Luận Văn Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong suốt quá trình hoạt động của GATT trước đây và WTO sau này, vấn đề
    nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề trợ cấp nông nghiệp, luôn là lĩnh vực nhạy cảm và
    gây ra những tranh cãi lâu dài trong các vòng đàm phán. Sự ra đời của Hiệp định
    Nông nghiệp của WTO trong vòng đàm phán Urugoay (1986-1994) có thể coi là
    bước đột phá ban đầu bước vào tự do hóa thương mại hàng nông sản. Tuy nhiên,
    chính những quy định rất chi tiết trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO về vấn đề
    trợ cấp nông nghiệp (bao gồm hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu) lại là những
    chính sách làm ảnh hưởng rất lớn theo hướng bất lợi cho các nước đang phát triển có
    nguồn thu ngoại tệ chính từ xuất khẩu nông sản.
    Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc trở thành thành viên chính thức
    của WTO vừa mang đến nhiều thời cơ nhưng đồng thời cũng chứa đựng những
    thách thức và đặt ra không ít khó khăn cho Việt Nam. Gia nhập WTO, Việt Nam
    phải tuân thủ theo các quy định pháp luật của thương mại quốc tế, trong đó có việc
    cam kết xóa bỏ các biện pháp trợ cấp nông nghiệp bị cấm và áp dụng các biện pháp
    hỗ trợ nông nghiệp theo quy định của WTO. Là một quốc gia nông nghiệp với gần
    70% dân số sống ở nông thôn, trình độ phát triển kinh tế thấp, việc điều chỉnh chính
    sách phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các chính sách về trợ cấp nông nghiệp, sao
    cho phù hợp với các quy định của WTO đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế
    đất nước là một việc làm cần thiết đối với Việt Nam. Điều này cũng đã được khẳng
    định tại Đại hội Đảng lần thứ X:“Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông
    nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng.”1
    Với những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn vấn đề “Điều chỉnh
    chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh
    nghiệm cho Việt Nam”
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở phân tích sự điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung
    Quốc và Thái Lan sau khi hai nước này gia nhập WTO; sau khi nêu bật những tác
    động của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đến nền kinh tế của hai
    nước này, đề tài đề xuất giải pháp để Việt Nam vận dụng kinh nghiệm của Trung
    Quốc và Thái Lan trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt
    Nam thời hậu WTO.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của WTO về vấn đề trợ cấp
    nông nghiệp, là chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan. Đối
    tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt
    Nam trước khi gia nhập WTO và kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan trong
    việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp cho phù hợp với những cam kết khi
    gia nhập WTO.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích sự điều chỉnh chính
    sách trợ cấp nông nghiệp của hai nước là Trung Quốc và Thái Lan. Cả hai nước này
    đều đã gia nhập WTO trước Việt Nam và đã có sự điều chỉnh chính sách nông
    nghiệp phù hợp với cam kết của họ trong WTO. Khi phân tích chính sách trợ cấp
    nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan, đề tài giới hạn ở chính sách hỗ trợ trong
    nước và chính sách trợ cấp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp đã được áp dụng
    như: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và
    phương pháp luận giải, hệ thống hóa.
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
    lục, bảng biểu, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Trợ cấp nông nghiệp theo quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và
    sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp.
    Chương 2: Thực tế điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và
    Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp để Việt Nam vận dụng những bài học kinh
    nghiệm từ Trung Quốc và Thái Lan trong việc điều chỉnh chính sách trợ
    cấp nông nghiệp sau khi đã gia nhập WTO.



    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU .
    1
    CHƯƠNG 1:
    TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI
    THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP
    NÔNG NGHIỆP . 3
    I. TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO .
    1. Vấn đề nông nghiệp và trợ cấp nông nghiệp trước khi Hiệp định Nông
    nghiệp của WTO ra đời .
