Sách Điều dưỡng ngoại 1

Thảo luận trong 'Sách Sức Khỏe' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chuyên ngành:Cử nhân điều dưỡng

    Tác giả: PGS.TS.BS. Nguyễn Tẫn Cường

    Sơ lược: Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành chương trình khung đào tạo Cử nhân điều dưỡng. Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học các môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế.

    Sách ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI 1 được biên soạn dựa vào chương trình giáo dục của Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Sách được PGS.TS. Nguyễn Tấn Cường (Chủ biên), ThS. Trần Thị Thuận, CN. Nguyễn Thị Ngọc Sương biên soạn theo phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam.

    Sách ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI 1 đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách và tài liệu dạy – học chuyên ngành Cử nhân điều dưỡng của Bộ Y tế thẩm định năm 2007. Bộ Y tế quyết định ban hành tài liệu dạy – học đạt chuẩn chuyên môn của ngành trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách phải được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật.

    Bộ Y tế chân thành cảm ơn các tác giả và Hội đồng chuyên môn thẩm định đã giúp hoàn thành cuốn sách; cảm ơn GS.TS. Đỗ Đức Vân, PGS.TS. Võ Tấn Sơn đã đọc và phản biện để cuốn sách sớm hoàn thành, kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế.

    Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn.


    VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ


    LỜI NÓI ĐẦU



    Y học là một lĩnh vực không ngừng biến đổi, trong đó ngoại khoa cũng không phải là một ngoại lệ. Trong gần hai thập niên vừa qua, thế giới đã chứng kiến sự biến đổi sâu sắc trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị bệnh tật. Sự biến đổi này đã kéo theo một loạt điều chỉnh về quan điểm điều trị và chăm sóc, trong đó có thay đổi về lĩnh vực đào tạo y khoa. Điều dưỡng là một thành phần quan trọng trong nhóm phẫu thuật, tham gia vào quá trình tiếp nhận, điều trị, chăm sóc và theo dõi người bệnh, do đó việc cập nhật kiến thức cũng là một đòi hỏi cấp thiết.


    Tại nước ta, điều dưỡng vẫn được xem là một ngành phụ thuộc vào ngành bác sĩ, có rất ít sách giáo khoa chuyên ngành, nhất là về chuyên ngành ngoại khoa. Ngày nay, số lượng cử nhân điều dưỡng được đào tạo ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có một tài liệu giảng dạy tương xứng để tăng chất lượng đào tạo. Chúng tôi biên soạn cuốn sách Điều dưỡng ngoại 1 nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy Cử nhân Điều dưỡng.


    Cuốn sách này được biên soạn dựa theo chương trình Điều dưỡng ngoại của Bộ Y tế, theo Quyết định số 12/2001/QĐ–BGD&ĐT ngày 26–04–2001. Giáo trình được viết dựa trên kinh nghiệm giảng dạy lâm sàng, cập nhật dần qua tham khảo các tài liệu trong nước và sách giáo khoa nước ngoài dành cho điều dưỡng ngoại khoa. Sách được trình bày theo từng lĩnh vực chuyên khoa, mỗi bài giảng có tóm lược về giải phẫu, sinh lý; có sơ đồ, hình vẽ hoặc ảnh minh hoạ giúp học viên dễ nắm bắt các kiến thức cần thiết.


    Giáo trình gồm 7 chương, 51 bài giảng trình bày về chăm sóc ngoại khoa cơ bản, tiêu hoá, tiết niệu, tuần hoàn, thần kinh, chỉnh hình và kỹ thuật chăm sóc ngoại. Trong chương kỹ thuật chăm sóc ngoại, các bài đều được trình bày chi tiết về mục đích, chỉ định, chuẩn bị dụng cụ, quy trình kỹ thuật Sau mỗi bài giảng có phần câu hỏi lượng giá giúp học viên hệ thống hoá các kiến thức của mình. Trong đó, Điều dưỡng ngoại 1 gồm 2 chương, 25 bài giảng; Điều dưỡng ngoại 2 gồm 5 chương, 26 bài giảng.

    Vì là giáo trình dành cho điều dưỡng, nên bài giảng sẽ đặt trọng tâm vào các kiến thức cơ bản, vấn đề chăm sóc người bệnh, kỹ thuật chăm sóc và đặc biệt là quy trình điều dưỡng ngoại khoa. Lượng giá công tác chăm sóc là vấn đề tương đối mới.

    Mặc dù đã cố gắng, song trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả để giáo trình hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau.

    Xin chân thành cảm ơn.

    PGS. TS. BS. NGUYỄN TẤN CƯỜNG

    Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại – Đại học Y Dược TPHCM



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...