Sách Diều gió

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bích Ðàm tháng tám, người đông như kiến cỏ khắp mọi nơi: trên cầu treo, trên mặt hồ, trên thuyền, trong quán trà, đâu đâu cũng thấy người. Còn những dòng người mới lại ùa đến như nước.
    Tôi ngồi bên hồ nhét hết tóc vào trong mũ bơi. Mặt trời buổi chiều khiến đầu óc tôi choáng váng. Mặt nước hồ xanh thẳm đang vỗ đập như mời chào tôi. Duy Khiết cứ dậm chân ngay bên cạnh tôi, cổ vươn dài ngó nghiêng chung quanh, mỗm làu bàu oán thán không ngớt.
    – Anh trai chết tiệt này, hẹn rồi mà không đúng giờ, chẳng thể tin tưởng chút nào, để xem sau này em còn giúp đỡ anh nữa không?
    Tôi nhìn Duy Khiết. Mỗi cô ấy bĩu rõ to, bím tóc tết đằng sau cứ lắc qua lắc lại, nghe những lời trách móc của cô khiến tôi vừa buồn cười vừa bực mình. Chẳng trách nào chiều nay cô ấy lao vào nhà tôi như một trận cuồng phong, cứ nằng nặc đòi tôi đến Bích Ðàm bơi, hoá ra là anh trai cô ấy đang làm trò! Nhưng đã đến đây rồi thì đành vậy, tôi cũng phải vui chơi cho thoả thích!
    Hè này đây là lần đầu tiên tôi đi bơi.
    – Này, cậu đi mà đợi anh trai cậu, mình đi bơi đây! – Tôi nói rồi đứng dậy đi về phía hồ nước.
    – Ấy, đừng có vội thế, anh ấy đã đến rồi. Mình đã thấy rồi! Này này, gà gô, đừng có chạy đấy!
    Thật đáng chết! Cô ấy lại gọi tên huý của mình trước bàn dân thiên hạ như thế này. Chuyện là vì lúc còn nhỏ tôi thích bắt chước tiếng cục cục, cho nên cha tôi gọi đùa tôi là gà gô. Tên của tôi rất hay thế mà chẳng ai thèm gọi. Cho đến lúc lớn mới đổi cách gọi. Nhưng đến bây giờ cha vẫn thường gọi tôi vài tiếng gà gô. Chẳng biết tại sao Duy Khiết nghe thấy bèn gọi gà gô loạn cả lên. Tôi trợn mắt lên, hất tay nói:
    – Anh ấy đến thì mặc kệ anh ấy, có liên quan gì tới mình đâu? – Tôi nói xong rồi ngụp xuống nước. Nước hồ mát lạnh khiến tôi thấy sảng khoái. Tôi ngụp cả đầu xuống nước và bơi ra chỗ sâu. Tôi đổi kiểu bơi ngửa, nằm trên mặt nước. Ánh nắng chiếu vào mắt tôi, nhưng rất ấm áp và dễ chịu. Tôi nhắm mắt lại, cố tận hưởng ánh mặt trời huy hoàng, làn nước hồ mát mẻ và thế giới tươi đẹp.
    “Tõm” một tiếng, có cái gì rơi ngay bên cạnh tôi làm nước bắn hết lên mặt. Tôi lật người nhìn. Ðó là miếng vỏ bưởi. Tôi ngẩng đầu lên nhìn thì thấy Duy Khiết đang vẫy tay với tôi. Và vẫn tiếp tục ném vỏ bưởi. Tôi bơi tới, lặn về phía bờ, sau đó bỗng ngoi lên. Duy Khiết vẫn đang tìm tung tích của tôi trên mặt nước, tay cầm một miếng vỏ bưởi không biết phải ném về hướng nào, mồm chửi bới lung tung:
    – Cái con nha đầu đáng chết! Cái con nha đầu đáng ghét, đáng xuống địa ngục này!
    Tôi leo lên bờ. Duy Khiết giật thót mình và tôi không nhịn được cười. Duy Khiết cũng sững người trong tích tắc và cùng cười theo. Bên cạnh Duy , tôi thấy có hai thanh niên, một người là anh trai của Duy Khiết – Duy Ðức, một người còn lại tôi không quen. Cười xong Duy Ðức đi tới, gật đầu với tôi rất lịch sự, cứ như thể một nhà giáo cấp một vậy. Tôi cũng buồn cười nhưng kìm nén lại được. Anh chỉ người con trai bên cạnh và nói với tôi:
    – Ðây là bạn học của anh, Nhậm Trác Văn, vừa mới gặp trên cầu – Rồi anh quay sang Trác Văn nói – Ðây là bạn học của em gái mình tên là Giang Tú Di! – Tôi nhìn Nhậm Trác Văn. Anh ấy với dáng người cao, vai rộng, đôi mắt sáng như đang vẻ đăm chiêu suy nghĩ cứ như là một triết gia vậy. Chỉ nhìn thoáng qua, khuôn mắt này với tôi hình như đã quen ở đâu rồi. Tôi không khỏi nhìn kỹ anh, cho đến khi phát hiện anh nhìn tôi không chớp mắt tôi mới vội vàng quay đi, trong lòng chửi thầm một câu – “xúi quẩy!”. Hơn nữa bộ dạng ướt lướt thướt trong bộ đồi bơi của tôi như thế này mà gặp người lạ tôi cảm thấy không được tự nhiên. Tôi quấn chặt chiếc khăn bông vào người hỏi:
    – Hai anh cũng đến đây bơi sao?
    – À. – Duy Ðức lắp bắp. – Anh nghĩ mời em Giang và xá muội của anh đến quán trà uống nước mát!
    “Em Giang và xá muội” ăn nói mới hay làm sao cứ như đang trên sân khấu vậy. Ðồng thời khuôn mặt đỏ bừng lên của anh ta khiến tôi không hứng thú. Tôi lấy làm lạ tại sao người thoải mái như Duy Khiết lại có một ông anh trai gò bó đến như vậy. Tôi lắc đầu nói:
    – Em không khát, em thà đi bơi còn hơn! – Tôi quay đầu nói với Nhậm Trác Văn:
    – Anh có đi bơi không?
    – Không! – Anh lắc đầu và cười. – Anh không biết bơi.
    Không biết bơi thật kếm cỏi! Ðặt biệt lại là một anh chàng có vóc dáng như vậy! Tôi dướn mày định quay ra hồ nhưng Duy Khiết đã chặn tôi lại:
    – Ðừng có bỏ chạy, gà gồ! Mình đề nghị mọi người đi bơi thuyền!
    Tôi trợn mắt lên với Duy Khiết, trong lòng nghĩ: Cũng được. “Gà gồ”, cái tên này cũng không đến nỗi tầm thường lắm, nếu không cứ để mặc cho cô ấy gọi lung tung như vậy thì còn ra cái gì. Trác Văn đang ngây người nhìn mấy đứa trẻ nghịch nước. Nghe thấy giọng của Duy Khiết thì đột ngột quay lại, nhìn tôi chằm chằm, sau đó lại nhìn Duy Khiết, cười ngượng ngùng:
    – Bơi thuyền anh cũng không biết!


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...