Tiến Sĩ Điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ 3 – 6 tuổi dựa vào bài tập chức năng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU: . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
    4. Giả thuyết khoa học . 2
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 3
    7. Phương pháp nghiên cứu . 3
    8. Đóng góp mới của luận án . 5
    9. Cấu trúc luận án . 5
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI NGÔN NGỮ
    CHO TRẺ TỰ KỶ 3– 6 TUỔI DỰA VÀO BÀI TẬP CHỨC NĂNG . 6
    1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HVNN CỦA TTK 3 – 6 TUỔI 6
    1.1.1. Trên thế giới 6
    1.1.2. Ở Việt Nam . 10
    1.2. TRẺ TỰ KỶ . 12
    1.2.1 Khái niệm về TTK 12
    1.2.2. Tiêu chí, quy trình và công cụ chẩn đoán TTK . 14
    1.3. HÀNH VI NGÔN NGỮ VÀ ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI NGÔN NGỮ CỦA TRẺ TỰ
    KỶ 3 – 6 TUỔI 21
    1.3.1. Khái niệm HVNN 21
    1.3.2. Đặc điểm HVNN của TTK 3- 6 tuổi . 26
    1.4. ĐIỀU CHỈNH HVNN CHO TTK 3 – 6 TUỔI DỰA VÀO BT CHỨC NĂNG 30
    1.4.1. Điều chỉnh HVNN cho TTK . 30
    1.4.2. Bài tập chức năng điều chỉnh HVNN cho TTK 3 – 6 tuổi 36
    1.4.3. Phương tiện điều chỉnh HVNN cho TTK 3 – 6 tuổi . 40
    1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều chỉnh HVNN cho TTK 3 – 6 tuổi . 41
    KẾT LUẬN CHưƠNG 1 42
    CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI NGÔN NGỮ CHO
    TRẺ TỰ KỶ 3 – 6 TUỔI DỰA VÀO BÀI TẬP CHỨC NĂNG 44
    2.1. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH HVNN CHO
    TTK 3 – 6 TUỔI DỰA VÀO BÀI TẬP CHỨC NĂNG . 44
    2.1.1. Mục đích khảo sát 44
    2.1.2. Nội dung 44
    2.1.3. Phương pháp khảo sát .44
    2.1.4. Công cụ khảo sát HVNN của trẻ tự kỷ 3 -6 tuổi . 45
    2.1.5. Địa bàn và khách thể khảo sát . 50
    2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠN . 52
    2.2.1. Hành vi ngôn ngữ của trẻ tự kỷ 3 -6 tuổi 52
    2.2.2. Thực trạng GV sử dụng các BP và BTCN điều chỉnh HVNN cho TTK 3 -6 tuổi 60
    KẾT LUẬN CHưƠNG 2 68
    CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI NGÔN NGỮ
    CHO TRẺ TỰ KỈ 3 – 6 TUỔI DỰA VÀO BÀI TẬP CHỨC NĂNG 70
    3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH HVNN CHO TRẺ TỰ KỶ
    3 – 6 TUỔI DỰA VÀO BÀI TẬP CHỨC NĂNG 70
    3.2. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ
    KỶ 3 – 6 TUỔI DỰA VÀO BÀI TẬP CHỨC NĂNG . 71
    3.2.1. Xây dựng và thiết kế nhóm BTCN điều chỉnh HVNN cho TTK 3 – 6 tuổi . 72
    3.2.2. Thực hiện các hoạt động GD trong điều chỉnh HVNN cho TTK 3 – 6 tuổi . 90
    3.2.3. Xây dựng nhóm BP hỗ trợ GV và PH điều chỉnh HVNN cho TTK 3 – 6 tuổi 99
    3.2.4. Mối quan hệ giữa các bước trong quy trình điều chỉnh HVNN cho TTK 3 – 6 tuổi
    . 105
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 105
    CHƯƠNG IV. THỰC NGHIỆM QUY TRÌNH ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI NGÔN
    NGỮ CHO TRẺ TỰ KỶ 3 – 6 TUỔI DỰA VÀO BTCN 107
    4.1. QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM
    4.1.1. Mục đích thực nghiệm . 107
    4.1.2. Nội dung thực nghiệm . 107
    4.1.3. Địa bàn và khách thể thực nghiệm 107
    4.1.4. Quy trình thực nghiệm . 108
    4.2. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM . 110
    4.2.1. Trường hợp 1 . 110
    4.2.2. Trường hợp 2 . 117
    4.2.3. Trường hợp 3 . 125
    4.2.4. Một số ý kiến bình luận về 3 trường hợp nghiên cứu . 132
    KẾT LUẬN CHƯƠNG IV 133
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. . 134
    1. KẾT LUẬN . 134
    2. KHUYẾN NGHỊ . 135
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ . 136
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 - 147

    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển phức tạp. Hội chứng tự kỷ được phát hiện
    vào những năm 40 của thế kỷ XX và thực sự xã hội công nhận vào năm 1943 do bác sĩ
    tâm thần người Hoa Kỳ Leo Kanner mô tả một cách rõ ràng và khoa học. Ở Việt Nam,
    cho tới đầu thế kỷ XXI, hội chứng tự kỷ mới được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn.
