Luận Văn điều hành chính sách tỷ giá nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô ở việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ngoại Thương
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC

    Phần mở đầu 1

    Tổng quan về tình hình nghiên cứu 4

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ TRONG VIỆC ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ . 7

    1.1. Một số lý luận về tỷ giá, chính sách tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô . 7

    1.1.1. Một số lý luận về tỷ giá và chính sách tỷ giá 7

    1.1.2. Một số lý luận về ổn định kinh tế vĩ mô 14

    1.2. Chính sách tỷ giá trong việc ổn định kinh tế vĩ mô . 21

    1.2.1. Tác động của tỷ giá đối với lạm phát 21

    1.2.2. Tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại . 24

    1.3. Kinh nghiệm quốc tế về điều hành tỷ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô 28

    1.3.1. Thực tiễn của Trung Quốc 28

    1.3.2. Thực tiễn của Hàn Quốc . 29

    1.3.3. Thực tiễn của Thái Lan . 30

    1.3.4. Bài học kinh nghiệm từ các nước trên 30

    Chương 2: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ ĐỒNG VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ 34

    2.1. Thực trạng và kết quả điều hành tỷ giá VND gắn với ổn định kinh tế vĩ mô 34

    2.1.1. Tổng quan về tình hình ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2000 - 2012 34

    2.1.2. Tổng quan về diễn biến của tỷ giá trong giai đoạn 2000 - 2012 40

    2.1.3. Đánh giá những kết quả và hạn chế của chính sách tỷ giá đến ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian qua . 47
    2.2. Phân tích định lượng về tác động của chính sách tỷ giá tới ổn định kinh tế vĩ mô 50

    2.2.1. Tổng quan về mô hình tự hồi quy véc tơ 50

    2.2.2. Xây dựng mô hình tự hồi quy véc tơ 51

    2.2.3. Kết quả của mô hình . 55

    Chương 3: VIỄN CẢNH KINH TẾ VÀ CÁC KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ NHẰM MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ 62

    3.1. Viễn cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam 62

    3.1.1. Viễn cảnh kinh tế thế giới 62

    3.1.2. Viễn cảnh kinh tế Việt Nam 64

    3.2. Các kiến nghị về giải pháp điều hành chính sách tỷ giá . 68

    3.2.1. Tính cấp thiết của việc sử dụng chính sách tỷ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô tại
    Việt Nam 68

    3.2.2. Các giải pháp về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 70

    3.2.3. Các giải pháp đồng bộ khác . 74

    Kết luận 77

    Danh mục tài liệu tham khảo . 79

    Phụ lục 1: Cách tính tỷ giá NEER và tỷ giá REER 82

    Phụ lục 2: Học thuyết ngang giá sức mua 84

    Phụ lục 3: Dẫn giải điều kiện Marshall-Lerner 86

    Phụ lục 4: Điều kiện phá giá thành công và hiệu ứng tuyến J . 87
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

    Tại Việt Nam, vấn đề tỷ giá là rất nóng hổi trong suốt một thời gian dài, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện này. Điển hình là trong bốn tháng đầu năm 2013 đã xảy ra hai lần sốt tỷ giá, chứng tỏ tỷ giá là mối quan tâm rất lớn của toàn xã hội. Có thể nói tỷ giá được quan tâm nhiều như vậy vì đây là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng cần được xem xét kĩ càng trong điều hành kinh tế nhằm hướng tới nhiều mục tiêu như duy trì ổn định giá cả (lạm phát thấp), thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, ổn định thị trường tài chính và cân bằng cán cân thương mại. Việc xác định mục tiêu ưu tiên và tiến hành sử dụng những công cụ chính sách tỷ giá phù hợp và kịp thời có vai trò quyết định nhằm đạt được những mục tiêu trên.

