Đồ Án Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt N

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Đề tài luận án: Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam.
    Thực hiện: 08.2012

    Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng
    Mã số: 62.31.12.01
    Nghiên cứu sinh: Khuất Duy Tuấn
    Người hướng dẫn: 1. GS.TS Nguyễn Văn Nam 2. TS Nguyễn Danh Lương

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    Nghiên cứu điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển đổi, luận án đã chỉ ra ba đặc điểm bổ sung trong việc điều hành chính sách tiền tệ đối với một nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, liên quan đến
    (i) năng lực và vị trí của ngân hàng trung ương;
    (ii) Các công cụ của chính sách tiền tệ và
    (iii) Hệ thống các tổ chức tín dụng nơi chuyển tải chính sách tiền tệ.
    Luận án đã phân tích và đưa ra phương pháp tiếp cận lấy lạm phát làm mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tìm ra ngưỡng lạm phát hợp lý với điều kiện nền kinh tế Việt Nam và các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi tương tự như Việt Nam.
    Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:
    Luận án đã khẳng định lạm phát ở Việt Nam thời gian qua bắt nguồn từ 3 nguyên nhân đó là: lạm phát do cầu kéo; lạm phát do chi phí đẩy và lạm phát do tiền tệ. Song lạm phát do tiền tệ vẫn là nguyên nhân cơ bản.
    Luận án đưa ra quan điểm điều hành chính sách tiền tệ không thể thực hiện đa mục tiêu mà phải thực hiện kiên định lấy kiểm soát lạm phát làm mục tiêu tiêu cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ.
    Luận án đề xuất phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm giúp kinh tế Việt Nam đạt được mức độ lạm phát hợp lý và tăng trưởng cao không chỉ về mặt con số mà còn cả về chất lượng.
    Luận án cho rằng trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát thì phương pháp tiếp cận lấy lạm phát làm mục tiêu trong điều hành chính sách tiền tệ là hiệu quả đối với nền kinh tế Việt Nam. Phương pháp tiếp cận mới này sẽ phá vỡ cơ chế điều hành chính sách tiền tệ truyền thống hiện nay, vì khi lấy tỷ lệ lạm phát làm mục tiêu duy nhất và trực tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ thì các công cụ điều hành chính sách tiền tệ đều phải tập trung và hướng vào mục tiêu duy nhất đó. Trên cơ sở tìm ra ngưỡng lạm phát hợp lý cho Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể điều hành chính sách tiền tệ trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, trong đó những điểm bao gồm:
    (i) Đối với chính sách lãi suất nên chọn lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng làm mục tiêu điều hành;
    (ii) đối với chính sách tỷ giá dựa trên cung cầu thị trường có sự điều tiết của nhà nước;
    (iii) giải pháp hoàn thiện công cụ dự trữ bắt buộc, mở rộng cơ sở tính dự trữ bắt buộc,điều chỉnh kỳ tính dự trữ bắt buộc và kỳ duy trì dự trữ bắt buộc, trả lãi suất hợp lý cho tiền gửi dự trữ bắt buộc .;
    (iv) phối hợp nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ;
    (v) Nâng cao chất lượng dự báo diễn biến tiền tệ và một số các giải pháp bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...