    2. Hiệp định Nông nghiệp của WTO và những quy định về trợ cấp nông nghiệp .
    2.1. Vòng đàm phán Urugoay và sự ra đời Hiệp định Nông nghiệp .
    2.2. Trợ cấp nông nghiệp theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO
    2.2.1. Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước
    2.2.2. Các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản .
    3. Những phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định Nông nghiệp của WTO về
    vấn đề trợ cấp nông nghiệp
    3.1. Những phát sinh trong việc cắt giảm hỗ trợ trong nước .
    3.2. Những phát sinh trong việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu .
    II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG
    NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO .
    1. Tính thiết yếu chung của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đối với
    các nước trên thế giới .
    1.1. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp, trước hết, nhằm thực hiện cam
    kết khi gia nhập WTO .
    1.2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp nhằm tận dụng những tác động
    tích cực đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa
    nông nghiệp .
    1.3. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp nhằm phát huy vai trò của nhà
    nước trong việc giảm thiểu những thất bại của thị trường nông nghiệp .
    2. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đối với Việt Nam
    2.1. Nhìn trên góc độ chủ quan .
    2.2. Nhìn trên góc độ khách quan .
    CHƯƠNG 2:
    THỰC TẾ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG
    QUỐC VÀ THÁI LAN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT
    NAM . 23
    I. ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC
    SAU KHI GIA NHẬP WTO
    1. Nông nghiệp Trung Quốc và những cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Trung
    Quốc khi gia nhập WTO
    1.1. Tổng quan về nông nghiệp Trung Quốc .
    1.2. Một số cam kết của Trung Quốc về trợ cấp nông nghiệp khi gia nhập WTO .
    2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quố
    2. .
    .
    3. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp Trung
    Quốc hậu WTO
    3.1. Tác động tích cực của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp
    3.2. Những vấn đề tồn tại của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp
    II. ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA THÁI LAN
    SAU KHI GIA NHẬP WTO
    1. Nông nghiệp Trung Quốc và những cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Thái
    Lan sau khi gia nhập WTO .
    1.1. Tổng quan về nông nghiệp Thái Lan .
    1.2. Một số cam kết của Thái Lan về trợ cấp nông nghiệp khi gia nhập WTO.
    2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp củ
    t giảm .

    3. Đánh giá điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp hậu WTO của Thái Lan
    3.1. Tác động tích cực của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp
    3.2. Những tồn tại trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp .
    III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH
    SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN SAU
    KHI GIA NHẬP WTO .
    1. Bài học kinh nghiệm chung của Trung Quốc và Thái Lan .
    2. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc
    3. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan
    CHƯƠNG 3:
    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH
    NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH
    SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP SAU KHI GIA NHẬP WTO
    49
    I. DỰ BÁO XU HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG
    NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO 49
    1. Chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trước khi gia nhập WTO 49
    2. Đánh giá tác động của các chính sách trợ cấp nông nghiệp tới nền kinh tế Việt
    Nam .
    3. Dự báo xu hướng điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong
    thời gian tới
    II. PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP
    CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
    1. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hướng đảm bảo an ninh lương
    thực cho Việt Nam .
    2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hướng nâng cao năng lực cạnh
    tranh, hướng mạnh vào xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
    3. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh công cuộc
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam .
    III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG NHỮNG KINH
    NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH
    CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP
    1. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ chung
    1.1. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn .
    1.2. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp, công tác đào tạo
    và khuyến nông
    1.3. Hỗ trợ phát triển hoạt động tín dụng nông thôn
    2. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp .
    2.1. Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường .
    2.2. Hỗ trợ phát triển quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh
    an toàn thực phẩm .
    2.3. Hỗ trợ sau thu hoạch, hỗ trợ tiếp thị và vận tải .
    3. Nhóm giải pháp hỗ trợ người nông dân .
    3.1. Nhà nước tham gia đóng góp kinh phí cho các chương trình bảo hiểm và bảo
    đảm thu nhập .
    3.2. Hỗ trợ nông dân có đất nông nghiệp bị giải tỏa, thu hồi để sử dụng cho mục
    đích khác .
    4. Đề xuất mô hình liên kết trong nông nghiệp ở Việt Nam .
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...