    Khoảng hơn 30% TTK không có NN nói hoặc NN nói rất ít [97], cũng có nhiều TTK có
    NN nói nhưng không biết cách sử dụng NN phù hợp với ngữ cảnh. Những ảnh hưởng do
    khiếm khuyết NN của TTK dẫn đến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và học
    tập, đặc biệt trong việc hòa nhập cộng đồng.
    HVNN là cách thức thể hiện để tương tác với những người khác một cách có hiệu
    quả và rất có ý nghĩa với TTK. TTK muốn tương tác, giao tiếp cần phải biết bộc lộ được
    những yêu cầu cá nhân thông qua các hình thức giao tiếp khác nhau, hiểu được NN và
    thực hiện được các mệnh lệnh của người khác. Trên thực tế, TTK 3 – 6 tuổi gặp rất nhiều
    khó khăn trong tương tác xã hội với những người xung quanh, trẻ chưa biết cách bộc lộ
    yêu cầu và diễn đạt những mong muốn của mình với người khác, từ đó, nảy sinh các HV
    thiếu tích cực do trẻ không được đáp ứng đúng nhu cầu của mình. Việc can thiệp HVNN
    cho TTK sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng nhận thức, tương tác và sự phát triển nói chung
    để hòa nhập cộng đồng của trẻ. Mặt khác, giai đoạn 3 – 6 tuổi là giai đoạn can thiệp sớm,
    điều chỉnh HVNN của TTK có ý nghĩa giúp trẻ chuẩn bị tâm thế để đi học hòa nhập đúng
    độ tuổi.
    Trên thế giới đã có một số tác giả nghiên cứu về đặc điểm HVNN và nghiên cứu các
    BP can thiệp HVNN cho TTK như: Skinner, Jack Mi Chael, Mark Sundberg, Jim
    Partington & Vince Carbone. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thông qua việc tác động
    HVNN, TTK có thể đáp ứng lại yêu cầu của người khác và thể hiện những nhu cầu của
    bản thân, giúp trẻ học tập và sinh hoạt trong cộng đồng.
    Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Nghiên cứu “Một số đặc điểm
    dịch tễ học của TTK” điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000 đến 2007 của
    bác sỹ Nguyễn Thị Hương Giang [12]. Nghiên cứu “Nhận thức của TTK” của tác giả
    Ngô Xuân Điệp (2009) tại Thành phố Hồ Chí Minh [8]. Nghiên cứu “Ứng dụng việc
    chăm sóc tại nhà cho trẻ có rối loạn tự kỷ” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Diệu Anh và
    cộng sự tại bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM [2]. Nghiên cứu này đã tiến hành trên 10 TTK
    được tiến hành can thiệp bằng phương pháp TEACCH tại gia đình với sự tham gia can
    thiệp của 10 GV giáo dục đặc biệt [2]. Nghiên cứu về “BP dạy học đọc hiểu cho học sinh
    rối loạn phổ tự kỷ ở đầu cấp tiểu học” của tác giả Nguyễn Nữ Tâm An [1], Tuy nhiên
    chưa có công trình nghiên cứu riêng về đặc điểm HVNN của TTK và cách can thiệp
    HVNN cho TTK nói chung và TTK trong độ tuổi mầm non nói riêng.
    Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
    “Điều chỉnh HVNN cho TTK 3 – 6 tuổi dựa vào BTCN”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Xây dựng quy trình điều chỉnh HVNN cho TTK 3 - 6 tuổi dựa vào BTCN nhằm
    giúp TTK thể hiện những nhu cầu, mong muốn của mình với người khác để có thể hoà
    nhập cộng đồng.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình giáo dục điều chỉnh HVNN cho TTK 3 – 6 tuổi.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Quy trình điều chỉnh HVNN cho TTK 3 – 6 tuổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...