    Việc điều hành tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều vấn đề với những chính sách được đưa ra mang nhiều tính chất hành chính, chưa tuân theo quy luật cung cầu của thị trường và phản ứng chậm so với biến động của thị trường. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách tỷ giá cần nắm rõ cơ chế tác động của chính sách tỷ giá tới các biến số kinh tế vĩ mô khác để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành tỷ giá, để vừa có thể ổn định giá cả và duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý. Đặc biệt trong đó, vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu mà bất cứ quốc gia nào cũng cần hướng tới trong giai đoạn phục hồi kinh tế hiện nay và trong giai đoạn phát triển sau này. Thực tế đã chứng minh với bài học của chính Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 về sai lầm trong việc đặt nặng trọng tâm vào tăng trưởng cao. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng cao nhưng không ổn định và thiếu tính bền vững của Việt Nam đã để lại hậu quả còn lớn hơn nhiều những gì nó mang lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái. Vì vậy không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia đang phát triển khác đã từ bỏ mục tiêu tăng trưởng cao sang mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững. Nhưng bản thân ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là bài toán khó và chưa có lời giải đáp hoàn chỉnh phù hợp cho từng quốc gia, vì để giải quyết vấn đề này phải cân nhắc đến nhiều yếu tố, trong đó có chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thương mại và không thể không nói tới chính sách tỷ giá. Trong điều kiện Việt Nam đã hội nhập tương đối sâu với thế giới, tác động của yếu tố tỷ giá đối với vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô ngày càng cần có một nghiên cứu toàn diện.

    Xuất phát từ yêu cầu trên, người viết đã lựa chọn đề tài: “Điều hành chính sách tỷ giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam”.


    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Với đề tài này, người viết đi sâu vào nghiên cứu tác động của tỷ giá tới ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là thông qua tác động trung gian của tỷ giá đối với lạm phát và cán cân thương mại. Thực hiện các nghiên cứu, người viết hướng đề tài tới xử lý những vấn đề sau:

    ã Về khía cạnh lý luận

    - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản liên quan đến tỷ giá và chính sách tỷ giá;

    - Hệ thống hóa và phân tích các quan điểm của các trường phái kinh tế về tác
    động của chính sách tỷ giá tới vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô;

    ã Về khía cạnh thực tiễn

    - Phân tích kinh nghiệm thực tiễn điều hành tỷ giá trên của một số nước có điểm tương đồng với Việt Nam, từ đó rút ra cả bài học thành công cũng như bài học thất bại cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả điều hành tỷ giá.

    - Đánh giá toàn diện thực trạng điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến hết năm 2012 đặt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của đất nước;

    - Đánh giá hiệu quả điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua xây dựng mô hình kinh tế lượng và qua đó đánh giá tác động của chính sách tỷ giá tới ổn định kinh tế vĩ mô;

    - Xây dựng các kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả trong điều hành tỷ giá tại
    Việt Nam hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô.

    3. Phương pháp nghiên cứu


    Người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch và quy nạp để xử lý số liệu. Ngoài phương pháp định lượng truyền thống, người viết đã sử dụng mô hình kinh tế lượng tự hồi quy vector để đánh giá tác động của chính sách tỷ giá tới lạm phát và cán cân thương mại của Việt Nam. Sử dụng kinh tế lượng là phương pháp nghiên cứu tiên tiến trên thế giới, trong đó, mô hình véc tơ tự hồi quy là mô hình đặc biệt thích hợp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các biến có mối tương tác qua lại với nhau. Mô hình này cũng được coi là tốt nhất hiện nay cho việc áp dụng vào số liệu dạng chuỗi thời gian do khắc phục được vấn đề tự tương quan giữa các biến nên rất phù hợp với đề tài về tỷ giá.


    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm cơ sở lý luận về điều hành tỷ giá và kinh nghiệm quốc tế trong việc điều hành tỷ giá; thực trạng điều hành tỷ giá của Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong công tác điều hành tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 và những tháng đầu năm 2013.

    5. Kết cấu của công trình nghiên cứu

    Công trình nghiên cứu gồm 80 trang, 23 bảng và biểu đồ cùng 4 phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài được kết cấu thành ba chương như sau:

    - Chương 1: Cơ sở lý luận về tỷ giá và chính sách tỷ giá trong việc ổn định kinh tế vĩ mô

    - Chương 2: Thực trạng điều hành tỷ giá đồng Việt Nam nhằm ổn định kinh tế vĩ mô

    - Chương 3: Viễn cảnh kinh tế và các kiến nghị về giải pháp điều hành tỷ giá nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
     

    Các file đính kèm:

    • 14.doc
      Kích thước:
      3.3 MB
      Xem:
      4
    • 14.pdf
      Kích thước:
      2.8 MB
      Xem:
      0
Đang tải...