Đồ Án Điều chỉnh tốc độ động cơ DC kích từ độc lập sử dụng vi điều khiển AT89C52

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/7/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I:
    CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP

    I. KHÁI NIỆM CHUNG:
    I. 1 Định nghĩa:
    Điều chỉnh tốc độ động cơ là dùng các biện pháp nhân tạo để thay đổi các thông số nguồn như điện áp hay các thông số mạch như điện trở phụ, thay đổi từ thông Từ đó tạo ra các đặc tính cơ mới để có những tốc độ làm việc mới phù hợp với yêu cầu. Có hai phương pháp để điều chỉnh tốc độ động cơ:
    § Biến đổi các thông số của bộ phận cơ khí tức là biến đổi tỷ số truyền chuyển tiếp từ trục động cơ đến cơ cấu máy sản suất.
    § Biến đổi tốc độ góc của động cơ điện. Phương pháp này làm giảm tính phức tạp của cơ cấu và cải thiện được đặc tính điều chỉnh. Vì vậy, ta khảo sát sự điều chỉnh tốc độ theo phương pháp thứ hai.
    Ngoài ra cần phân biệt điều chỉnh tốc độ với sự tự động thay đổi tốc độ khi phụ tải thay đổi của động cơ điện.
    Về phương diện điều chỉnh tốc độ, động cơ điện một chiều có nhiều ưu việt hơn so với các loại động cơ khác. Không những nó có khả năng điều chỉnh tốc độ dễ dàng mà cấu trúc mạch động lực, mạch điều khiển đơn giản hơn, đồng thời lại đạt chất lượng điều chỉnh cao trong dãy điều chỉnh tốc độ rộng.
    I. 2 Các chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá hệ thống điều chỉnh tốc độ:
    Khi điều chỉnh tốc độ của hệ thống truyền động điện ta cần chú ý và căn cứ vào các chỉ tiêu sau đây để đánh giá chất lượng
    Chương II:
    Sillicon Controlled Rectifier (SCR) và Bộ Chỉnh Lưu

    I. Sillicon Controlled Rectifier (SCR):
    1. Cấu tạo và nguyên lý :
    SCR(silicon controlled rectifier): gọi là chỉnh lưu có điều khiển, là linh kiện quan trọng nhất của họ linh kiện bán dẫn công suất lớn có nhiều hơn 3 lớp P-N gọi là Thyristor. Có nhiều tài liệu gọi SCR là thyristor cũng vì lý do đó.
    Thyristor gồm 3 lớp PN và mắc vào mạch ngoài gồm 3 cổng : điện cực anode A cathode C và cổng điều khiển G. Về mặt lí thuyết tồn tại cấu trúc PNPN và NPNP, trong thực tế người ta chỉ phát triển và sử dụng loại PNPN. Sơ đồ thay thế thyristor bằng mạch transitor được vẽ ở hình 1d. Mạch tương đương này giải thích hầu hết những tính chất của SCR. Giả sử anode của thyristor chịu tác dụng của điện áp dương so với cathode (uAK>0). Khi đưa vào mạch G,K của cathode (tương đương với mạch base - emiter của transitor NPN ) xung dòng IG, transitor sẽ đóng. Dòng điện dẫn tiếp tục qua mạch emitor – base của transitor PNP và đóng nó. Các transitor tiếp tục đóng ngay cả khi dòng iG bị ngắt. Dòng qua collector của một transitor cũng chính là dòng đi qua base của transitor thứ hai và ngược lại. Các transitor vì vậy cùng nhau duy trì trạng thái đó
    CHƯƠNG III :
    GIỚI THIỆU VI ĐIỀU KHIỂN AT89C52

    I. VI ĐIỀU KHIỂN HỌ MCS-51
    MCS-51TM là họ vi điều khiển do hãng INTEL sản xuất vào đầu những năm 80 và ngày nay đã trở thành một chuẩn trong công nghiệp. Bắt đầu từ IC tiêu biểu là 8051 đã cho thấy khả năng thích hợp với những ứng dụng mang tính điều khiển. Việc xử lí trên byte và các phép toán số học ở cấu trúc dữ liệu nhỏ được thực hiện bằng nhiều chế độ truy xuất dữ liệu nhanh trên RAM nội. Tập lệnh cung cấp một bản tiện dụng của những lệnh số học 8 bit gồm cả lệnh nhân và lệnh chia. Nó cung cấp những hỗ trợ mở rộng on-chip dùng cho những biến 1 bit như là kiểu dữ liệu riêng cho phép quản lí và kiểm tra bit trực tiếp trong điều khiển và những hệ thống logic đòi hỏi xử lí luận lí.
    CHƯƠNG IV:
    THIẾT KẾ PHẦN CỨNG

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...