Tiểu Luận Điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam từ năm 2007 đến nay và vấn đề đặt ra

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI THẢO LUẬN
    MÔN: TIỀN TỆ NGÂN HÀNG
    Đề tài:
    ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

    LỜI MỞ ĐẦU
    Từ tháng 11/ 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO.Những lợi thế về thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp, thị trường tiêu thụ sản phầm và động lực cạnh tranh quốc tế cũng như hoàn thiện các yêu cầu của lộ trình thị trường hóa nền kinh tế trong khuôn khổ WTO đã tạo nên mức tăng trưởng kinh tế vượt trội năm 2007.Kèm theo những lợi thế, những bất lợi của quá trình toàn cầu hóa đối với kinh tế Việt Nam đã ngày càng bộc lộ.Là một nên kinh tế nhỏ phụ thuộc vào nông nghiệp và gia công chế biến, hiệu quả đầu tư thấp, trình độ lực lượng lao động ở mọi cấp độ có khoảng cách xa so với yêu cầu của thị trường lao động quốc tế , khả năng tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế của Việt Nam là hết sức hạn chế.Hệ thống quản lý vĩ mô chưa đủ năng lực xử lý các mối quan hệ vĩ mô khi phải đối mặt với dòng vốn nước ngoài và những ảnh hưởng của thị trường quốc tế tới những cân bằng nội, thiếu khả năng đưa ra các chính sách dài hạn dựa trên cơ sở phân tích và dự báo môi trường vĩ mô.Mức độ và tính sẵn sàng phối hợp giữa các cơ quan làm chính sách rất thấp.Vì thế các chính sách thường là giải quyết tình thế không đủ sức đối phó với những diễn biến rất nhanh chóng và thậm chí ngược chiều của thị trường tài chính.
    Mặc dù đã có bước tiến dài trong điều hành chính sách tiền tệ nếu nhìn từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay nhưng những nền tảng cốt lõi để Ngân hàng nhà nước thực sự đóng vai trò là Ngân hàng trung ương có quyền lực điều tiết tiền tệ của nền kinh tế chưa được thiết lập đầy đủ:Mức độ độc lập, khả năng phân tích dự báo và tầm thiết lập các chính sách dài hạn trên cơ sở một hệ thống công cụ và mục tiêu được phân tích và lựa chọn có căn cứ.Điều này thể hiện rất rõ qua các phản ứng chậm và ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước đối phó với các tình trạng giảm phát (từ 2004 – 2006) và lạm phát kèm theo dấu hiệu của suy thoái kinh tế mang tính toàn cầu (từ cuối năm 2007)
    Trong thời gian tới, Ngân hàng nhà nước cần phải có một vị trí độc lập và được tạo điều kiện để thể hiện quyền lực điều tiết tiền tệ mà không có sự can thiệp quá sâu của Chính phủ.Trước mắt, Ngân hàng nhà nước cần có chiến lược hoàn thiện hệ thống các tổ chức tin dụng – kênh chuyển tải chủ yếu của những tác động của chính sách tiền tệ.


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 2
    I.Cơ sở lý luận. 2
    1.Cơ sở của chính sách tiền tệ. 2
    2.Công cụ của chính sách tiền tệ. 3
    2.1 Công cụ tái cấp vốn. 3
    2.2 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 3
    2.3 Nghiệp vụ thị trường mở. 3
    2.4 Lãi suất tín dụng. 3
    2.5 Hạn mức tín dụng. 4
    2.6 Tỷ giá hối đoái 4
    II.Thực trạng. 4
    1. Điều hành chính sách tiền tệ năm 2007. 4
    2. Diễn biến của chính sách tiền tệ năm 2008. 8
    3.Điều hành chính sách tiền tệ năm 2009. 11
    4.Điều hành chính sách tiền tệ năm 2010. 15
    III.Những vấn đề đặt ra trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2010. 21
    1.Đối với công cụ lãi suất 21
    2.Đối với công cụ tỷ giá. 23
    3.Thâm hụt cán cân thanh toán. 25
    4.Tính thanh khoản. 26
    5.Nguy cơ nợ xấu của Ngân hàng thương mại 27
    6.Nguy cơ lạm phát 28
    7.Đạo đức của cán bộ ngân hàng. 28
    IV.Một số giải pháp: 29
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...