Tiến Sĩ Điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NĂM 2015
    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

    - Luận án đưa ra khái niệm về điều chỉnh chính sách ngoại thương, nguyên tắc điều chỉnh CSNTVN trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Luận án chỉ ra 4 nội dung điều chỉnh chính sách ngoại thương trong quá trình thực hiện cam kết với WTO gồm: Chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu và chính sách thuế quan và phi thuế quan.

    - Luận án đã xác định và chứng minh có năm nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO đó là:
    + Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngoại thương.
    + Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
    + Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ xây dựng và thực thi chính sách ngoại thương ngoại thương.
    + Bối cảnh phát triển của thương mại quốc tế.
    + Chiến lược cơ cấu kinh tế của quốc gia.

    Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án:

    Từ kết quả nghiên cứu thực trạng điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam với kỳ vọng việc điều chỉnh không chỉ nhằm mục đích tuân thủ cam kết với WTO một cách thụ động mà xa hơn nữa Việt Nam phải đón bắt được cơ hội thành công và hạn chế tối đa các thách thức do hội nhập mang lại luận án đề xuất năm nhóm giải pháp sau:

    1. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách mặt hàng đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Đối với hàng hóa nhập khẩu chú trọng thực thi các giải pháp kiểm soát nhập khẩu để tránh nguy cơ nhập siêu quay trở lại, nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu để cải thiện cơ cấu sản xuất trong nước.

    2. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách thị trường: nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp “vượt khó” ở các thị trường kiện chống bán phá giá cũng như các giải pháp mở rộng thị trường.

    3. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu: gồm giải pháp xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng; đổi mới khâu thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến ngoại thương.

    4. Nhóm giải pháp về chính sách thuế quan và phi thuế quan: sử dụng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát nhập khẩu, hàng rào phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước.

    5. Nhóm các giải pháp khác: gồm giải pháp về nâng cao năng lực pháp lý của đội ngũ cán bộ tư pháp, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính thuế, thủ tục hải quan và tăng cường năng lực phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
     
Đang tải...