB]F[/SUB](x)), với xÎ X và m[SUB]F[/SUB](x) là một ánh xạ :
    m[SUB]F[/SUB](x) : B ® [0 1]
    trong đó : m[SUB]F[/SUB] gọi là hàm thuộc , B gọi là tập nền.

    1.1.2. Các thuật ngữ trong logic mờ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...